Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường? Chia sẻ

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường là điều bất cứ phụ huynh nào cũng vô cùng băn khoăn bởi không biết làm thế nào nào mới là tốt nhất. Dành thời gian chia sẻ, nói chuyện với con nhiều hơn; nói chuyện với kẻ bắt nạt; đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc thậm chí là xem xét việc chuyển trường để giúp con sớm lấy lại tinh thần chính là điều cha mẹ cần làm để tạo ra môi trường sống hạnh phúc vui vẻ nhất cho con. 

làm gì khi con bị bạo lực học đường
Phụ huynh cần có mặt giải quyết ngay khi biết con là nạn nhân của bạo lực học đường

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường?

Bạo lực học đường đang là một trong những vấn nạn nhức nhối vẫn đang được gia tăng mỗi ngày, mặc dù đã được rất nhiều cơ quan ban ngày cùng tham gia phòng chống. Nạn nhân bạo lực học đường dù đã được “giải cứu” thành công nhưng vẫn mang một nỗi ám ảnh tâm lý nghiêm trọng, thậm chí có thể theo con đến suốt cuộc đời làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi đứa trẻ.

Tâm lý của những học sinh khi bị bạo lực học đường thường không dám thông báo với cha mẹ ngay hoặc không dám lên tiếng trực tiếp. Phần thì con sợ rằng ba mẹ sẽ không tin mình, phần vì bị đe dọa và lo lắng rằng mình sẽ bị trả thù nên thường cố gắng im lặng chịu đựng. Chỉ đến khi trên người con chằng chịt những vết tích, tinh thần hoảng loạn sợ hãi cha mẹ mới dần nhận thấy bất thường.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Không ít trường hợp phụ huynh biết con bị bắt nạt ở trường học thông qua những clip được phát tán trên mạng xã hội hay trong tình huống nguy cấp, con bị bạo lực đến mức phải nhập viện hay thậm chí là tự tử vì quá khủng hoảng tinh thần. Hệ lụy từ vấn nạn này còn kéo dài đến ở cả tương lai, cả cuộc đời phía sau con. Vậy cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường?

Kiểm soát cảm xúc của bản thân

Tất nhiên là bậc cha mẹ, khi nghe tin đứa con yêu quý ngoan ngoãn của mình bị bắt nạt thì không ai có thể giữ bình tĩnh, tuy nhiên điều phụ huynh nên làm lúc này là hít thở sâu để cân bằng tâm trí, từ đó mới đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Sự kích động của cha mẹ lúc này có thể chỉ khiến con sợ hãi và làm vấn đề nghiêm trọng hơn mà thôi.

Nếu con không muốn nói, không muốn tiết lộ danh tính kẻ bắt nạt, phụ huynh không nên ép con. Hãy dành thời gian theo dõi, tìm hiểu thậm chí là thu thập lại hình ảnh con bị bắt nạt và ra mặt ngay khi cần thiết. Bởi một số kẻ có xu hướng không hành động trong trường mà lựa chọn các địa điểm xa trường, do đó có bằng chứng rõ ràng, minh bạch là điều rất cần thiết.

Nên làm gì khi con bị bạo lực học đường thì cha mẹ tuyệt đối không nên dùng những lẽ mang tính thù ghét, kích động, bạo lực như ” để ba đi đánh cho nó một trận cho chừa” hay ” nó đánh con như nào, ba đánh lại như thế”, hoặc thậm chí là đến tận nhà kẻ bắt nạt để thực hiện các hành vi này ngay lập tức. Tuy nhiên cần nhớ rằng, kẻ bắt nạt cũng là một đứa trẻ và bạn là người lớn nên không nên hành động như vậy.

Chia sẻ tâm sự để xoa dịu tinh thần con

Bất cứ đứa trẻ nào bị bạo lực học đường cũng luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, căng thẳng nên thường chỉ muốn trốn trong phòng, ngủ cũng gặp ác mộng, không muốn gặp gỡ hay nói chuyện với ai. Điều phụ huynh cần làm ngay lúc này chính là xoa dịu tinh thần, tạo sự tin tưởng cho con, vỗ về để con cảm thấy an tâm, từ đó có thể mở lòng và chia sẻ con nhiều hơn.

làm gì khi con bị bạo lực học đường
Nhẹ nhàng ôm ấm và khẳng định rằng luôn có cha mẹ ở đây sẽ giúp con cảm thấy vững tin và an tâm hơn

Khi trò chuyện với con, phụ huynh tuyệt đối không nên hỏi những câu như con có làm gì bạn không, nếu con không làm gì sao bạn đánh con, sao bạn không bắt nạt người khác mà lại bắt nạt con? Thực tế những kẻ bắt nạt có những lý do vô cùng kỳ cục như ” nhìn ngứa mắt”; ” trông thấy ghét”.. nhưng thực tế, lý do đơn giản khiến con bạn là nạn nhân chỉ đơn giản là con yếu đuối, một mình, nhút nhát nên chúng có thể sai khiến, bắt nạt mà không lo lắng.

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường thì hãy nói với con rằng “đừng lo lắng, có bố mẹ ở đây rồi, bố mẹ sẽ bảo vệ con” hay “chuyện này đã xảy ra bao lâu rồi, con có muốn chuyển lớp/ chuyển trường không, ngày mai bố mẹ sẽ đưa con đi học”.. Khi con đã yên tâm hơn, chia sẻ về câu chuyện giúp phụ huynh hiểu rõ ngọn ngành sẽ giúp việc giải quyết sau đó dễ dàng hơn.

Hãy thật cố gắng kiên nhẫn trò chuyện với con, lắng nghe để con có cảm giác mình được tôn trọng, được bảo vệ. Không nên cáu gắt, mất kiên nhẫn hay ép con phải nói mọi vấn đề. Kiên trì đợi đến khi con sẵn sàng mở lòng và chia sẻ với bố mẹ bởi lúc này tâm trí con vẫn đang vô cùng hoảng loạn, sợ hãi về nhiều thứ.

Phụ huynh cũng có thể hỏi về mong muốn của con, dành cho con thời gian nghỉ ngơi ở nhà, không cần phải đến trường cho đến khi giải quyết xong vấn đề. Đừng quên nói chuyện với con nhiều hơn, hãy tạo cho con niềm tin rằng, sẽ luôn có cha mẹ luôn ở đây bảo vệ cho con. Đây chính là liều thuốc tốt nhất để con sớm lấy lại tinh thần, tự tin vững vàng hơn ở cả hiện tại và tương lai.

Nói chuyện với nhà trường và gia đình kẻ bắt nạt

Nên làm gì khi con bị bạo lực học đường để tốt nhất cho con thì hãy nhanh chóng sắp xếp nói chuyện ngay với nhà trường để bảo vệ con. Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể túc trực ở trường để bảo vệ con, điều này có thể khiến con không được tự nhiên, thậm chí nếu không khéo léo còn khiến con bị bạn bè chọc ghẹo hay bị những kẻ bắt nạt “hành hạ” khi phụ huynh không có mặt.

Việc trao đổi với nhà trường trước hết sẽ thiết lập được các biện pháp bảo vệ con phù hợp, luôn có thầy cô giáo hay giám thị gần con để kẻ bắt nạt không có cơ hội. Việc chuyển lớp cũng được sắp xếp để hạn chế tiếp xúc ở gần với kẻ bắt nạt. Ngoài ra nhà trường cũng chính là đơn vị đứng ra sắp xếp các buổi làm việc, giải quyết vấn đề giữa những người trong câu chuyện.

Một vấn đề mà phụ huynh cần chú ý là cần tinh tế hơn trong cách hành xử, có thể gặp mặt và nói chuyện thẳng thắn với kẻ bắt nạt, tuy nhiên tuyệt đối không nên quát mắng hay đánh chúng nơi đông người. Điều này dù có thể áp đảo phần nào tâm lý, khiến chúng sợ sệt nhưng lại làm hạ thấp lòng tự trọng dễ gây nảy sinh lòng thù hằn ở những đứa trẻ ngỗ nghịch này.

Thay vào đó, hãy nhờ nhà trường lên kế hoạch về buổi gặp mặt có cả gia đình của kẻ bắt nạt và những kẻ bắt nạt. Nói chuyện trực tiếp giữa hai bên và có nhà trường đứng ra làm chứng, giải quyết và đưa ra hình thức xử phạt công bằng, văn minh, đúng quy định. Thậm chí có thể mời cả công an làm việc nếu cần thiết. Làm gì khi con bị bạo lực học đường thì đây mới là cách có thể khiến kẻ bắt nạt bị áp đảo hoàn toàn, biết sợ.

Nhiều phụ huynh không giữ được bình tĩnh đã đánh kẻ bắt nạt, như vậy sẽ cũng biến hình thành một “kẻ bạo lực” mà thôi. Tuy nhiên kể cả sau khi các vấn đề trong trường đã được giải quyết, phụ huynh vẫn nên dành thời gian đưa đón, trao đổi chia sẻ với con hằng ngày để tránh trường hợp con bị những kẻ này trả thù, bắt nạt ngoài trường học.

Làm gì khi con bị bạo lực học đường – đưa con đến trung tâm tâm lý

Tỷ lệ trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay sang chấn tâm lý sau khi là nạn nhân của bạo lực học đường là rất cao. Ngay cả khi các triệu chứng này không quá nổi bật, trẻ nói rằng mình ổn nhưng thực tế, những nỗi ám ảnh trong con là rất lớn, choán lấy tâm trí của bất cứ nạn nhân nào. Rất nhiều đứa trẻ dù đã thoát khỏi việc bị bạo hành, bắt nạt nhưng vẫn luôn sống trong lo sợ, ăn không ngon, ngủ gặp ác mộng về những hành vi đó đến cả khi trưởng thành.

làm gì khi con bị bạo lực học đường
Chăm sóc phụ hồi tâm lý cũng là điều trị huynh nên làm để sớm lấy lại tinh thần cho con

Thực tế rằng có thể con có chia sẻ với cha mẹ về những cảm xúc, lo lắng ở hiện tại nhưng không phải lúc nào con cũng nói hết. Có thể là do con sợ bố mẹ lo lắng hoặc cũng có thể con chưa đủ tự tin nên cứ giữ mãi những vướng bận, tự mình giữ mãi những điều tiêu cực xấu xí trong lòng. Đây cũng chính là lý do khiến rất nhiều trẻ dù được giúp đỡ sớm sau khi bị bạo lực học đường những vẫn mắc trầm cảm.

Do đó phụ huynh cần làm gì khi con bị bạo lực học đường thì chính là hãy đưa con đến các trung tâm tâm lý càng sớm càng tốt, kể cả khi con nói rằng mình ổn. Với chuyên môn của mình, chuyên gia tâm lý chính là người giúp con giải quyết những nút thắt trong tâm trí, giúp con hiểu rằng việc bị bắt nạt không phải là lỗi của con, dần dần lấy lại sự bình ổn và tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Không chỉ đóng vai trò là người trò chuyện, chia sẻ mà nhà trị liệu tâm lý còn hướng dẫn cho trẻ hướng nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách tích cực, lạc quan hơn, cách để xoa dịu tâm trí. Dần dần những cảm xúc tiêu cực dần tan biến và thay thế bằng những nụ cười, sự hạnh phúc, trái tim chân thành và tươi sáng nhất, đúng với những điều mà lứa tuổi của con xứng đáng được tận hưởng.

Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Dù đã muộn nhưng dạy con cách tự bảo vệ bản thân cũng là điều mà phụ huynh nên thực hiện nếu vẫn còn băn khoăn không biết nên làm gì khi con bị bạo lực học đường. Học cách bảo vệ chính mình thì không bao giờ là thừa dù ở bất cứ thời điểm nào. Mặt khác, không thể tránh khỏi trường hợp những kẻ bắt nạt vẫn không ngưng ý định, muốn tìm cách trả thù con sau đó.

Phụ huynh cần dạy con dám lên tiếng nếu bản thân bị bắt nạt, bạo hành, dám phản kháng với kẻ xấu tùy trường hợp. Chẳng hạn hãy nhìn thẳng vào kẻ bắt nạt nói với giọng rành mạch, rõ ràng rằng “vì sao bạn lại làm như vậy?”. Nếu thấy tình hình không ổn hãy cố gắng hô to, gây chú ý cho người lớn, chạy vào đám đông và chờ người nhà tới đón. Khi ở trường cũng cố gắng hoạt động ở gần các khu vực có thầy cô hay giám thị để hạn chế tiếp xúc với những tên “đầu gấu”.

Nên làm gì khi con bị bạo lực học đường thì cha mẹ cũng có thể cho con tham gia vào các lớp kỹ năng mềm hay đi học võ, bơi lội hay tham gia các bộ môn giúp rèn luyện thể lực, gia tăng sức khỏe. Đa phần những đứa trẻ bị bắt nạt đề có thể lực khá yếu, bề ngoài yếu đuối nên việc tăng cường sức khỏe sẽ giúp con ít nhất dám phản kháng lại và làm chúng thay đổi suy nghĩ rằng con là kẻ yếu dễ bắt nạt.

Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý rằng, nên khuyến khích con, học võ là để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ kẻ yếu nếu bị hiếp đáp, không nên lạm dụng để trả thù. Không ít những đứa trẻ sau khi học võ thành thạo đã tìm đến những kẻ bắt nạt mình để trả thù, thậm chí ra tay quá mức khiến đối phương bị tổn hại về thể chất. Như thế, con có thể từ nạn nhân biến thành hung thủ, đây là trường hợp rất đáng tiếc.

Làm gì khi con bị bạo lực học đường – tạo môi trường phát triển tốt nhất

Xem xét chuyển trường, thay đổi môi trường sống, môi trường học tập đôi khi cũng là vấn đề phụ huynh nên thực sự nghiêm túc xem xét để tạo cho con môi trường phát triển lành mạnh nhất, tích cực nhất, sớm lấy lại tinh thần tươi vui đúng với lứa tuổi. Cha mẹ nên làm gì khi con bị bạo lực học đường thì đây cực kỳ là điều cần được thực hiện.

làm gì khi con bị bạo lực học đường
Thay đổi môi trường sống cũng giúp trẻ chữa lành vết thương tinh thần hiệu quả hơn

Chẳng hạn phụ huynh có thể xem xét cho con đổi sang học trường khác hay nếu có ông bà ở quê cũng có thể cho con chuyển về quê. Không khí ở quê cũng rất thích hợp để chữa lành vết thương trong tâm hồn, cân bằng tâm trí để con trở lại là những đứa trẻ vô tư hồn nhiên như ngày nào.

Ngoài ra phụ huynh cũng có thể chia sẻ để hiểu hơn về mong muốn, sở thích, đam mê của con nhằm tạo điều kiện giúp con phát triển những điều này. Khi được sống trong sự đam mê và sở thích, con cũng dần quên mất những điều tiêu cực trong quá khứ. Chẳng hạn nếu con thích vẽ có thể cho con đi học vẽ hay nếu con thích nghệ thuật phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia sinh hoạt nhà văn hóa, các lớp nhảy hay lớp diễn xuất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Làm gì khi con bị bạo lực học đường phụ huynh cũng có thể trao đổi với các chuyên gia học đường, các trung tâm tư vấn tâm lý để có hướng tư vấn và hỗ trợ con tốt hơn. Mỗi phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian chú ý quan sát, chia sẻ với con mỗi ngày đồng thời hướng dẫn con cách bảo vệ bản thân từ sớm để phòng tránh tối đa nguy cơ này.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *