14 Tác hại của stress đối với sức khỏe bạn không nên xem thường

Stress đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống và bất cứ ai cũng phải đối mặt trạng thái này. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ tác hại của stress đối với sức khỏe. Điều này khiến cho không ít người phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề do căng thẳng thần kinh gây ra.

tác hại của stress
Cần hiểu rõ những tác hại của stress đến cơ thể để biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

14 Tác hại của stress đối với sức khỏe cần chú ý

Stress là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với những áp lực, tình huống không thuận lợi hoặc bất cứ những yếu tố tiêu cực nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người. Yếu tố gây stress có thể đến từ môi trường bên ngoài nhưng đôi khi cũng xuất phát từ bên trong cơ thể (các vấn đề sức khỏe, xung đột tâm lý,…).

Ngày nay, cuộc sống có rất nhiều áp lực do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Về mặt tích cực, stress mang đến năng lượng dồi dào và động lực để con người vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, những tác động tích cực này chỉ xảy ra khi stress diễn ra trong một thời gian ngắn.

Khi đối mặt với những sự kiện gây stress nặng hoặc căng thẳng kéo dài, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều trở nên suy kiệt. Các chuyên gia cho rằng, sự cạnh tranh khốc liệt bắt đầu từ việc toàn cầu hóa. Điều này tạo ra áp lực ở mọi khía cạnh từ công việc, học tập, các mối quan hệ và địa vị. Ngày nay, stress đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống.

Thuật ngữ stress trở nên quen thuộc hơn trong những năm gần đây. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những ảnh hưởng sâu sắc của stress đối với sức khỏe của con người. Hiểu rõ tác hại của stress đối với sức khỏe sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần.

1. Gây tăng cân – Tác hại thường gặp nhất của stress

Khi bị căng thẳng, một số người sụt cân do suy nhược. Tuy nhiên, không ít người phải đối mặt với tình trạng tăng cân không kiểm soát do ảnh hưởng của stress. Khi bị căng thẳng, hormone cortisol tăng lên nhằm tạo ra đáp ứng sinh lý và tâm lý. Hormone này thường được vỏ tuyến thượng thận sản sinh với vai trò điều hòa đường huyết, miễn dịch, kháng viêm và duy trì sự ổn định của các hormone khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, hiện tượng tăng cortisol quá mức lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Các chuyên gia nhận thấy, hormone này phá vỡ liên kết của protein và tăng lượng đường trong máu. Dần dần sẽ tích tụ thành mỡ khiến cho cơ thể bị tăng cân nhanh chóng.

tác hại của stress
Tăng cân, tích trữ mỡ,… là những tác hại thường gặp của stress

Hơn nữa, hormone cortisol cũng làm tăng cảm giác thèm ăn – đặc biệt là đồ ăn và thức uống chứa nhiều tinh bột và đường. Đây đều là những thành phần sinh năng lượng và dễ gây tăng cân. Tăng cân đột ngột gây rối loạn quá trình trao đổi chất, rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn sẽ phải đối mặt với chứng béo phì.

2. Tăng huyết áp

Khi bị stress, cơ thể sẽ gia tăng hormone cortisol và epinephrine với mục đích tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Đây là phản ứng nhằm giúp cơ thể chống chọi và vượt qua áp lực trong cuộc sống. Bởi cơ thể cảm nhận được sự “nguy hiểm” của các yếu tố gây stress, từ đó gia tăng hormone để đảm bảo hoạt động của cơ quan duy trì sự sống là tim và phổi.

Khi đối mặt với những tình huống căng thẳng như phỏng vấn, trình bày ý kiến trước đám đông hoặc đưa ra những quyết định quan trọng, bạn thường sẽ gặp phải những triệu chứng kể trên. Tình trạng này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngược lại, stress kéo dài sẽ khiến cho nồng độ hormone cortisol và epinephrine tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc huyết áp tăng cao trong một thời gian dài. Nếu không có biện pháp cải thiện, bạn có thể đối mặt với chứng cao huyết áp và một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Với những người có sẵn các bệnh lý tim mạch, căng thẳng quá mức có thể gia tăng biến cố tim mạch như đau tim và đột tử. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giải tỏa căng thẳng để điều hòa huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3. Rối loạn giấc ngủ

Khi bị căng thẳng, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Stress khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn, không được thư giãn kể cả khi vào ban đêm. Trạng thái này khiến tuyến tùng không sản sinh hormone melatonin (hormone thư giãn tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc). Sự sụt giảm của hormone này khiến cho bạn khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và mộng mị.

Ngoài ra, cortisol tăng cao quá mức cũng ức chế các chất dẫn truyền thần kinh – trong đó có serotonin. Serotonin là có vai trò tạo cảm giác thèm ăn, mang đến tinh thần thoải mái, vui vẻ, hứng thú và đồng thời là tiền chất của melatonin. Vì vậy trong thời gian bị stress, tâm lý thường bất ổn, dễ cáu kỉnh, nổi giận và ít khi có các cảm xúc tích cực.

tác hại của stress
Stress gây ức chế hoạt động sản xuất hormone melatonin của tuyến tùng dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ,…

Mất ngủ và stress là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Căng thẳng gây mất ngủ và chất lượng giấc ngủ thấp sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu. Nếu không cải thiện giấc ngủ, giải tỏa stress và cảm xúc phiền muộn, các vấn đề giấc ngủ có thể phát triển mãn tính. Tình trạng này kết hợp với sự gia tăng hormone cortisol kéo dài sẽ tiếp tục tác động tiêu cực lên hệ nội tiết, thần kinh và đặc biệt là tim mạch.

4. Đau đầu mãn tính

Đau đầu là triệu chứng thường gặp khi bị stress. Nguyên nhân là do hormone cortisol và epinephrine tăng mạnh khiến mạch máu co lại nhằm tăng huyết áp. Điều này sẽ khiến cho lượng máu tuần hoàn lên não giảm gây đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Những người mắc chứng đau nửa đầu và rối loạn tiền đình sẽ nhận thấy triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn bị căng thẳng. Ngược lại, tinh thần thoải mái sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng như choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt,…

Ngoài ra, stress còn gây đau đầu mãn tính do làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Các chất này có vai trò chi phối hoạt động của não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Khi bị rối loạn, các cơ quan của não bộ sẽ hoạt động bất thường dẫn đến cơn đau dai dẳng, mãn tính.

5. Suy giảm trí nhớ

Đại não là cơ quan hình thành, lưu trữ trí nhớ, điều tiết cảm xúc và ham muốn tình dục. Khi đối mặt với căng thẳng, cơ quan này phải hoạt động quá mức để điều chỉnh tâm trạng, từ đó giảm ham muốn tình dục và khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, stress cũng gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh và điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của đại não.

tác hại của stress đến cơ thể
Suy giảm trí nhớ là một trong những tác hại của stress cần chú ý

Các chuyên gia nhận thấy, dopamine và serotonin là hai chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, tiếp thu và tư duy. Khi chất dẫn truyền thần kinh ổn định, não bộ có thể tiếp thu nhanh kiến thức và ghi nhớ tốt. Trong khi đó, căng thẳng có thể làm tăng hormone cortisol và làm giảm serotonin. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng ghi nhớ giảm, chậm tiếp thu và tư duy chậm hơn so với bình thường.

Stress gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với não bộ nói chung và trí nhớ nói riêng. Trong đó, giảm trí nhớ là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Đa số những người bị stress trường diễn đều hay quên, lơ đễnh trong công việc, thường xuyên gặp phải sai sót và tập trung kém.

6. Stress gây rụng tóc

Ngoài những vấn đề về sức khỏe thể chất, stress cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Khi đối mặt với căng thẳng, não bộ sẽ truyền tín hiệu để các tế bào thần kinh sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chất này vô tình gây suy yếu chân tóc khiến tóc dễ gãy rụng.

Ở những người có da đầu yếu và tóc mỏng, tình trạng rụng tóc có thể diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Thực tế, không ít người bị rụng tóc từng mảng có liên quan đến stress. Mặc dù tình trạng này không đe dọa đến sức khỏe nhưng tóc mỏng, thưa và hói gây ra tâm lý e ngại, thiếu tự tin.

Ngoài ra, stress cũng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm. Nguyên nhân là căng thẳng làm mất các tế bào hắc tố tạo ra màu nâu hoặc đen cho tóc. Các tế bào này biến mất đồng nghĩa với việc tóc mất đi màu đen và trở thành màu bạc trắng. Bên cạnh đó, stress cũng có thể gây rụng tóc do hội chứng nghiện nhổ tóc. Theo các chuyên gia, tự nhổ tóc là hành vi giải tỏa cảm xúc một cách tiêu cực ở những người bị căng thẳng kéo dài.

7. Gây ra các vấn đề về da

Ít người biết rằng, da là cơ quan phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do stress. Dưới đây là một số tác hại của stress đối với sức khỏe làn da bạn cần lưu ý:

tác hại của stress đến cơ thể
Stress có thể là nguyên nhân làm tái phát các bệnh da mãn tính như viêm da cơ địa, nổi mề đay, viêm da tiết bã nhờn,…
  • Khiến vết thương trên da chậm lành: Các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu có vai trò phục hồi vết thương ở các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên khi bị stress, hormone cortisol tăng mạnh khiến cho các tế bào này bị ức chế. Kết quả là vết thương trên da chậm lành hơn so với bình thường.
  • Gây ra mụn trứng cá: Khi cơ thể bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tăng sản sinh hormone cortisol và androgen. Cả hai hormone này đều khiến da đổ dầu nhiều. Bã nhờn tiết ra nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn P. acnes và làm xuất hiện mụn trứng cá.
  • Làm bùng phát các bệnh da mãn tính: Sự thay đổi đột ngột của các hormone khi bị stress có thể kích hoạt các bệnh da liễu mãn tính tái phát. Trong đó thường gặp nhất là viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn, vẩy nến, tổ đỉa, nổi mề đay,… Các bệnh da liễu mãn tính hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
  • Các vấn đề khác: Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp, stress còn gây ra những tác hại gián tiếp như stress gây mất ngủ, thiếu ngủ và trao đổi chất kém. Tình trạng này kéo dài khiến da khô sạm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, bề mặt da sần sùi và kém mịn màng.

Làn da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể với vai trò bảo vệ tất cả các cơ quan bên trong. Những vấn đề về da đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, da bong vảy, khô và nứt nẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu.

8. Gây ra các vấn đề tiêu hóa

Ngoài những tác hại trên, căng thẳng còn gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa. Hormone cortisol tăng cao khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị và co bóp bất thường. Vì vậy, trong thời gian bị stress, bạn thường gặp phải các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị, đầy hơi, chướng bụng và tiêu hóa kém.

Với những người bị viêm loét dạ dày, stress khiến cho vết loét tiến triển nặng do tăng tiết dịch vị. Ngoài ra, stress cũng là nguyên nhân gây tái phát trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích.

tác hại của stress đến cơ thể
Hormone gây stress kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị,…

Hệ thống đường ruột có các tế bào thần kinh và các tế bào này có mối quan hệ tác động qua lại với hệ thần kinh trung ương. Khi căng thẳng, não bộ bị rối loạn và các tế bào ở đường ruột nhanh chóng nhận được tín hiệu này.

Tế bào thần kinh đường ruột cũng sẽ tạo ra sự bất thường tương tự như hệ thần kinh trung ương. Kết quả là đường ruột tăng hoặc giảm nhu động bất thường, tình trạng này đặc trưng bởi triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón và đôi khi là tiêu chảy.

Trong trường hợp đối mặt với stress nặng, niêm mạc dạ dày – thực quản có thể bị xuất huyết do sự gia tăng đột ngột của hormone cortisol. Cụ thể, hormone này gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Trong khi đó, prostaglandin chính là chất bảo vệ niêm mạc thực quản – dạ dày trước tác động của axit, pepsin, cồn,… có trong thức ăn và dịch vị.

9. Gây ra các vấn đề hô hấp

Stress không tác động trực tiếp đến hệ hô hấp. Tuy nhiên, tim đập nhanh và tăng tuần hoàn máu đồng nghĩa với việc cơ thể cần nhiều oxy hơn. Do đó khi bị stress, bạn thường có cảm giác khó thở, nhịp thở nhanh và thở nông. Tình trạng này có thể gây ra cơn hen cấp đối với người có tiền sử hen suyễn.

Nếu không cải thiện sớm, hệ hô hấp buộc phải hoạt động với cường độ cao trong một thời gian dài và không tránh khỏi tình trạng bị suy yếu. Ngoài ra, stress cũng có thể làm tái phát các bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng,…

10. Căng cơ, đau nhức cơ thể – Tác hại của stress ít được chú ý

Stress gây ra phản ứng viêm trong cơ thể và hiện tượng này có thể xảy ra ở khớp. Ngoài ra, hormone gây stress – cortisol có thể khiến cơ bị co cứng và giảm lưu lượng máu đến các chi. Những yếu tố này khiến cho cơ bắp và khớp bị đau nhức, mỏi và căng cứng trong thời gian cơ thể bị stress.

Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức cơ thể do stress còn liên quan đến hiện tượng stress làm cơ thể nhạy cảm hơn với cơn đau. Do đó, với cơn đau nhẹ nhưng não bộ cảm nhận cơn đau này có mức độ nghiêm trọng và dai dẳng hơn so với thực tế.

11. Gây ra các vấn đề sinh lý nữ

Nữ giới sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, đau bụng kinh và giảm ham muốn khi bị stress. Nguyên nhân là do hormone cortisol gây rối loạn hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Hệ trục này tạo ra hormone để chi phối giai đoạn nang trứng, rụng trứng, giai đoạn hoàng thể và hành kinh.

tác hại của stress đến cơ thể
Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh,… là những tác hại của stress đối với sức khỏe sinh lý của nữ giới

Nếu hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng bị rối loạn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ khó tránh khỏi những vấn đề bất thường. Rối loạn kinh nguyệt sẽ đi kèm với các triệu chứng cơ thể như rụng tóc, da sạm, khô, tóc rụng, tinh thần bứt rứt và căng thẳng. Về lâu dài, sức khỏe sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Bởi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thường rụng trứng không đúng ngày nên sẽ khó canh được ngày có khả năng thụ thai cao.

12. Gia tăng các rối loạn tình dục ở nam giới

Nếu như nữ giới phải đối mặt với chứng rối loạn kinh nguyệt và giảm sức khỏe sinh sản thì nam giới cũng gặp phải không ít ảnh hưởng lên sức khỏe sinh lý. Hormone cortisol gia tăng gây ức chế hoạt động sản xuất testosterone của tinh hoàn. Giảm nội tiết nam đồng nghĩa với việc ham muốn tình dục giảm, khả năng cương dương và xuất tinh bị rối loạn.

Ngoài ra, stress cũng ảnh hưởng đến khoái cảm. Nhiều nam giới nhận thấy khoái cảm giảm đáng kể khi quan hệ trong thời gian bị căng thẳng thần kinh. Thậm chí một số người còn gặp phải tình trạng đau và khó chịu khi xuất tinh.

Bên cạnh đó, stress còn làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Tỷ lệ tinh trùng dị dạng, không có khả năng di động và di động kém sẽ tăng lên đáng kể. Nếu phải đối mặt với căng thẳng kéo dài, sức khỏe sinh sản của nam giới cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Stress và sức khỏe tình dục là mối quan hệ hai chiều. Tức là trạng thái căng thẳng gây ra các vấn đề sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, các rối loạn tình dục như xuất tinh sớm, giảm ham muốn, mất khoái cảm và rối loạn cương dương lại làm gia tăng mức độ căng thẳng. Tình trạng này sẽ diễn ra như một vòng tuần hoàn khiến cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

13. Suy giảm hệ miễn dịch – Tác hại thường gặp của stress

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như dị nguyên, virus, nấm và vi khuẩn. Để tránh sự nhạy cảm của tế bào miễn dịch, vỏ tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol với nồng độ phù hợp. Tuy nhiên khi bị stress, lượng hormone này sẽ tăng lên đáng kể.

Cortisol gia tăng trong một thời gian dài khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Cơ thể sẽ phản ứng chậm chạp với những yếu tố gây bệnh. Trong thời gian bị căng thẳng, một loạt các bệnh lý mãn tính sẽ bùng phát và tiến triển nặng hơn so với bình thường. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để virus, vi khuẩn và nấm men xâm nhập gây ra các vấn đề ở da, hệ hô hấp,…

14. Stress gia tăng các rối loạn tâm thần

Stress là phản ứng sinh lý của cơ thể trước những tác động tiêu cực, áp lực và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng trường diễn sẽ gây rối loạn nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh kéo dài. Hiện tại, các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh được vai trò của stress trong cơ chế bệnh sinh của nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần.

Đối với những yếu tố gây stress nặng, bạn có thể phải đối mặt với các rối loạn tâm thần sau:

Trong khi đó, stress trường diễn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần sau:

Ngoài ra, căng thẳng cũng là yếu tố kích hoạt các bệnh tâm thần mãn tính tái phát hoặc làm nghiêm trọng triệu chứng sẵn có. Có thể thấy, stress gây ra những tác hại sâu sắc đối với sức khỏe tinh thần. Đây cũng là lý do giải tỏa stress được xem là nguyên tắc chính trong điều trị các vấn đề tâm lý, tâm thần thường gặp.

Bên cạnh những tác hại đối với sức khỏe, stress còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (bao gồm tất cả các khía cạnh từ công việc, học tập, các mối quan hệ, đời sống tinh thần,…). Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho bản thân kỹ năng giải tỏa stress để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các tác hại do stress gây ra.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *