Nhiễu loạn cảm xúc: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nhiễu loạn cảm xúc là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi trạng thái khóc cười không kiểm soát, không hợp hoàn cảnh và thường xảy ra đột ngột. Chứng rối loạn này thường dễ xuất hiện ở những người bệnh thần kinh hoặc bị chấn thương ở não bộ. 

Nhiễu loạn cảm xúc
Nhiễu loạn cảm xúc gây ảnh hưởng lớn đối với đời sống, các mối quan hệ của người bệnh.

Nhiễu loạn cảm xúc là gì?

Nhiễu loạn cảm xúc hay còn có tên khoa học là Pseudobulbar Affect (PBA) là một tình trạng rối loạn thần kinh với đặc trưng là sự phát triển giai đoạn khóc cười không thích hợp, không kiểm soát. Chứng nhiễu loạn này thường sẽ xuất hiện nhiều ở những trường hợp bị thần kinh hoặc đã từng gặp phải các chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ, làm con người mất khả năng kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt nó sẽ phổ biến hơn ở những người còn sống sót sau những cơn đột quỵ hoặc những người có tiền sử bị mất trí nhớ, chấn thương não, đa xơ cứng, bệnh Lou Gehrig (ALS).

Những người bị nhiễu loạn cảm xúc vẫn sẽ trải qua những cảm xúc bình thường, tuy nhiên có đôi lúc họ sẽ thể hiện chúng một cách quá mức hoặc không phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Cũng chính vì thế mà tình trạng này khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái bối rối, lúng túng và làm cuộc sống của họ trở nên rối loạn.

TS Santosh Kesari (Chủ tịch Khoa Khoa học Thần kinh và Thần kinh học thuộc Viện Ung thư John Wayne tại Trung tâm Y tế Providence Saint John) cũng từng có chia sẻ, ông cho biết chứng nhiễu loạn cảm xúc có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào, kéo dài ở bất cứ đâu từ vài giây cho đến vài phút. Tình trạng này sẽ gây cản trở và tạo cảm giác khó chịu đối với sức khỏe của người bệnh và có thể gây ra nhiều vấn đề khác như bị xã hội cô lập, đau khổ, không có khả năng làm việc.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Theo dữ liệu thu thập được thì số lượng mắc phải chứng nhiễu loạn cảm xúc không phải quá nhiều nhưng đây cũng không phải là một dạng rối loạn hiếm gặp. Dựa trên thực tế cho thấy thì chứng rối loạn này có sự ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người đang sinh sống tại Hoa Kỳ.

Thông thường chứng nhiễu loạn cảm xúc sẽ không được chẩn đoán một cách rõ ràng mà hay bị nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tâm trạng khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì nếu được chẩn đoán tốt thì tình trạng này có thể được quản lý và khắc phục hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc.

Nguyên nhân của chứng nhiễu loạn cảm xúc

Như đã chia sẻ ở trên, chứng nhiễu loạn cảm xúc thường sẽ xuất hiện nhiều ở các trường hợp mắc phải một chứng bệnh thần kinh nào đó hoặc họ đã từng bị chấn thương, thoái hóa ở não bộ. Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Đa xơ cứng
  • Đột quỵ
  • Xơ cứng teo cơ một bên
  • Chấn thương não
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer

Theo nhận định của các chuyên gia thì nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễu loạn cảm xúc sẽ có liên quan đến những chấn thương về đường thần kinh điều chỉnh các biểu cảm cảm xúc bên ngoài. Tuy nhiên, về vấn đề này vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng và các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Các triệu chứng của nhiễu loạn cảm xúc

Nhiễu loạn cảm xúc được đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như sau:

Nhiễu loạn cảm xúc
Arthur Fleck trong bộ phim Joker là nhân vật mắc chứng nhiễu loạn cảm xúc nghiêm trọng.
  • Đột ngột cười hoặc khóc với cường độ mạnh, không thể kiểm soát và ngăn chặn.
  • Cảm xúc khóc hoặc cười dường như không phù hợp với các tình huống thực tế. Ví dụ như khi một ai đó đang kể về một chuyện chuyện của họ nhưng người bệnh lại phá lên cười.
  • Các cơn bùng phát đôi lúc sẽ kéo dài lâu hơn so với suy đoán của bạn.
  • Bùng phát cảm giác tức giận và thất vọng.
  • Thể hiện cảm xúc hoặc các biểu hiện trên khuôn mặt không phù hợp.

Các giai đoạn bùng phát có thể xuất hiện nhiều lần trong cùng một ngày hoặc một tháng. Các triệu chứng này sẽ không có mối liên hệ với tâm trạng của người bệnh. Hiểu theo một cách khách thì bạn có thể cảm thấy vô cùng hạnh phúc nhưng lại bắt đầu khóc và không thể ngừng lại. Hoặc bạn cũng có thể cảm thấy đau khổ, buồn bã nhưng lại bắt đầu cười lớn.

Theo chia sẻ thực tế của người bệnh thì họ có thể khóc hoặc cười rất nhiều lần trong ngày. Họ còn cho biết rằng, các triệu chứng xuất hiện một cách nhanh chóng, đôi khi nó giống như một cơn động kinh. Cũng chính vì thế mà những biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các chứng rối loạn khác, phổ biến nhất là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.

Những người mắc phải chứng nhiễu loạn cảm xúc có thể trở nên rụt rè, lo lắng, dễ xấu hổ, e ngại đối diện với đám đông. Họ luôn có cảm giác bất an và lo lắng về việc có khả năng xảy ra một cơn cảm xúc mới trong tương lai và có xu hướng muốn hủy bỏ tất cả các kế hoạch chung với bạn bè, gia đình, người thân, đồng nghiệp.

Bên cạnh các triệu chứng nêu trên thì người bệnh cũng có nhiều khả năng xuất hiện các biểu hiện khác không được đề cập đến. Việc chăm sóc một người đang mắc phải chứng nhiễu loạn này có thể khiến bạn trở nên bối rối và khá thất vọng về họ. Những tác động tiêu cực mà tình trạng này gây ra có thể gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với việc phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm loạn cảm xúc

1. Chẩn đoán

Nhiễu loạn cảm xúc thường được phát hiện và chẩn đoán trong quá trình thăm khám bệnh thần kinh được thực hiện chủ yếu bởi các bác sĩ nội khoa, nội thần kinh hoặc bác sĩ tâm thần. Thông thường, tình trạng này rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các chứng rối loạn khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt hoặc chứng động kinh. Để phân biệt được rõ ràng về từng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ dựa vào bệnh sử chi tiết của những cơn bộc phát.

2. Điều trị

Sau khi chẩn đoán chính xác về tình trạng nhiễu loạn cảm xúc, các bác sĩ, chuyên gia sẽ tư vấn và gợi ý về các phương pháp hỗ trợ điều trị. Mục tiêu chính của việc điều trị đó chính là giúp người bệnh kiểm soát và làm giảm bớt tần suất, mức độ của những cơn bộc phát. Theo đó, các biện pháp sử dụng thuốc sẽ thường được áp dụng nhất và nó cũng mang lại hiệu quả tốt đối với các trường hợp.

Nhiễu loạn cảm xúc
Việc chẩn đoán và điều trị liễu loạn cảm xúc thường được thực hiện bởi bác sĩ nội thần kinh hoặc bác sĩ tâm thần.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm các loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) hoặc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs).
  • Dextromethorphan hydrobromide hoặc quinidine sulfate (Nuedexta): Đây là loại thuốc được FDA chấp nhận đối với việc sử dụng trong quá trình điều trị chứng nhiễu loạn cảm xúc. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, các trường hợp mắc bệnh đa xơ cứng hoặc xơ cứng teo cơ một bên sẽ giảm bớt số lần xuất hiện những cơn bộc phát, tỉ lệ giảm khoảng 50% sau khi sử dụng thuốc.

Tùy vào tình trạng trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của họ mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, cân nhắc về tính rủi ro và sự ảnh hưởng của thuốc. Bên cạnh đó, các nhà trị liệu cũng sẽ tiến hành tư vấn và sắp xếp lịch làm việc phù hợp đối với từng đối tượng bệnh khác nhau.

Để kiểm soát và giảm bớt các ảnh hưởng của những cơn bộc phát, chuyên gia tâm lý cũng sẽ hỗ trợ người bệnh một số biện pháp như sau:

  • Tự làm bản thân phân tâm
  • Hít thở chậm và sâu
  • Thư giãn và thả lỏng cơ thể
  • Thay đổi tư thế

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng nhiễu loạn cảm xúc. Tuy đây không phải là một chứng bệnh phổ biến nhưng nó vẫn có nguy cơ khởi phát, nhất là những trường hợp đang bị rối loạn tâm thần. Chính vì thế mỗi chúng ta cần phải chủ động trong việc phòng tránh và nhanh chóng can thiệp khi cần thiết.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *