Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc có thật sự chính xác?
Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc dường như là một điều vô lý nhưng những năm trở lại đây có rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu và chứng minh về vấn đề này. Đây được xem là một điều mang lại nhiều giá trị và rất hữu ích trong việc sớm phát hiện ra chứng tự kỷ để có thể can thiệp sớm, xử lý hiệu quả.
Tiếng khóc của trẻ có thể cảnh báo chứng tự kỷ không?
Có thể thấy, dù là đứa trẻ ngoan đến mức nào thì cũng không thể tránh khỏi những lúc khóc lóc, khó chịu. Ở cùng một độ tuổi, hầu hết trẻ em đều đang phát triển điển hình. Cho dù trẻ được sinh ra ở bất kì nền văn hóa nào, sống ở môi trường giáo dục ra sao thì các biểu hiện tiếp thu lời nói, ngôn ngữ cũng sẽ giống nhau. Tuy nhiên, đối với những trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ thì sẽ không có mô hình cụ thể nào trong suốt năm đầu tiên.
Trong thực tế, biểu hiện sớm nhất của sự phát triển ngôn ngữ đó chính là việc trẻ bập bẹ nói ê a. Ngoài ra, tiếng khóc của trẻ nhỏ cũng được xem là một trong những ngôn ngữ đại diện cho hệ thống giao tiếp thích ứng. Được biết, khóc không chỉ đơn thuần là một phản xạ tự nhiên mà hiểu theo một cách cụ thể nó chính là phản xạ động cơ của con người đối với cảm xúc, sau đó chính là việc tạo ra âm thanh.
Theo đánh giá và phân tích của các chuyên gia thì tiếng khóc của trẻ nhỏ không chỉ có sự khác nhau về âm thanh mà nó còn thể hiện cách mà trẻ nhận thức. Nó giống như một tín hiệu thông báo về sự cần thiết, mong muốn được quan tâm, chú ý đặc biệt. Cho dù tiếng khóc không được định nghĩa cụ thể giống như một loại ngôn ngữ. Tuy nhiên nó cũng được xem là một trong các công cụ giao tiếp tốt nhất thường được trẻ sơ sinh sử dụng để có thể thông báo, đưa ra tín hiệu cho cha mẹ.
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, ngay từ những năm tháng đầu đời của những đứa trẻ sau này được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ đã có những biểu hiện bất thường, tiếng khóc của trẻ cũng sẽ khác với những đứa trẻ khác. Những trẻ mắc phải các dạng khuyết tật phát triển khác nhau cũng sẽ có những tiếng khóc khác nhau, nhất là ở những trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển.
Trong một nghiên cứu chuyên khoa đã chỉ ra rằng, những bà mẹ của các đứa trẻ đang có sự phát triển điển hình có thể dễ dàng phân tích và giải thích về giọng nói, tiếng khóc mà trẻ đang muốn truyền đạt về các nhu cầu, mong muốn khác nhau. Tuy nhiên, đối với những bậc phụ huynh có đứa con mắc chứng tự kỷ sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc hiểu được những thông điệp qua tiếng khóc của trẻ. Cũng bởi tiếng khóc của con thường mang một phong cách riêng biệt, không giống với những đứa trẻ khác.
Hiểu một cách đơn giản chính là trong giai đoạn mà trẻ nhỏ phát triển khả năng giao tiếp ban đầu, “ngôn ngữ” của những trẻ bị tự kỷ sẽ không được cha mẹ thấu hiểu và khiến cho quá trình giao tiếp có chủ định bị thất bại, thông thường sẽ bắt đầu vào tháng thứ 9.
Hầu hết các bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ đều chia sẻ rằng, họ gặp rất nhiều cản trở và khó khăn trong việc giải mã và thấu hiểu được các tín hiệu cảm xuất của trẻ, đặc biệt là vào giai đoạn đầu đời. Cũng chính vì việc không hiểu rõ về tiếng khóc của trẻ mà nhiều bậc cha mẹ không thể tìm ra được nguyên nhân của những cơn khóc lóc, không thể giải quyết và đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ nhỏ.
Làm sao để nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc?
Cho đến hiện nay, nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng của tự kỷ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ em mắc phải hội chứng này đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ và gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống, tương lai của các em. Những trẻ mắc phải hội chứng này thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và bị hạn chế bởi một số kỹ năng xã hội.
Theo nghiên cứu và số liệu thống kê thì các triệu chứng của tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm, chủ yếu là khoảng vào 3 năm đầu đời. Tuy nhiên nếu không dành thời gian để quan sát và theo dõi hành vi của trẻ thì cha mẹ cũng rất khó phát hiện được những sự bất thường của con nhỏ. Thường thì khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 2 trở đi thì các dấu hiệu của tự kỷ mới biểu hiện một cách rõ ràng.
Như chia sẻ ở trên thì tiếng khóc của trẻ nhỏ cũng chính là một trong các yếu tố giúp các bậc phụ huynh phát hiện được những sự bất thường ở trẻ nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Brown cùng với Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ sơ sinh đã tiến hành tìm hiểu và phát triển nên một loại máy dùng để phân tích về tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Điều này mang lại ý nghĩa to lớn trong việc xác định cụ thể về những vấn đề bất ổn trong hoạt động của hệ thần kinh và sự phát triển của trẻ em.
Theo đó, người phát ngôn tại Đại học Brown cũng cho biết rằng “Những biến thể nhẹ trong tiếng kêu, hầu như không thể nghe thấy đối với tai người”. Stephen Sheinkopf – Giáo sư của Đại học Brown và cũng là người đã phát triển nên công cụ này chia sẻ rằng: “Chúng ta đã biết từ lâu rằng những người lớn tuổi mắc chứng tự kỷ tạo ra âm thanh hoặc giọng nói khác thường hoặc không điển hình. Điều này đã được thảo luận là hữu ích trong việc phát triển các công cụ nhận dạng sớm cho chứng tự kỷ. Đó là một thách thức lớn. Làm thế nào để bạn phát hiện ra các dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh?”
Thiết bị phân tích này được hoạt động theo cách đơn giản hóa những tiếng kêu được thu lại thành những khung hình 12,5mili giây và tiếng hành phân tích mỗi khung hình với ít nhất 80 thông số. Nghiên cứu này được thực hiện sau một chứng rối loạn được gọi là hội chứng Cri du chat hay còn được biết đến là hội chứng tiếng kêu của mèo, một phần của một dị tật di truyền giống với hội chứng Down.
Bên cạnh việc nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc thì cha mẹ nên chú ý thêm các dấu hiệu khác của trẻ để đưa ra nhận định rõ ràng hơn về vấn đề con mình đang gặp phải. Bao gồm:
- Ít tiếp xúc với xã hội
- Trẻ có nhiều hành vi chống đối, nhất là chống đối lại sự thay đổi của môi trường xung quanh
- Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
- Trẻ có các hành vi lặp đi lặp lại hoặc hành vi kỳ lạ
- Trẻ dễ gắn bó một cách bất thường với một số đồ vật vô tri vô giác
- Vận động chậm chạp do rối loạn trương lực cơ hoặc giảm trương lực cơ toàn thân
- Trẻ có xu hướng thích chơi một mình
- Trẻ bị rối loạn ăn uống với các triệu chứng chán ăn, nôn ói,…
- Trẻ có khiếm khuyết về mặt trí tuệ
Cách dỗ dành trẻ tự kỷ hay khóc cha mẹ nên biết
Việc trẻ tự kỷ thường xuyên quấy khóc cũng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu và bất lực. Tuy nhiên, đừng nên phớt lờ trẻ mà hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp sau đây để có thể xoa dịu được những con thịnh nộ của trẻ tự kỷ:
- Xác định và loại bỏ các yếu tố kích thích: Để có thể kiểm soát và làm thuyên giảm được cơ khủng hoảng của những trẻ tự kỷ thì điều đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là tìm ra các tác nhân kích thích tạo nên sự nhạy cảm của trẻ. Điều này sẽ giúp cha mẹ biết được cách khắc phục hiệu quả và sẵn sàng đối phó với những sự cố có khả năng xảy ra.
- Tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ: Để con dừng việc chú ý vào các yếu tố gây hoảng sợ, kích động thì cha mẹ hãy cố gắng tìm cách đánh lạc hướng con. Bạn có thể làm bất cứ điều gì để khiến con trở nên vui vẻ và thoải mái hơn. Mục đích của hành động này là giúp con tập trung vào những điều thú vị hơn nhưng không quá kích thích. Cha mẹ có thể hát một bài hát mà con yêu thích, cùng con chơi trò chơi mà con hay chơi hoặc tạo ra âm thanh thú vị thu hút con.
- Giúp con có cảm giác an toàn: Ưu tiên hàng đầu mà bạn cần phải ghi nhớ khi trẻ tự kỷ trở nên hoảng loạn đó chính là loại bỏ ngay các tác nhân làm trẻ cảm thấy bất an, lo sợ. Các phụ huynh có thể bế con sang một môi trường khác yên tĩnh và thoải mái hơn để con có thể bình tĩnh và ổn định trở lại.
- Hãy cố gắng giữ bình tĩnh: Khi con khóc lóc, cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh, kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Cũng bởi nếu cả người lớn cũng trở nên lúng túng, kích động thì mọi chuyện sẽ không thể giải quyết tốt. Bạn nên hiểu rằng, bất kì hành động, cử chỉ hung hăng, thô bạo nào của bạn cũng có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ nhỏ. Tốt nhất bạn nên kiểm soát tốt lời nói, hành vi của mình, di chuyển nhẹ nhàng, nói chuyện từ tốn.
- Tuyệt đối không được hành động khi chưa giải thích: Để tránh việc gia tăng các xung đột và khiến cho tình trạng mất bình tĩnh của con trở nên tồi tệ hơn thì bạn cần phải biết cách cân bằng mọi thứ xung quanh. Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất đó chính giải thích cặn kẽ cho con hiểu về những việc mà bạn sắp làm. Bất kể con bạn có đưa ra phản ứng thế nào thì một lời giải thích cũng giúp con bình tĩnh hơn, hạn chế được các phản ứng bốc đồng ở trẻ tự kỷ.
Việc nhận biết các dấu hiệu tự kỷ qua tiếng khóc của trẻ nhỏ là một điều không đơn giản. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể dành thời gian để quan sát, tìm hiểu thì cũng có thể nhận ra được những sự bất thường ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về chứng tự kỷ cũng như nắm được một số cách phát hiện sự bất thường sớm thông qua tiếng khóc của trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!