Tìm Hiểu Về Hiệu Ứng Veblen (Thuyết Tiêu Dùng Phô Trương)
Hiệu ứng Veblen được biết đến như một “căn bệnh” sĩ diện của con người được xây dựng bởi một nhà khoa học người Mỹ mang tên Thorstein Bunde Veblen. Phát hiện này cho chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng to lớn của cảm xúc đối với xu hướng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa và nó có thể chi phối hành động mua hàng của chúng ta.
Hiệu ứng Veblen là gì?
Hiệu ứng Veblen hay còn gọi là thuyết tiêu dùng phô trương là một trong các hiệu ứng tâm lý có liên quan đến kinh doanh thương mại. Hiểu một cách đơn giản hơn đó chính là hành vi mua hàng dựa trên lợi ích thu được chứ không xuất phát từ nhu cầu sử dụng.
Lấy ví dụ cụ thể về hiệu ứng này, chúng ta có thể thấy một người đưa ra quyết định mua một chiếc xe phân khối lớn nhằm mục đích chứng tỏ bản thân giàu có, kinh tế ổn định thay vì để sử dụng di chuyển. Điều này cho thấy họ có xu hướng muốn sử dụng sự tiêu dùng của mình để phô trương bản thân.
Nguồn gốc của thuyết tiêu dùng phô trương
Hiệu ứng Veblen được xây dựng và chia sẻ dựa trên thực nghiệm của Thorstein Bunde Veblen. Ông là một trong các nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ nổi tiếng với những phê bình về chủ nghĩa tư bản.
Veblen là người con thứ 6 trong một gia đình có 12 người con tại Cato, Wisconsin. Mặc dù có ba mẹ là người gốc Na Uy và đây cũng chính là ngôn ngữ giao tiếp chính trong gia đình nhưng thông qua việc tiếp xúc, giao lưu cùng hàng xóm và bạn bè nên ông đã học tiếng Anh, sử dụng nó một cách trôi chảy.
Vào năm 1874, lúc được 17 tuổi, Veblen bắt đầu theo học tại trường Cao đẳng Carleton và dần theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu kinh tế triết học. John Bates Clark (1847–1938) – nhà lãnh đạo về lĩnh vực kinh tế học tân cổ điển là người đã hướng dẫn và có sự ảnh hưởng rất lớn đối với Veblen.
Sau nhiều năm nghiên cứu và tiến hành các thực nghiệm, ông đã xây dựng nên thuyết tiêu dùng phô trương nói về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của con người không chỉ dựa trên mức độ tiêu dùng mà còn phụ thuộc khá nhiều về khả năng được phô trương và sự hài lòng về tâm lý xã hội. Nhiều người mua một món đồ đắt tiền không hẳn vì họ có nhu cầu sử dụng nó mà xuất phát từ việc sở hữu được một món đồ giá trị, thể hiện đẳng cấp và sự giàu có, địa vị của bản thân.
Người tiêu dùng có thể thông qua việc sở hữu một món đồ đắt giá để thể hiện sự nổi bật, các giá trị kinh tế của bản thân, hay còn gọi là sự phô trương tiêu dùng. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội hiện nay, mức độ tiêu dùng của con người cũng sẽ dần gia tăng dựa theo thu nhập và khi sự tiêu dùng bắt đầu chạy theo phong cách chất lượng, giá trị được thực hiện dựa trên cảm xúc thì nó được xem là hiệu ứng Veblen.
Nguyên nhân hình thành hiệu ứng Veblen
Hiệu ứng Veblen sau khi được xây dựng và chia sẻ đã cho thấy được nguyên nhân hình thành sự kích cầu trong kinh tế, thương mại. Cụ thể như:
- Do sự ghen tỵ: Phần lớn những người có điều kiện kinh tế kém luôn có xu hướng muốn được thể hiện và phô trương bản thân qua cách tiêu dùng, sở hữu những món hàng, sản phẩm có giá trị. Chính vì thế họ luôn cố gắng để mua sắm, tiêu thụ những mặt hàng có giá trị cao nhằm che giấu đi tình trạng thiếu điều kiện của bản thân. Do sự ghen tỵ và lòng tự trọng cao nên họ luôn chọn những sản phẩm có thương hiệu, giá trị đắt đỏ dù nó vượt xa mức chi tiêu thực sự của chính mình.
- Do sự kiêu hãnh: Chúng ta thường có nhiều xu hướng đánh giá giá trị của con người thông qua bề ngoài. Đặc biệt là với xã hội hiện nay càng phải được chú trọng hơn về cách ăn mặc, sắc đẹp và cả những vật dụng được sử dụng bên ngoài. Do đó, việc sở hữu một món đồ gia trị, có thương hiệu nổi tiếng đều có khả năng giúp con người cảm thấy thỏa mãn hơn về mặt cảm xúc, thậm chí trở nên tự tin khi gặp gỡ, giao lưu với mọi người xung quanh.
Ứng dụng hiệu ứng Veblen trong kinh doanh
Hiệu ứng Veblen đã góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh doanh, bán hàng hiệu quả bởi cách đánh vào tâm lý phô trương của khách hàng. Các nhãn hàng thường áp dụng hình thức quảng cáo, truyền thông về giá trị, định vị thương hiệu của sản phẩm nhằm hướng đến tâm lý của người mua hàng, thôi thúc họ hành động và tiêu thụ các món hàng giá trị.
Chính nhờ vào hiệu ứng này mà các nhà kinh doanh có thể kích thích tốt lường cầu của khách hàng, giúp gia tăng doanh số và tỷ lệ mua hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người tiêu dùng nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Veblen bởi họ hoàn toàn có thể định hướng được hành vi tiêu dùng của bản thân và tránh bị cuốn theo sự ảnh hưởng của thuyết tiêu dùng phô trương để bảo vệ tốt ví tiền của bản thân.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiệu ứng Veblen – thuyết tiêu dùng phô trương. Để tránh bị tác động bởi hiệu ứng tâm lý này, chúng ta cần phải là một người tiêu dùng thông thái và biết cách kiểm soát tốt chi tiêu của bản thân, tránh chạy theo những giá trị phù phiếm, sa hoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Hiệu ứng khan hiếm: Tại sao những thứ hiếm có luôn được đề cao?
- Hiệu ứng Barnum (Forer): Lý giải niềm tin thái quá trong tâm lý
- Hiệu ứng Dunning-Kruger: Sự tự cao và ảo tưởng về năng lực
- Hiệu ứng Pratfall: Sự không hoàn hảo cũng có lúc được đón nhận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!