Mối Liên Hệ Giữa Căng Thẳng Stress Và Bệnh Ung Thư

Căng thẳng (stress) và ung thư có mối liên hệ chặt chẽ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, stress kéo dài gia tăng nguy cơ ung thư, đồng thời làm tăng tốc độ phát triển và di căn khối u ác tính. Bên cạnh đó, ung thư cũng là nguyên nhân gây stress và gia tăng mức độ căng thẳng.

stress và ung thư
Ung thư và stress (căng thẳng) là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ

Mối liên hệ giữa căng thẳng (stress) và bệnh ung thư

Stress có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe thể chất như tiểu đường, tim mạch, các bệnh lý tiêu hóa và ung thư. Bệnh nan y nói chung và ung thư nói riêng là một trong những yếu tố gây căng thẳng. Khi mắc các chứng bệnh này, cơ thể phải đối mặt với cơn đau dai dẳng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và một loạt tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Những ảnh hưởng của ung thư gây ra tâm lý căng thẳng, lo âu, phiền muộn và bi quan.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, stress (căng thẳng) cũng có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tương tự như các vấn đề sức khỏe khác, ung thư và stress là hai yếu tố có mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau.

Cụ thể, căng thẳng làm gia tăng nguy cơ ung thư, đẩy nhanh tốc độ phát triển và di căn của tế bào ác tính. Điều này khiến cho bệnh tình ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của người bệnh và gây ra những tác động tiêu cực về mặt tinh thần.

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy stress (căng thẳng) và bệnh ung thư có mối liên hệ như sau:

– Stress (căng thẳng) làm gia tăng nguy cơ ung thư:

Stress có thể xảy ra do bất cứ yếu tố nào trong cuộc sống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện tại, căng thẳng đã trở thành một phần tất yếu. Không thể phủ nhận, áp lực học tập và công việc thúc đẩy mỗi người khám phá, khai thác năng lực của bản thân và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, stress kéo dài lại gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.

stress và ung thư
Sự gia tăng mãn tính của các hormone gây stress đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ gia tăng hormone epinephrine và cortisol. Các hormone này gây ra một loạt những thay đổi về tinh thần và thể chất nhằm đáp ứng với stress.Căng thẳng kéo dài có thể làm gia tăng gốc tự do. Mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng gia tăng gốc tự do đồng nghĩa với nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, gốc tự do tăng còn gây ra phản ứng viêm mãn tính ở nhiều cơ quan như hệ thần kinh, mạch máu và các cơ quan nội tạng. Do đó, những người bị stress trường diễn thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường,…

– Stress, căng thẳng làm tăng tốc độ phát triển khối u:

Khối u ác tính sẽ phát triển lớn dần theo thời gian nếu không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của khối u có thể tăng lên nếu bị căng thẳng kéo dài. Các chuyên gia nhận thấy, hormone gây stress có thể làm bất hoạt quá trình tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của tế bào ác tính. Quá trình này bị bất hoạt đồng nghĩa với việc ung thư phát triển và lây lan nhanh.

Trên thực tế, những bệnh nhân ung thư có tâm lý bất ổn và căng thẳng thường có tỷ lệ di căn cao hơn. Ngoài ra, hormone cortisol tăng lên khi bị căng thẳng cũng khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Trong trường hợp này, khối u không bị kiểm soát bởi tế bào miễn dịch nên có thể phát triển một cách tự do và di căn sang những cơ quan khác thông qua hệ thống hạch bạch huyết.

– Stress gia tăng các thói quen xấu làm nghiêm trọng bệnh ung thư:

Bệnh nhân ung thư cần phải duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và ức chế sự phát triển quá mức của tế bào ác tính. Tuy nhiên, khi bị căng thẳng, ít người giữ được lối sống khoa học. Tâm lý bức bối, muộn phiền và lo lắng khiến nhiều người tìm đến bia rượu, thuốc lá, chất gây nghiện, ăn uống kém và thức khuya. Những thói quen này đều không tốt cho sức khỏe – đặc biệt là với những bệnh nhân ung thư.

căng thẳng và ung thư
Căng thẳng làm gia tăng các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện,…

Các thói quen thiếu khoa học liên quan đến stress cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư. Các chuyên gia cho biết, lối sống bừa bãi khiến cho sức khỏe suy giảm, đồng thời gia tăng gốc tự do và làm tăng phản ứng viêm mãn tính. Vì vậy, các bệnh nhân ung thư đều được khuyến khích giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.

– Ung thư gia tăng mức độ căng thẳng:

Ngoài tác hại của stress, ung thư cũng tác động lên sức khỏe tinh thần. Trong thời gian đầu, ung thư không gây ra triệu chứng khác thường. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, khối u sẽ phát triển với kích thước lớn và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn,…

Những ảnh hưởng của bệnh ung thư làm gia tăng mức độ căng thẳng. Thực tế, khi bị chẩn đoán mắc chứng bệnh này, nhiều bệnh nhân đã rơi vào trạng thái stress nặng, rối loạn lo âu và đôi khi là trầm cảm. Ngoài ra, liên tục phải đối mặt với tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị cũng làm gia tăng mức độ căng thẳng và gây ra tổn thương tâm lý sâu sắc.

Căng thẳng (stress) và bệnh ung thư có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Đây cũng là lý do bệnh nhân ung thư thường được nâng đỡ tinh thần trong suốt quá trình điều trị để giảm căng thẳng và phòng ngừa các rối loạn tâm lý. Những bệnh nhân giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ thường có đáp ứng tốt và tiên lượng thuận lợi hơn.

Cách giảm stress cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư khó có thể tránh khỏi các vấn đề tâm lý do phải đối mặt với cơn đau và cảm giác mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra, chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ, quá trình điều trị đau đớn và mất nhiều thời gian cũng khiến người bệnh trở nên bi quan, căng thẳng và đau khổ.

Như đã đề cập, stress tác động tiêu cực đến sức khỏe và làm gia tăng tốc độ phát triển của khối u ác tính. Vì vậy, bệnh nhân ung thư nên có biện pháp giảm stress để giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ. Tinh thần ổn định sẽ giúp người bệnh có động lực trong quá trình điều trị và mạnh mẽ vượt qua bệnh tật.

căng thẳng và ung thư
Bệnh nhân cần học cách giảm stress để ổn định tinh thần và có thêm động lực trong quá trình điều trị

Những bí quyết giảm stress cho bệnh nhân ung thư:

  • Tham gia trị liệu tâm lý ngay khi bị chẩn đoán mắc chứng ung thư. Sự chuẩn bị về mặt tâm lý sẽ giúp bệnh nhân mạnh mẽ và kiên trì hơn trong quá trình điều trị. Trong suốt quá trình chữa trị ung thư, người bệnh nên chủ động tìm sự hỗ trợ của chuyên gia để ổn định tinh thần, cảm xúc.
  • Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với những người xung quanh. Sự quan tâm và hỗ trợ của gia đình, bạn bè sẽ giúp người bệnh giải tỏa cảm giác đau khổ và bất lực. Tình yêu thương của mọi người cũng tiếp thêm cho bệnh nhân động lực và niềm vui, sự lạc quan trong cuộc sống.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp về mặt tài chính để giảm bớt gánh nặng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng bảo hiểm hoặc nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè.
  • Học cách suy nghĩ tích cực và dành nhiều thời gian trò chuyện với những bệnh nhân ung thư – đặc biệt là với những người đã vượt qua chứng bệnh này. Năng lượng tích cực từ những bệnh nhân khác sẽ giúp người bệnh có động lực điều trị và tìm thấy niềm vui, sự lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
  • Giữ lối sống khoa học, lành mạnh để chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất. Một chế độ ăn hợp lý, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên chính là “chìa khóa” để vượt qua mọi bệnh tật.
  • Dành thời gian thư giãn và thực hiện những hoạt động mà bản thân yêu thích. Niềm vui từ những điều đơn giản sẽ giúp người bệnh có thêm niềm tin, sức mạnh và động lực.
  • Trong thời gian điều trị nội trú, bệnh nhân nên giao tiếp với những người xung quanh. Ngoài ra, có thể đọc thêm sách, vẽ tranh, viết nhật ký,… để tìm thấy niêm vui trong cuộc sống.
  • Bệnh nhân ung thư cũng có thể thực hiện một số biện pháp giảm stress như hít thở sâu, yoga, ngồi thiền, massage, liệu pháp mùi hương,…

Mối liên hệ giữa căng thẳng (stress) và bệnh ung thư đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần học cách kiểm soát căng thẳng và điều hòa cảm xúc. Một tinh thần tốt không chỉ mang lại cảm xúc tích cực mà còn là nền tảng cho một thể trạng khỏe mạnh và dồi dào năng lượng.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *