Trầm Cảm Cười: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn trầm cảm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do người bệnh thường dùng nụ cười và sự lạc quan để che giấu cảm xúc thật. Điều này khiến cho bệnh không được phát hiện sớm và có sự quan tâm đúng mức.

trầm cảm cười
Trầm cảm cười là dạng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng cần được quan tâm kịp thời và đúng mức

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười (Smiling Depression) là một dạng rối loạn cảm xúc đặc biệt, xảy ra phổ biến ở những người bị trầm cảm chức năng cao. Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng một người sử dụng sự vui vẻ và lạc quan để che giấu đi bệnh trầm cảm của họ.

Những người mắc chứng trầm cảm cười vẫn có thể tiếp tục các hoạt động hằng ngày một cách bình thường. Tuy nhiên họ lại phải một mình vật lộn với sự rối loạn và giằng xé về cảm xúc ở bên trong.

Trên thực tế, do có thể che giấu cảm xúc thật rất tốt nên nhiều người bị trầm cảm cười không nhận được sự điều trị mà họ thật sự cần. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tự làm tổn thương bản thân hoặc dẫn đến tử vong do tự sát.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cười

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang phải trải nghiệm chứng trầm cảm cười thì điều dễ dàng nhất để nhận ra là đối chiếu các cảm giác của bạn với cách mà bạn thể hiện chúng ở thế giới bên ngoài.

Khi ở một mình, bạn có thể thấy các triệu chứng tiêu cực kéo dài dai dẳng nhưng bạn chưa bao giờ bày tỏ bất cứ cảm xúc nào với người khác. Đây được cho là dấu hiệu nhận biết điển hình của chứng trầm cảm cười.

1. Các triệu chứng bên trong

Trầm cảm cười là một tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến có thể ảnh hưởng đến cách mà bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Tương tự như các dạng trầm cảm khác, triệu chứng mà bạn gặp phải có thể bao gồm:

dấu hiệu nhận biết trầm cảm cười
Người bị trầm cảm cười thường có tâm trạng buồn bã và tuyệt vọng khi ở một mình
  • Cảm giác vô vọng: Người bị trầm cảm cười thường có cảm giác buồn bã, chán nản, tội lỗi và cảm thấy bản thân không có bất cứ một giá trị nào. Họ có thể rơi vào trạng thái tuyệt vọng kéo dài.
  • Mất hứng thú với các hoạt động: Những người mắc chứng trầm cảm cười có thể không còn hứng thú với các hoạt động mà trước đây họ từng rất yêu thích.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn: Trong khi một số người có thói quen ăn quá nhiều khi chán nản thì những người khác lại chán ăn. Thay đổi cân nặng cũng là điều xảy ra phổ biến ở bất cứ loại trầm cảm nào.
  • Thay đổi giấc ngủ: Một số người luôn cố gắng rời khỏi giường khi bị trầm cảm vì họ muốn ngủ mọi lúc. Trong khi đó, những người khác lại không thể ngủ, họ có thể bị mất ngủ hay có những thay đổi lớn trong thói quen ngủ. Chẳng hạn như thức vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết: Sự chán nản, tuyệt vọng và giằng xé nội tâm kéo dài khiến cho người mắc bệnh trầm cảm cười luôn suy nghĩ về cái chết. Thậm chí nhiều người còn tìm đủ mọi cách để hiện thức hóa việc tự sát.

2. Cách thể hiện bên ngoài

Người bị trầm cảm cười có thể nhận thức và hiểu rõ các triệu chứng bất thường mà bản thân đang gặp phải. Tuy nhiên họ lại cố tình che giấu và không thể hiện ra bên ngoài.

Đối với những người xung quanh, họ luôn tạo một vỏ bọc hoàn hảo cho người khác thấy là mình luôn lạc quan và hạnh phúc. Họ vẫn thể hiện bên ngoài các dấu hiệu rất bình thường như:

  • Thường xuyên tươi cười, vui vẻ và có thái độ sống lạc quan
  • Hoàn thành công việc rất tốt, đạt được nhiều thành tựu và thậm chí thăng tiến rất thuận lợi
  • Luôn nhiệt huyết và năng động
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể
  • Khi có các tình huống bất ngờ xảy ra thì họ vẫn luôn bình tĩnh và lạc quan
triệu chứng bệnh trầm cảm cười
Mặc dù đang có sự giằng xé nội tâm nhưng người bệnh trầm cảm cười vẫn tỏ ra vui vẻ và lạc quan trước mặt mọi người

Những người mắc hội chứng trầm cảm cười thường có xu hướng lựa chọn việc sống một mình. Điều này giúp họ che giấu cảm xúc thật của mình dễ dàng hơn. Đây là lý do khiến những người xung quanh (kể cả người thân và bạn bè) không thể sớm phát hiện và cho lời khuyên kịp thời.

Nguyên nhân gây chứng trầm cảm cười

Cũng giống như các dạng rối loạn trầm cảm khác, cho đến nay, nguyên nhân gây trầm cảm cười vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, sự xuất hiện của chứng bệnh này thường là kết quả của sự tương tác phức tạp từ nhiều yếu tố.

Các nguyên nhân gây trầm cảm cười có thể bao gồm:

  • Sự khác biệt về mặt sinh học: Những người bị trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng có những thay đổi về mặt thể chất trong não của họ. Ý nghĩa của những thay đổi này vẫn chưa được xác định rõ nhưng nó có thể là nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Chất hóa học trong não: Chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học tự nhiên trong não có thể đóng một vai trò nhất định với bệnh trầm cảm. Cụ thể là sự thay đổi trong chức năng và tác dụng của hóa chất não cũng như cách chúng tương tác với các nơ ron thần kinh liên quan tới việc duy trì tâm trạng ổn định.
  • Nội tiết tố: Những thay đổi trong cân bằng nội tiết tố có thể liên quan tới việc gây ra hoặc kích hoạt bệnh trầm cảm. Sự thay đổi hormone nội tiết thường là do mang thai, sau khi sinh, các vấn đề tuyến giáp, mãn kinh hay một số bệnh lý khác.
  • Yếu tố di truyền: Trầm cảm phổ biến hơn ở những người có họ hàng cùng huyết thống từng mắc tình trạng này. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm các gen có thể liên quan đến sự kích hoạt bệnh trầm cảm.
nguyên nhân gây trầm cảm
Rối loạn nội tiết tố có thể liên quan đến bệnh trầm cảm nói chung và trầm cảm cười nói riêng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì còn có một số yếu tố rủi ro như:

  • Một số đặc điểm tính cách như lòng tự trọng thấp, quá phụ thuộc, bi quan, hay chỉ trích bản thân,…
  • Các sự kiện gây tổn thương hoặc gây căng thẳng như lạm dụng tình dục, cái chết của người thân, vấn đề tài chính,…
  • Những người thuộc cộng đồng LGBT
  • Tiền sử bị các rối loạn tâm thần khác như rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu hay rối loạn sau chấn thương
  • Bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng
  • Lạm dụng rượu, chất kích thích hay một số loại thuốc

Vì sao nhiều người lại che dấu chứng trầm cảm của họ?

Như đã đề cập, những người bị trầm cảm cười luôn cố gắng tìm cách để che giấu đi cảm xúc của hình. Họ luôn tỏ ra lạc quan, vui vẻ trong mọi tình huống mặc dù bên trong đang phải đấu tranh nội tâm dữ dội.

Có rất nhiều lý do để họ làm điều này, bao gồm:

1. Sợ tạo gánh nặng cho người khác

Trên thực tế, trầm cảm và cảm giác tội lỗi thường có xu hướng song hành với nhau. Do đó, rất nhiều người không muốn tạo gánh nặng cho bất kỳ ai khác về những gì mà họ đang phải trải qua.

Thực tế này thường đặc biệt đúng với những người có thói quen chăm sóc người khác thay vì để người khác chăm sóc họ. Đơn giản có thể do họ không biết cách yêu cầu sự giúp đỡ. Chính vì thế, họ luôn cố gắng tự mình đấu tranh với bệnh trầm cảm.

2. Cảm thấy xấu hổ và sợ bị kỳ thị

Hiện nay, các vấn đề về sức khỏe tâm thần vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, bệnh trầm cảm đôi khi còn được coi như là một khuyết điểm của tính cách hay dấu hiệu của sự yếu đuối. Không ít người tỏ ra soi xét và kỳ thị trước vấn đề này.

Đây cũng là một trong những lý do khiến người bệnh trầm cảm muốn che giấu bệnh tình của họ. Họ có thể dùng nụ cười để che đậy cảm giác xấu hổ và sợ bị kỳ thị.

Tình trạng này thường thấy ở những người sống trong điều kiện dân trí thấp. Ngoài ra người có địa vị cao trong xã hội cũng thường gặp phải do lo sợ bị người xung quanh bàn tán về bản thân mình.

vì sao người bị trầm cảm cười muốn che giấu cảm xúc
Người bị trầm cảm cười muốn che giấu cảm xúc do lo sợ bị kỳ thị hay phán xét

3. Không chấp nhận bản thân mắc bệnh

Không chấp nhận được việc bản thân mắc bệnh đang là phản ứng chung của rất nhiều bệnh nhân trầm cảm. Nhiều người cho rằng họ chỉ buồn chán trong một thời gian ngắn khi phải đối mặt với các tổn thương tâm lý. Tình trạng này có thể cải thiện nhanh chóng khi tâm trạng lạc quan và vui vẻ trở lại.

Thay vì can thiệp điều trị thì người bệnh thường cố tỏ ra lạc quan và vui vẻ. Họ làm điều này với mong muốn nhanh chóng đẩy lùi các cảm xúc và hành vi tiêu cực đang diễn ra. Họ luôn cố gắng đánh lừa nhận thức và cho rằng bản thân đang rất bình thường. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người có tính cách ngang bướng và cứng nhắc.

4. Sợ bị lợi dụng và chứng trầm cảm cười

Những người mắc chứng trầm cảm cười thường có tâm lý do sợ rằng sẽ bị người khác lợi dụng khi họ tiết lộ về căn bệnh này. Ngoài lo lắng người khác thấy họ yếu đuối và dễ bị tổn thương thì họ còn sợ người khác dùng chứng trầm cảm như một công cụ để chống lại họ. Do đó, họ thà khoác lên mình vẻ ngoài vui vẻ, cứng rắn còn hơn là thừa nhận rằng họ đang cần sự giúp đỡ.

5. Sợ ảnh hưởng công việc

Trong một số trường hợp, trầm cảm cười có thể hình thành do sự lo sợ ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ. Nhất là các công việc cần đến sự ổn định cảm xúc như diễn viên hài, bác sĩ, luật sư,… Thay vì mạo hiểm chia sẻ để bị đánh giá thì họ sẽ dùng nụ cười để che đậy vấn đề mà mình đang gặp phải.

6. Kỳ vọng quá lớn từ gia đình

Sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cách mà một người thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Đây cũng được cho là một nguyên nhân khiến cho người bị trầm cảm cố gắng che giấu sự chán nản và tuyệt vọng.

Mặc dù bản thân đang gặp phải những giằng xé bên trong nhưng người bệnh vẫn luôn tỏ ra lạc quan và vui vẻ. Họ luôn nỗ lực làm việc nhằm tạo ra những thành tựu để làm hài lòng người thân. Nhìn bề ngoài họ thường có cuộc sống hoàn hảo và nhận được nhiều sự tán thưởng từ mọi người.

7. Chủ nghĩa hoàn hảo và chứng trầm cảm cười

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường có tính cách rất cầu toàn. Nhiều người còn cho rằng cần phải ngụy trang cho bất cứ nỗi đau hay vấn đề nào mà họ đang gặp phải. Việc thừa nhận trầm cảm đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ trở nên kém hoàn hảo. Cho nên họ không thể thừa nhận điều này và thay vào đó sẽ tìm cách che đậy.

nguyên nhân gây bệnh trầm cảm cười
Những người có tính cách quá cầu toàn thường dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm cười

8. Quan điểm không thực tế về hạnh phúc

Các phương truyền thông xã hội thường miêu tả hạnh phúc một cách phi thực tế. Nhiều người lướt qua mạng xã hội và thấy hình ảnh của những người khác đang hạnh phúc. Điều này khiến họ cho rằng chỉ họ là những người duy nhất đang vật lộn với chứng trầm cảm. Họ cảm thấy bị cô lập nên sẽ càng ra sức cố gắng che giấu vấn đề thật của mình.

Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Theo đánh giá từ các chuyên gia tâm lý, chứng trầm cảm cười có mức độ nghiêm trọng cao hơn bệnh trầm cảm thông thường. Bởi người bệnh có xu hướng che giấu cảm xúc, do đó những người xung quanh rất khó nhận biết và cho lời khuyên kịp thời.

Hơn nữa, nhiều người mắc chứng trầm cảm cười còn không chịu thừa nhận rằng mình mắc bệnh. Từ đó dẫn tới việc từ chối điều trị và một mình vật lộn với sự giằng xé, mâu thuẫn dữ dội của nội tâm.

Trên thực tế, trầm cảm cười không được quan tâm đúng mức và điều trị sớm có thể tiến triển nặng nề. Đồng thời tiềm ẩn rất nhiều hệ quả nghiêm trọng cho cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Hội chứng trầm cảm cười có thể gây ra các vấn đề sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ, suy nhược và xanh xao
  • Hiệu suất làm việc và học tập bị suy giảm do không còn hứng thú với mọi thứ
  • Mất ngủ liên tục và kéo dài ảnh hưởng lớn tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần
  • Làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp,…
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm, gia tăng gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội
  • Suy nghĩ về cái chết và thực hiện hành vi tự sát, đôi khi còn gây hại cho những người xung quanh
trầm cảm cười nguy hiểm không
Trong nhiều trường hợp, bệnh trầm cảm cười có thể dẫn đến tử vong do hành vi tự tử

Những người mắc chứng trầm cảm thông thường đôi khi cảm thấy muốn tự tử nhưng họ lại không  có nghị lực để hiện thực hóa suy nghĩ này. Trong khi đó, một người mắc chứng trầm cảm cười lại có động lực rất lớn để tìm đến hành vi tự sát. Điều này đã dẫn tới nhiều cái chết thương tâm ở những người bị trầm cảm cười không được quan tâm đúng mức.

Chẩn đoán chứng trầm cảm cười

Việc chẩn đoán bệnh trầm cảm cười có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi chứng bệnh này có biểu hiện bên ngoài trái ngược trầm cảm thông thường nhưng triệu chứng bên trong lại tương tự.

Ngoài ra, một vấn đề cản trở khác trong chẩn đoán trầm cảm cười là rất nhiều người thậm chí không biết họ đang mắc bệnh. Hoặc họ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Nếu nghi ngờ rằng mình bị trầm cảm, bạn nên sớm tìm gặp chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về triệu chứng hay bất cứ thay đổi lớn nào đã xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Để được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm cười thì bạn cần trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài hơn 2 tuần. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến cách mà bạn cảm thấy, suy nghĩ hay xử lý các hành động. Điển hình như ăn uống, ngủ và làm việc.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào triệu chứng mà bác sĩ có thể cần đưa ra chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng sau:

Các hướng điều trị trầm cảm cười

Cũng như các dạng rối loạn trầm cảm khác, người bị trầm cảm cười có thể được hưởng lợi ích từ các phương pháp như tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Việc điều trị càng diễn ra sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt.

Dưới đây là các phương pháp phổ biến dùng để điều trị chứng trầm cảm cười:

1. Tâm lý trị liệu

Hiện nay, tâm lý trị liệu đang là phương pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị các vấn đề về tâm lý, tâm thần. Trong đó, chữa chứng trầm cảm cười bằng tâm lý trị liệu đang dần trở nên phổ biến.

điều trị bệnh trầm cảm cười
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị chính cho bệnh trầm cảm cười

Tâm lý trị liệu giúp người bệnh giải tỏa được tâm trạng căng thẳng, lo lắng và phiền muộn quá mức. Đồng thời giúp người bệnh nhận ra được những quan niệm sai lầm và hình thành suy nghĩ, hành vi đúng đắn.

Một số phương pháp tâm lý trị liệu có thể được áp dụng là:

Trong đó, trị liệu theo nhóm và trị liệu gia đình sẽ giúp người bệnh có được sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ. Ngoài ra còn giúp người bệnh học hỏi được những kỹ năng cần thiết để đối phó với những tình huống dẫn đến căng thẳng và trầm cảm tốt hơn.

2. Sử dụng thuốc

Như đã đề cập, so với chứng trầm cảm thông thường thì trầm cảm cười có mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó việc sử dụng thuốc để cân bằng lại cảm xúc và làm giảm các ảnh hưởng của bệnh là rất cần thiết.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện triệu chứng, mức độ bệnh, độ tuổi của người bệnh và các yếu tố liên quan khác để chỉ định loại thuốc phù hợp. Các thuốc có thể được lên đơn bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase
  • Thuốc an thần
  • Thuốc bổ thần kinh
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn não

Một số loại thuốc được dùng điều trị trầm cảm cười có thể tiềm ẩn các rủi ro cho sức khỏe. Do đó cần đảm bảo dùng đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Nếu có bất thường xảy ra trong quá trình dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để sớm có sự điều chỉnh.

3. Điều chỉnh lối sống

Ngoài việc điều trị y tế thì người bệnh cần chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh để hỗ trợ thêm. Đây được đánh giá là yếu tố rất quan trọng đối với kế hoạch điều trị bệnh trầm cảm cười.

chữa bệnh trầm cảm cười
Hoạt động thể chất mang lại nhiều lợi ích trong kiểm soát triệu chứng trầm cảm cười

Các vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Học cách mở lòng và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh. Nhất là với người thân và bạn bè hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy đáng tin cậy.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, không nên cố gắng làm việc quá mức để chứng tỏ bản thân đang không có vấn đề.
  • Học và thực hành các kỹ thuật giúp kiểm soát căng thẳng. Bạn có thể ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm,… mỗi khi tâm trạng không tốt.
  • Tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng, nhất là trái cây, rau củ, chất béo lành mạnh,… Chúng có thể hỗ trợ làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh trầm cảm cười.
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày 30 – 60 phút. Tập thể dục có thể kích thích sản xuất hormone hạnh phúc và chống lại các triệu chứng trầm cảm.
  • Tham gia các hoạt động xã hội khi có thời gian. Điều này giúp tạo mối quan hệ xã hội, hiểu được giá trị của bản thân và nhận thức đúng đắn về mục đích sống.

Làm sao để giúp đỡ một người bị trầm cảm cười?

Đa phần những người bị trầm cảm cười đều từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ. Họ luôn cố gắng che đậy cảm xúc thật và cho những người xung quanh thấy rằng họ đang hạnh phúc, vui vẻ.

Tuy nhiên nếu bạn có người thân được chẩn đoán là mắc chứng trầm cảm cười thì đừng ngần ngại giúp đỡ họ. Có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để hỗ trợ và giúp họ vượt qua bệnh tình tốt hơn.

Những hỗ trợ có thể bao gồm:

  • Khuyến khích người bị trầm cảm cười đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý.
  • Đi cùng họ đến một cuộc hẹn y tế hoặc giúp họ sắp xếp phương tiện di chuyển.
  • Tuyệt đối không được phán xét, thay vào đó cần chấp nhận, hỗ trợ và khuyến khích họ.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi người bị trầm cảm cười có ý định tự tử.
  • Giúp họ giải quyết công việc hay mang đến cho họ một bữa ăn bổ dưỡng.
  • Theo dõi những thay đổi trong thói quen hoặc hành vi của họ.

Trầm cảm cười là tình trạng rối loạn cảm xúc thường gặp, tuyệt đối không được chủ quan. Cần sớm thăm khám và có sự điều trị kịp thời để tránh các hệ quả nghiêm trọng phát sinh. Ngoài sự giúp đỡ từ bác sĩ thì người bệnh cần chủ động điều chỉnh những thói quen lành mạnh hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Đằng sau những nụ cười đâu có ai biết được mình bị bệnh trầm cảm đâu, rất mong được sự tư vấn của các chuyên gia để mình có thể điều trị được căn bệnh này.

    1. Phúc La says: Trả lời

      Đôi khi chỉ cần ai đó ở bên cạnh quan tâm, lắng nghe thôi là đủ

    2. Vĩnh Bảo says: Trả lời

      Ui miễn là có dấu hiệu tâm lý là không chủ quan được đâu bạn ơi, bất thường là nên đi khám ngay ấy

  2. Phạm Duy Bảo says: Trả lời

    dù đã thấy tiến triển từ việc sử dụng thuốc trầm cảm nhưng tôi vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý stress hàng ngày thì nên điều trị ở đâu cho dứt hẳn

    1. Lý Thái Uyên says: Trả lời

      Dùng thuốc chỉ là phương án tạm thời thôi bạn vì không trị dứt điểm được. Nay đang thịnh hành cái trị liệu tâm lý đó, ở nước ngoài người ta dùng lâu rồi nhưng VN mình mới mấy năm trở lại đây thôi. Bạn tham khảo nhé https://tamlytrilieunhc.com/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-775.html

    2. La Mỹ Duyên says: Trả lời

      uống thuốc làm sao mà khỏi đc, nó chỉ tạm thời thôi b

    3. Nghiêm Xuân Anh says: Trả lời

      uống thuốc không dứt điểm đc đâu, đỡ rồi bị lại, tái đi tái lại thôi, nhà m có người bị và dùng thuốc nên m bít nè

  3. Trần Phương Bảo Ngọc says: Trả lời

    cười nhiều nhưng trong lòng không vui ăn không ngon và hay nghĩ ngợi nhiều có phải trầm cảm khộng

    1. Trương Cẩm Vận says: Trả lời

      Chỉ như thế này thì cũng khó để khẳng định là bị lsao lắm bạn ạ

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    trầm cảm cười nghe lạ thế

    1. Đinh Lan Hương says: Trả lời

      Mình cũng nghe lần đầu :’) :’)

  5. Võ Hằng says: Trả lời

    giờ mới hiểu rõ hơn về trầm cảm cưới, chứ trc đây mình toàn chả hiểu sao ngta trầm cảm mà lại có thể cười suốt ngày đc

    1. Linh Đan Lê says: Trả lời

      Ờ mình lâu nay cũng chỉ nghĩ trầm cảm là buồn bã, ủ rũ, không có sức sống,… bây giờ mới nghe đến trầm cảm cười luôn ấy

    2. Dương Hà says: Trả lời

      Haizzz, đúng là không phải cứ thấy ai đó cười là họ đang sống rất hạnh phúc và yêu đời đâu nhỉ? Sâu thẳm bên trong họ ntn thì không ai biết được

    3. Võ Mỹ Lệ says: Trả lời

      Nói gì đâu xa lạ, nhà bên cạnh mình có chị hay cười, cảm giác chị ý tràn đầy năng lượng và lạc quan yêu đời ấy, mình còn từng ước được lạc quan như chị ý cơ. Nhưng rồi một lần mẹ chị ý phát hiện ra lúc chị ý ở một mình trong phòng và có ý định tự hại bản thân thì mới vỡ lẽ ra. Hoá ra lâu nay chị ý chỉ cố gắng cừoi để tỏ ra bản thân mình ổn, luôn cố gắng tỏ ra vui vẻ để che giấu cảm xúc thật của mình vì sợ bị mọi người kỳ thị, bàn tán, sợ tạo gánh nặng cho gia đình. Mặc dù bản thân chị đang gặp phải những giằng xé bên trong nhưng vẫn luôn tỏ ra lạc quan và vui vẻ. Luôn nỗ lực làm việc và cố gắng làm hài lòng mọi người. Nhìn bề ngoài tưởng chị có cuộc sống hoàn hảo và nhận được nhiều sự tán thưởng từ mọi người nhưng bên trong nội tâm chị thì bị giằng xé và áp lực quá nhiều. Thương thật sự

  6. Khắc Nghiệm says: Trả lời

    Mình cũng k rõ tình trạng của mình hiện tại thì xếp vào loại nào, liệu có nới nào có thể xác định rõ vấn đề của mình được không?

    1. Linh Nguyễn says: Trả lời

      Bạn thử đọc lại mấy dấu hiệu trên bài viết xem mình có dấu hiệu nào không? Bạm tham khảo thêm bài này nè https://tamlytrilieunhc.com/video/6-dau-hieu-cua-tram-cam-cuoi-ban-da-biet-chua. Nếu không yên tâm thì tốt nhất nên đi khám bạn ạ

  7. Nam Oanh says: Trả lời

    Nếu gặp chuyên gì cũng cười cả vui cả buồn thì có phải là Trầm cảm cười k ạ?

    1. Dĩ An says: Trả lời

      Không hẳn đâu bạn ạ

    2. Luci Nguyen says: Trả lời

      Bây giờ cười nhiều cũng sợ nhề

    3. An Na says: Trả lời

      Ui cười nhiều khóc nhiều còn bị tưởng là đa nhân cách ấy

  8. Tien Tan Tinh says: Trả lời

    có ai bị bệnh này mà chữa khỏi chưa, khổ tâm quá, nhiều khi muốn chốn đi một nơi thật xa

    1. Trần Kiều Trinh says: Trả lời

      Đi khám đi bạn ơi, đi khám sớm để có phương án điều trị sớm

    2. Trịnh Thuý Nga says: Trả lời

      hiểu và đồng cảm với bạn

  9. Đỗ Thuý Ngân says: Trả lời

    Sợ thật, khóc nhiều cũng là bệnh, cười nhiều cũng là bệnh, không biết như thế nào mới bình thường :v

  10. Hoàng Mạnh Tùng says: Trả lời

    Hội chứng này có nhiều người ko nhận ra vấn đề thật sự đâu ấy, nên đôi khi thấy ai đó cười nhiều lại nói là họ lạc quan, nhưng thực chất họ ntn có biết đâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *