Chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo: Cách giao tiếp để hòa hợp mối quan hệ

Thực tế hiện nay, những lo âu căng thẳng, stress hay tất cả những sự bất ổn về tâm lý của con người đều xuất phát từ những bất hòa trong các mối quan hệ. Việc xây dựng những mối quan hệ hòa hợp sẽ giúp chúng ta thoải mái và hạnh phúc hơn. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo về giải pháp giao tiếp để hoà hợp mối quan hệ ngay sau đây nhé! 

Bật mí 3 giải pháp giao tiếp giúp các mối quan hệ hòa hợp hơn

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo:

Điều đầu tiên trước khi tìm hiểu giải pháp giao tiếp phù hợp nhất là hãy luôn tôn trọng thế giới quan của người khác. Họ bất đồng với bạn hay có những hệ giá trị khác biệt không có nghĩa là họ sai (hay bạn sai) – nguyên nhân chỉ đơn giản vì bạn có một tấm bản đồ của riêng mình.

Khi biết tấm bản đồ của bạn chỉ là một cái nhìn chủ quan về mọi thứ xung quanh, bạn có thể bắt đầu thực hiện hai điều sau:

  • Đầu tiên, hãy chấp nhận rằng quan điểm của người khác cũng chủ quan và có giá trị như của bạn.
  • Tiếp theo, hãy nhìn sâu vào trong chính bản thân mình và tìm hiểu xem bạn chọn tập trung để ý tới điều gì.

Nếu thay đổi cách suy nghĩ, bạn sẽ thay đổi được hành vi của mình và nếu thay đổi hành vi bạn sẽ thay đổi được kết quả mà mình đạt được.

1. Bí quyết giúp bạn trở nên tinh ý hơn 

Như chúng ta đã biết, tinh tế là một đức tính cần thiết cho mọi người, bất kể tuổi tác và giới tính. Người tinh tế luôn nhận được thiện cảm và trở nên hấp dẫn, thú vị trong mắt đối phương và mọi người xung quanh. 

Khi bạn sử dụng từ ngữ phù hợp với đối phương, họ sẽ tiếp nhận thông tin nhanh chóng và hiểu bạn dễ dàng hơn
Khi bạn sử dụng từ ngữ phù hợp với đối phương, họ sẽ tiếp nhận thông tin nhanh chóng và hiểu bạn dễ dàng hơn

Chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo chia sẻ một vài bí quyết đơn giản bạn trở nên tinh ý trong tất cả mọi vấn đề: 

  • Để ý xem điều gì đang xảy ra với những người xung quanh. Hãy học cách quan tâm tới những thay đổi trong hành vi, ngôn ngữ cơ thể của họ và cách họ giao tiếp.
  • Hãy để tâm tới cách giao tiếp và hành vi của bản thân. Quan sát xem bạn đáp lại các sự kiện và hoàn cảnh khác nhau như thế nào? Điều gì tạo ra những ứng xử khác biệt trong bạn? 
  • Dành thời gian quan sát và để tâm đến những gì đang diễn ra trong đầu. Bạn đang nghĩ gì và cảm thấy điều gì? Điều gì xảy ra khi bạn thay đổi suy nghĩ và cảm nhận?

Cũng theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo:

Giác quan mọi người hay sử dụng thường được thể hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ mà họ chọn. Khi bạn sử dụng từ ngữ phù hợp với đối phương, họ sẽ tiếp nhận thông tin nhanh chóng và hiểu bạn dễ dàng hơn. Khi tìm ra được giác quan nào bạn và đối phương thích sử dụng, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn về những tấm bản đồ khác nhau về thế giới xung quanh, những kiểu học tập khác nhau và đặc biệt là cách thức để giao tiếp linh hoạt hơn.

Một số ngôn ngữ chính: 

  • Ngôn ngữ thị giác: Nhìn, xem, hình ảnh, góc nhìn, minh họa, tập trung, theo dõi, ảo giác, tỏa sáng, mờ nhạt hay rõ ràng,…
  • Ngôn ngữ thính giác: Tiếng ồn, nghe, vọng lại, điếc, nói, nhịp điệu, yên lặng, giai điệu, cao độ, tiếng rè, nghe rõ, chú ý, líu lưỡi, nghe quen quen,…
  • Ngôn ngữ xúc giác: Cảm thấy, vô cảm, chắc chắn, đặc, sức ép, đảm nhận, mềm, cứng, lạnh, buồn, nắm lấy,…

2. Khởi đầu mọi thứ bằng sự tôn trọng

Với kinh nghiệm trị liệu tâm lý cho nhiều khách hàng trong những năm qua, trong đó có vấn đề hoà hợp mối quan hệ, chuyên gia Chu Thị Thảo cho rằng:

Trong giao tiếp, dù bạn và đối phương thể hiện sự cởi mở, điềm đạm, kỷ luật hay thô bạo, nóng tính, to tiếng,… thì điều quan trọng nhất là cả hai phải luôn có được sự tôn trọng dành cho đối phương. Nếu có xung đột, mâu thuẫn, sự giao tiếp đúng cách lúc này là vô cùng quan trọng. Lý do là bởi sau bất cứ cuộc xung đột nào, cảm xúc của một trong hai người chắc chắn sẽ nhảy cảm và sự tổn thương là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, các cặp vợ chồng, người yêu hay bạn bè với nhau, cha mẹ với con trẻ, đồng nghiệp với nhau tuyệt đối không nên hạ thấp giá trị, sử dụng những ngôn từ không đúng chuẩn hay sử dụng hình thức bôi nhọ, nhắc lại những lỗi lầm, nỗi đau,… trong quá khứ để hạ thấp đối phương, nâng cao giá trị hay bảo vệ quan điểm bản thân. Tất cả những điều này sẽ khiến cho buổi giao tiếp trở thành nơi để miệt thị, phán xét nhau hơn là để bàn về mâu thuẫn mà đôi bên cần giải quyết.

Khởi đầu mọi thứ bằng sự tôn trọng sẽ mang đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống
Khởi đầu mọi thứ bằng sự tôn trọng sẽ mang đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống

Tôn trọng đối phương đôi khi đơn giản chỉ là đối xử với họ như cách bạn muốn được người khác đối xử. Vì thế trong giao tiếp, hãy tin tưởng rằng họ cũng như bạn, đang cố gắng giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất với điều kiện, mục tiêu, động lực mà họ có. Bởi nếu không có sự tôn trọng, chúng ta sẽ đánh giá sự lựa chọn của họ là sai lầm, ngu ngốc, thiển cận,… Chúng ta sẽ hạ thấp họ và tấn công vào những điểm khiến họ cảm thấy nhỏ bé, suy yếu. Nhưng dù bạn hả hê hay tủi hổ, thì các vết nứt trong mối quan hệ cũng đã bắt đầu xuất hiện.

Những việc biểu hiện cho sự không tôn trọng mà bạn và đối phương cần tháo gỡ từ sớm: Phàn nàn, nói xấu về bạn đời với bạn bè, người thân, thiếu sự tin tưởng, hay so sánh, hay mang những lỗi lầm, điểm yếu của nhau ra để công kích,… với thái độ thiếu tôn trọng.

3. Học cách lắng nghe cảm xúc

Tiến sĩ tâm lý học Leon F. Seltzer, hiện đang giảng dạy tại Cleveland State University, người có hơn 30 năm nghiên cứu, thực nghiệm, hướng dẫn các cặp đôi giải quyết những rắc rối trong mối quan hệ luôn nhấn mạnh: “Sự đồng cảm – hay khả năng lắng nghe cảm xúc đối phương, là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện khả năng giao tiếp cho các cặp đôi.

Thật vậy, việc lắng nghe luôn là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Khi yêu, đa số nữ giới đều thích những đối tượng nam giới biết lắng nghe và thấu hiểu họ. Hay cụ thể hơn, họ thích nam giới nghe, hiểu và giao tiếp với họ theo cách họ muốn. 

Học cách lắng nghe cảm xúc là điều vô cùng quan trọng
Học cách lắng nghe cảm xúc là điều vô cùng quan trọng

Thế nhưng để đi với nhau lâu dài và tiến tới hôn nhân, cả nam và nữ đều cần được lắng nghe như vậy. Và khi chúng ta nghe sai, đối tác của chúng ta sẽ thất vọng. Thông thường, họ sẽ phản ứng để ra tín hiệu cho chúng ta, một số dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là khuyên bảo, càu nhàu, ngó lơ, giận dỗi hay thậm chí là chỉ trích, tức giận,…

Chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo cũng chia sẻ thêm:

Khi bắt đầu một cuộc giao tiếp, việc sử dụng những từ ngữ chân thành, sự hiểu biết tường tận vấn đề, con người đối phương hay tiếp cận mọi thứ với sự nhẹ nhàng dựa trên tinh thần xây dựng, tôn trọng,… Chỉ khi bạn hiểu được cảm xúc của người đối diện mới là chìa khóa của một cuộc giao tiếp thành công. Bởi thông thường, mọi hành động, lời nói của một người thường bị chi phối bởi ba yếu tố: Cảm xúc hiện tại, mục tiêu tương lai và bản chất, giá trị của họ đã được xây dựng và hình thành trong quá khứ. Trong đó, cảm xúc ở hiện tại là thứ dễ cảm nhận và tác động mạnh nhất, vậy nên, việc lắng nghe cảm xúc mới là cách lắng nghe hiệu quả nhất.

Cũng theo chia sẻ của Leon F. Seltzer: “Trong công việc, giao tiếp bằng cảm xúc nên được hạn chế, vì mọi thứ nên được rõ ràng, rành mạch, chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên trong các mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là quan hệ hôn nhân, thì giao tiếp bằng cảm xúc, hiểu cảm xúc của đối phương là rất quan trọng.

4 kỹ năng giao tiếp để có một công việc và cuộc sống thành công

Giao tiếp hiệu quả là nền tảng để xây dựng niềm tin, tạo kết nối và vượt qua những trở ngại. 5 kỹ năng giao tiếp quan trọng sau sẽ giúp bạn hoàn thành vai trò quản lý của mình hoặc đơn giản là giúp bạn thành công trong cuộc sống.

1. Thực sự lắng nghe

Malcolm.S Forbes đã từng nói: “Nghệ thuật trò chuyện nằm trong lắng nghe”.  Điều này rất chính xác, bởi trong một thế giới giao tiếp chủ yếu bằng tin nhắn, biểu tượng cảm xúc và mạng xã hội thì khả năng lắng nghe thực sự chính là một điều cực kỳ giá trị. 

Lắng nghe không chỉ là nghe những lời được nói ra mà còn là nhận ra cách họ nói (giọng nói bị ngắt quãng, tạm dừng, cao độ, trường độ, ngôn ngữ cơ thể) đồng thời phải tiếp nhận và diễn giải hiệu quả những thông điệp đó. Lắng nghe tích cực bao gồm việc chú ý, đặt câu hỏi để làm rõ thông điệp, diễn giải để thể hiện sự thấu hiểu và chờ đợi cơ hội để trả lời một cách thích hợp

Lắng nghe là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống
Lắng nghe là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo:

Lắng nghe là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả và khả năng lắng nghe cần được cải thiện ngay lập tức bằng cách luyện tập kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Nó đòi hỏi bạn phải chú ý đến người đối diện bằng sự đồng cảm (nhận dạng cảm xúc, lòng trắc ẩn, cởi mở và thấu hiểu).

Nói cách khác, hãy cố gắng đặt mình ở vị trí của người đối diện, hỏi họ cảm thấy thế nào về tình huống này, kết nối cảm xúc với họ bằng lời nói và nét mặt. Sau đó, hãy sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể của bạn để thể hiện rằng “Tôi hiểu, tôi quan tâm, bạn có thể nói chuyện cởi mở” và như vậy, việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều. 

Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ truyền đạt cách chúng ta cảm thấy tốt hơn so với giao tiếp bằng lời nói. Người giao tiếp hiệu quả có là người có ngôn ngữ cơ thể hài hòa với lời nói đồng thời luôn chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Trong khi đánh giá được ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ tự mình rèn luyện tư duy phản biện để có được cách ứng xử phù hợp với đối phương và mọi người xung quanh. 

Glenn Wilson – Nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới người New Zealand cũng từng nói: “Khi ngôn ngữ cơ thể trái ngược với những gì đang được nói ra thì trong trường hợp này ngôn ngữ cơ thể thường phản ánh đúng tâm trạng người nói hơn.”

2. Nói ra một cách rõ ràng, đơn giản và tập trung

Giao tiếp bằng lời hiệu quả có nghĩa là truyền tải thông điệp của bạn một cách rõ ràng, trực tiếp và bằng ít từ nhất có thể. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ về điều muốn nói kỹ một chút trước khi nói ra.  Khi tập lắng nghe trước khi nói thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để não bắt đầu suy nghĩ và phân tích xem mình nên nói và hành động như thế nào. 

Hơn nữa, khi lắng nghe thì mình cũng sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với đối phương, từ đó, những lời nói và hành động của mình sẽ có xu hướng đúng đắn hơn. Điều này đúng như Đức Phật đã từng nói: “Bất cứ từ nào chúng ta thốt ra nên được lựa chọn cẩn thận vì mọi người sẽ nghe bị ảnh hưởng bởi những điều tốt hay xấu từ những lời đó.

3. Cho và nhận phản hồi với sự khiêm tốn

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo: “Phản hồi chu đáo được gọi là “bữa ăn sáng” của nhà vô địch. Nó là điều đặc biệt cần thiết giúp bạn phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Nếu bạn không tiếp nhận phản hồi với sự biết ơn và tôn trọng, khiêm tốn thì mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi đưa ra phản hồi cho bạn.”

Điều đó thực sự không tốt vì chúng ta cần phải chấp nhận và thậm chí khuyến khích phản hồi từ người khác, đặc biệt khi bạn là nhà quản lý. Tuy nhiên, phản hồi tích cực nên được đưa ra nhiều hơn phản hồi tiêu cực, ở cả nơi làm việc hay ở nhà, vì nó sẽ giúp bạn tạo kết nối và xây dựng mối quan hệ với người khác. 

Tương tự với một chiếc bánh mì kẹp thịt, khi sử dụng phương pháp Sandwich, chúng ta sẽ để nội dung phê bình vào giữa những điểm tích cực và sự khích lệ dành cho đối phương. Theo chuyên gia Chu Thị Thảo: “Cách góp ý này sẽ giúp đối phương tiếp nhận vấn đề trong tâm trạng vui vẻ và thoải mái. Từ đó, bạn và họ cũng làm việc và trao đổi với nhau dễ dàng hơn.”

Bất cứ khi nào bạn đưa ra đánh giá theo phương pháp Sandwich, bạn cần thực hiện theo thứ tự sau:

  • Lớp bánh mì trên cùng: Hãy bắt đầu buổi phản hồi bằng lời khen ngợi, nêu những điểm tích cực, những thành quả nhân viên đạt được. Mục đích tránh các rào cản tự vệ, phản ứng tự ái, thiếu hợp tác của đối tác, giúp họ vui vẻ sẵn sàng đón nhận phản hồi.
  • Lớp thịt ở giữa: Tập trung vào vấn đề cần thảo luận, phương pháp cải thiện, nội dung ngắn gọn súc tích và thuyết phục. Tùy đối tượng sẽ áp dụng cách giao tiếp khác nhau. Giống như nhân bánh có thịt, rau, phô mai,… có thể thêm hay bớt phần nào tùy thuộc vào sở thích của từng người.
  • Lớp bánh mì bên dưới: Cuối cùng là thể hiện sự động viên, bày tỏ tin tưởng vào sự cải thiện trong tương lai của đối tác, giúp họ vui vẻ cam kết thực hiện thay đổi để kết quả công việc được tốt hơn.

Ngoài ra, cũng cần khen người khác đúng lúc, đúng mức độ và cũng cần tự tin đón nhận lời khen của người khác khi năng lực của bản thân đúng với lời khen đó để tạo động lực cho chính bản thân. Bạn chỉ cần nhớ những từ khoá sau: Khen những điểm mạnh, thái độ khen thật lòng, đúng mức độ, lời khen phải cụ thể và đúng thời điểm.

Khi thực hiện được điều này, tự tin đón nhận lời khen của người khác khi năng lực của bản thân đúng với lời khen đó để tạo động lực cho chính bản thân. Bạn có thể áp dụng linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của mình. 

4. Chọn phương tiện giao tiếp phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều cách để giao tiếp: email, gọi điện thoại, nhắn tin, nói chuyện trực tiếp, mạng xã hội,… Thế nhưng người có kỹ năng giao tiếp là người biết chọn phương tiện phù hợp để truyền tải thông điệp của mình. Tầm quan trọng cũng như độ nhạy cảm của thông điệp và tính chất của mối quan hệ là những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phương tiện giao tiếp phù hợp.

Cũng theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo:

Áp dụng và rèn luyện những “kỹ thuật” này sẽ cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bạn. Điều này có thể sẽ tác động sâu sắc đến cả công việc và cuộc sống cá nhân của bạn vì nó giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý trị liệu, Master coach Chu Thị Thảo thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 20 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam diễn ra vào ngày 03/12/2022 với chủ đề “Giao tiếp để hoà hợp mối quan hệ. 

Chương trình được tổ chức hàng tuần vào chiều thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp khách mời giải quyết được những khó khăn phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đọc sẽ biết cách giao tiếp hiệu quả, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống!  

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *