Cười nhiều có bị gì không? Có phải dấu hiệu bệnh tâm thần?

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, nụ cười giúp chúng ta thư giãn, xua tan căng thẳng và mang đến một nguồn năng lượng tích cực. Tuy nhiên, cười quá nhiều, cười không kiểm soát cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nguy hiểm nào đó. Vậy cười nhiều có bị gì không, có phải là bệnh tâm thần không?

Cười nhiều có bị gì không?
Cười nhiều có bị gì không? Có phải dấu hiệu bệnh tâm thần? đang là thắc mắc của nhiều người

Cười nhiều có bị gì không? Có nguy hiểm không?

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, mỉm cười chính là một trong các phương pháp hữu hiệu để giúp mang đến cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và thỏa mãn ở mỗi con người. Khi chúng ta cười, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra hàm lượng hormone endorphin giúp giảm đau tự nhiên, từ đó cơ thể dần được giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực, giúp giãn cơ bắp và thư giãn hiệu quả.

Nụ cười luôn xuất hiện xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó thường tồn tại song song với các cảm xúc vui sướng, hạnh phúc với những niềm vui, sự mãn nguyện trong công việc, tình yêu, gia đình hoặc các mối quan hệ.

Có thể thấy, khi còn nhỏ, chúng ta sẽ rất dễ cười vì những điều ngô nghê, nhỏ bé bởi lúc này cuộc sống vẫn đang rất dễ dàng với những đứa trẻ. Tuy nhiên, sau khi lớn lên, trải qua các thăng trầm của cuộc sống và phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách, con người dần trở nên “khó cười”, khó hài lòng hơn.

Chúng ta thường nhận được lời khuyên về việc hãy bắt đầu ngày mới bằng một nụ cười thật tươi để khởi động thật suông sẻ với nguồn năng lượng tích cực, dồi dào. Các chuyên gia tâm lý cũng khuyến khích người bệnh của họ hãy tập cười mỗi ngày, tập suy nghĩ lạc quan để sức khỏe được phục hồi tốt hơn.

Cười nhiều có bị gì không?
Cười quá nhiều, cơn cười kéo dài không kiểm soát có thể gây nên nhiều cản trở trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, nụ cười chỉ thực sự hữu ích khi nó xuất phát từ một niềm vui, một cảm xúc tích cực và phải ở mức độ vừa phải. Một người liên tục cười quá nhiều, cười không kiểm soát đôi khi lại ẩn chứa cho một sự bất thường bên trong con người họ. Cười nhiều có bị gì không đang là thắc mắc của không ít người.

Cười quá nhiều có thể là biểu hiện của những người đang cố gắng che lấp đi những nỗi buồn bên trong của mình. Hoặc đôi khi đó cũng chính là biểu hiện của một chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm nào đó đang dần đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Do đó, nếu thấy bản thân hoặc một ai đó có dấu hiệu cười liên tục, cười quá mức thì bạn cũng nên chủ động tiến hành thăm khám hoặc thử test tâm lý tại nhà để kiểm tra, đánh giá về tình trạng sức khỏe của bản thân. Các bệnh lý rối loạn tâm thần nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây nên nhiều cản trở đối với đời sống của con người.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Như đã chia sẻ, mặc dù nụ cười mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu một người liên tục cười quá nhiều, cười không tự chủ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý tâm thần nào đó cần được can thiệp sớm. Những người mắc phải các chứng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ảo giác, hoang tưởng nên hay có những hành vi, cử chỉ, biểu cảm bất thường, khó kiểm soát được.

Đối với những người cười nhiều, cười liên tục không tự chủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau đây:

1. Trầm cảm cười

Trầm cảm cười là một chứng rối loạn cảm xúc thuộc nhóm trầm cảm không điển hình. Những người mắc phải hội chứng này sẽ luôn thể hiện mình là người vui vẻ, hạnh phúc và luôn nở nụ cười thật tươi bên ngoài. Tất cả mọi người xung quanh đều bị vẻ ngoài tươi tắn, lạc quan của họ đánh lừa và cho rằng họ là người tích cực, hoàn hảo.

Tuy nhiên, đằng sau những sự vui vẻ, hạnh phúc đó, thì người bị trầm cảm cười luôn phải dằn vặt với những sự hỗn độn trong tâm trí, với những cảm xúc tiêu cực. Nhìn chung người bệnh vẫn có thể duy trì một công việc ổn định, có thể tự lập trong cuộc sống và các mối quan hệ.

Do luôn cố gắng ngụy tạo bằng một vẻ ngoài không tỳ vết nên những người mắc chứng trầm cảm cười khó có thể nhận biết và được can thiệp sớm. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát về những cách sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện ra những điều bất thường ở họ.

Cười nhiều có bị gì không?
Những người bị trầm cảm cười luôn muốn che đậy cảm xúc thật của bản thân bằng nụ cười.

Chẳng hạn như họ có xu hướng thay đổi khẩu vị khiến cân nặng biến đổi nhanh chóng, giấc ngủ bị rối loạn trầm trọng. Ngoài ra họ còn dần mất đi hứng thú đối với tất cả mọi thứ xung quanh, cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng và tự đổ lỗi cho chính mình.

Bản thân những người mắc chứng trầm cảm cười có thể tự ý thức được những sự bất ổn trong suy nghĩ, cảm xúc của chính mình tuy nhiên họ rất hiếm khi chủ động tiến hành thăm khám và điều trị. Tình trạng này khiến cho sức khỏe tinh thần của bệnh nhân dần bị suy kiệt, lâu ngày hình thành các suy nghĩ tiêu cực có thể đe dọa đến tính mạng của con người.

2. Hội chứng Angelman

Hội chứng Angelman hay còn gọi là hội chứng cười được xếp vào một dạng rối loạn chức năng thần kinh có liên quan đến sự đột biến gen. Theo nghiên cứu thì cười chính là biểu hiện thường thấy nhất của những người mắc phải hội chứng này giúp cho những người xung quanh có thể dễ dàng nhận biết trong giai đoạn sớm.

Khi các nơron vận động ở cơ mặt hoạt động quá mức sẽ khiến cho cơ mặt của họ vận động một cách mất tự chủ. Họ luôn biểu hiện bằng nét mặt hạnh phúc, vui vẻ, thân thiện với mọi người xung quanh. Đồng thời có hơn khoảng 70% các trường hợp người bệnh xuất hiện các cơn cười mất tự chủ trong hầu hết các tình huống, dù hợp lý hay không hợp lý.

Bên cạnh đó, những người mắc phải hội chứng cười cũng sẽ có kèm theo một số các biểu hiện tăng động thân hình với các cử chỉ bất thường từ nhỏ. Ví dụ như trong khoảng 6 tháng đầu đời, tay, chân, tứ chi liên tục rung giật. Hơn thế, những đứa trẻ này cũng có dấu hiệu chậm phát triển vận động, cụ thể như chậm ngồi, chậm đi.

3. Nhiễu loạn cảm xúc

Cười nhiều có bị gì không? Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cười quá nhiều có thể là dấu hiệu giúp nhận biết chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA). Đặc trưng nổi bật nhất của chứng bệnh này đó chính là những cơn cười bùng phát không tự chủ, không thể kiểm soát và không phù hợp với ngữ cảnh.

Tình trạng này thường khởi phát nhiều ở các trường hợp đã từng bị chấn thương gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát cảm xúc. Do đó, đôi khi việc trải qua các tình huống hết sức bình thường nhưng bạn lại có những thái độ, cảm xúc thái quá đối nó và không thể nào kìm hãm được.

cười nhiều là dấu hiệu bệnh gì?
Nhiễu loạn cảm xúc khiến người bệnh khó kiểm soát được hành vi khóc cười của chính mình.

Các biểu hiện này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Cũng bởi họ không thể tự dự đoán được các cơn khóc cười bất chợt của bản thân cũng không có khả năng kiểm soát nó.

Hiểu một cách đơn giản, bạn có thể cảm thấy buồn và đang trải qua một chuyện khó khăn nào đó nhưng lại bắt đầu cười hoặc ngược lại. Điều này khiến người bệnh có cảm giác lo lắng, căng thẳng và e ngại việc xuất hiện trước đám đông bởi họ không biết cơn nhiễu loạn sẽ xuất hiện vào lúc nào.

4. Động kinh cười

Động kinh cười là một căn bệnh hiếm gặp và có khả năng phát triển nhiều hơn ở bé trai. Theo số liệu thống kê nhận thấy thì trong khoảng 1000 đứa trẻ bị động kinh thì chỉ có khoảng 1 đến 2 trẻ mắc phải chứng động kinh cười.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp của người bệnh đó chính là những cơn động kinh thể cười kéo dài kèm theo sự suy giảm về trí tuệ, sự kích động quá mức, mất kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng bệnh này đó chính là sự xuất hiện của khối u nhỏ ở dưới vùng dưới đồi.

Động kinh cười có thể khởi phát ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở trẻ dưới 4 tuổi và trẻ thường có xu hướng dậy thì sớm trước 10 tuổi. Trẻ thường có những cơn cười bất chợt không rõ nguyên do, không có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài.

Tiếng cười của trẻ có thể kéo dài từ khoảng 30 đến 45 phút và dừng lại một cách đột ngột. Sau cơn động kinh, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như chép môi, co giật, nói chuyện lẩm bẩm, sự bất thường của cử động mắt.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thông tin của bài viết trên đây đã phần nào giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Cười nhiều có bị gì không? Có phải dấu hiệu bệnh tâm thần?”. Nụ cười là liều thuốc vô giá của mỗi người nhưng nếu có những biểu hiện cười bất thường, mất tự chủ thì cần được thăm khám và can thiệp sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tâm lý, tâm thần đáng quan ngại.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *