Rối loạn hành vi ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Rối loạn hành vi là sự bất ổn trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của bản thân, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các luật lệ, nguyên tắc đã được thống nhất. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên nhưng cũng không hiếm các trường hợp bệnh rối loạn hành vi ở người cao tuổi. 

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi
Rối loạn hành vi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người cao tuổi.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi là gì?

Rối loạn hành vi bao gồm một nhóm nhiều vấn đề về cảm xúc và hành vi thường khởi phát sớm từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên, tuy nhiên cũng có một số trường hợp người trưởng thành, người già cao tuổi gặp phải các triệu chứng của bệnh.

Những người mắc phải chứng rối loạn này sẽ thường gặp phải khó khăn trong việc tuân thủ theo các quy tắc, quy định đã được đặt ra trước đó. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi bệnh nhân. Đặc biệt mức độ nghiêm trọng ở người cao tuổi thường sẽ cao hơn bởi họ đã có nhận thức rõ ràng và những hành vi cũng mang tính chất nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi ở người cao tuổi

Rối loạn hành vi thường có thể khởi phát bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, nó thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố, hiếm khi chỉ do một nguyên nhân riêng lẻ. Đối với các trường hợp bị rối loạn hành vi ở người cao tuổi thường sẽ xuất phát từ các biểu hiện, triệu chứng đã có từ thời niên thiếu nhưng không được phát hiện hoặc điều trị dứt điểm, đồng thời bệnh tình cũng có nhiều khả năng khởi phát mà không thể xác định cụ thể về thời gian.

Theo đó tổn thương thùy trán được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến cho người cao tuổi rơi vào trạng thái rối loạn hành vi. Cũng bởi thùy trán chính là cơ quan nắm giữ chức năng biểu đạt, tiếp nhận và xử lý các tình huống, sự việc hoặc ghi nhớ. Nếu cơ quan này bị tổn thương sẽ dẫn đến việc suy giảm về khả năng xử lý các khó khăn, xung đột, thực hiện các kế hoạch đã định sẵn và việc ghi nhớ, học hỏi. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng bị tổn thương thùy trán cũng có thể là hệ hụy của các chấn thương, đột quỵ hoặc một số bệnh thoái hóa thần kinh.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi
Rối loạn hành vi ở người cao tuổi thường xuất hiện do sự tổn thương thùy trán

Bên cạnh đó, chứng rối loạn hành vi còn có nhiều khả năng khởi phát ở những đối tượng như:

  • Người nghiện bia rượu, các chất kích thích
  • Người thường xuyên phải đối diện với những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình.
  • Người cao tuổi thơ không hạnh phúc, từng bị bóc lột, hành hạ, bạo hành.
  • Người có tiền sử mắc phải các vấn đề tâm lý, tâm thần, thần kinh.
  • Người vừa trải qua các sự kiện, tình huống gây sang chất đột ngột, nghiêm trọng.

Xã hội đang ngày càng phát triển và có những bước thay đổi vô cùng lớn, điều này đòi hỏi con người càng phải nỗ lực và cố gắng nhiều hơn để được tồn tại. Chính vì thế mà không ít người phải đối diện với những sự áp lực vô hình, đặc biệt là người trưởng thành cần phải gánh vác trên vai nhiều trọng trách. Các áp lực tâm lý càng chồng chất nhưng những thứ xung quanh lại không hoạt động giống như những gì mà họ mong đợi, chính vì thế họ dễ rơi vào trạng thái bế tắc, mệt mỏi, suy kiệt và dẫn đế hàng loạt các vấn đề tâm lý khác nhau, trong đó có rối loạn hành vi.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn hành vi ở người cao tuổi

Các triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ em và người cao tuổi biểu hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên, đa phần mọi người lại không mấy quan tâm hoặc cho rằng đó là do sự ảnh hưởng của tính cách mỗi người chứ không phải là bất kì vấn đề tâm lý nào.

Tuy nhiên, việc phát hiện quá muộn sẽ khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, đồng thời gây nguy hiểm lớn đối với người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp rối loạn hành vi ở người cao tuổi, bởi họ đã trưởng thành và có đầy đủ về mặt nhận thức, có suy nghĩ, nhận định riêng nên các hành vi của họ có thể mang tính chất nguy hiểm cho bản thân và các xã hội.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi
Người già bị rối loạn hành vi thường bốc đồng, kích động, khó kiểm soát hành động và suy nghĩ của bản thân.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được các rối loạn hành vi ở người cao tuổi như:

  • Cư xử hoặc sử dụng hành vi, lời nói bạo lực, hung hăng, thường xuyên gây hấn, cáu gắt với những người xung quanh.
  • Có xu hướng bạo hành, đe dọa đánh đập hoặc thực hiện các hành vi gây hại, nguy hiểm đối với những người xung quanh.
  • Thường xuyên đánh nhau, gây gổ, chửi bới với người khác về những vấn đề vô cùng nhỏ nhặt.
  • Nói dối, có hành vi trộm cắp, cướp đoạt tài sản của người khác.
  • Độc ác, bạo hành động vật, có thể thực hiện các hành vi đánh đập, ngưỡng đãi, giết hại động vật một cách dã mãn, tàn ác.
  • Cưỡng hiếp, xâm hại tình dục.
  • Không có sự đồng cảm, không có lòng thương người.
  • Có xu hướng lạm dụng bia rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện. Nếu không được đáp ứng sẽ dễ kích động, thực hiện các hành vi chống phá, la hét.
  • Không thể thức ứng tốt với những quy tắc, chuẩn mực, khuôn khổ đạo đức.
  • Không thể làm việc hoặc sinh hoạt ở những nơi có quá nhiều quy định, những nơi đòi hỏi sự tôn nghiêm.

Các biểu hiện của rối loạn hành vi rất cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người thường cho là đây là bản tính, tính cách của mỗi người. Những người mắc phải chứng rối loạn này thường bị xã hội đánh giá là người xấu. Họ có thể là những kẻ bắt cóc, trộm cắp, bạo lực, phá hoại, đột nhập nhà cửa, đua xe hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác. Đặc biệt đối với các trường hợp đã lập gia đình và có con cái thì họ có thể trở thành người vũ phu, thường xuyên bạo hành vợ con, hoặc thậm chí có những hành vi đe dọa giết người, phá hoại tài sản.

Do đặc trưng là sự không tuân thủ theo đúng các quy định, quy tắc và chuẩn mực xã hội nên những người mắc chứng rối loạn hành vi rất khó khăn trong việc tìm kiếm công việc ổn định. Họ thường không được mọi người chấp nhận và dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi có tác hại gì?

Như đã chia sẻ ở trên, rối loạn hành vi ở người cao tuổi sẽ có mức độ nguy hiểm hơn so với trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe và cả đời sống hàng ngày của bệnh nhân, thậm chí còn đe dọa đến những người xung quanh.

Các tác hại khôn lường mà rối loạn hành vi có thể gây ra như:

  • Gia tăng nguy cơ tự thực hiện các hành vi gây hại làm ảnh hưởng đến bản thân và cả những người bên cạnh.
  • Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập, thích ứng với cộng đồng, xã hội và rất dễ bị cô lập.
  • Bệnh nhân liên tục có những hành vi phá phách, kích động làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc ổn định và nghiêm túc.
  • Thường xuyên gây gổ, mâu thuẫn, xung đột với những người xung quanh khiến cho mối quan hệ dần bị rạn nứt.
  • Nguy cơ trở thành tội phạm.

Cách khắc phục rối loạn hành vi ở người cao tuổi

Các triệu chứng của rối loạn hành vi biểu hiện rất cụ thể tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác. Đối với những người trưởng thành hay cao tuổi bộc phát các triệu chứng một cách đột ngột thường sẽ được gia đình đưa đến thăm khám. Ngoài ra, cũng có một số các trường hợp người bệnh thực hiện các hành vi chống phá, phạm pháp như trộm cắp, bạo lực, đe dọa tính mạng người khác sẽ được cân nhắc tham gia vào việc đánh giá qua một số bài trắc nghiệm tâm lý mới phát hiện ra tình trạng bệnh.

So với trẻ em thì tình trạng rối loạn hành vi ở người cao tuổi sẽ gặp nhiều thách thức và khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh. Chính vì thế, để phục hồi tốt sức khỏe cho bệnh nhân thì cần đến sự phối hợp của gia đình, bác sĩ và cả bản thân người bệnh trong thời gian dài mới mang đến hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể một số phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị rối loạn hành vi ở người lớn như:

1. Điều trị y khoa

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, gia đình nên đưa người bệnh đến thăm khám tại các bệnh viện tâm thần hoặc những cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ đầy đủ và kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp CT để có thể nhận biết và phát hiện ra những sự bất ổn bên trong não bộ. Bên cạnh đó, chuyên gia còn cho người bệnh thực hiện các bài test trắc nghiệm tâm lý để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm nếu nghi ngờ đối tượng bị rối loạn hành vi.

Người bệnh rối loạn hành vi thường sẽ được ưu tiên điều trị bằng thuốc để có thể kiểm soát và khống chế các triệu chứng nguy hiểm. Cụ thể một số loại thuốc được cân nhắc sử dụng như:

  • Thuốc kích thích: Để giảm thiểu tối đa các hành vi gây rối, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để kê đơn thuốc với các loại thuốc nhóm Methylphenidate và alpha agonist.
  • Thuốc chống tâm thần đặc biệt: thuốc Risperidone có thể được chỉ định sử dụng với mục đích kiểm soát cảm xúc quá khích, bồng bột, hung hãn của người bệnh.
  • Thuốc an thần: Giúp người bệnh nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện tinh thần, gia tăng sự tỉnh táo.
  • Thuốc ổn định cảm xúc: Lithium và Acid Valproic (Depakote) sẽ được sử dụng phổ biến.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải được chỉ định và có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Cũng bởi hầu hết những loại thuốc này đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn nên bệnh nhân cần phải thực sự cẩn trọng trong việc sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng giờ. Nếu trong thời gian điều trị bằng thuốc có xuất hiện các biểu hiện bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn các xử lý kịp thời.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý hiện đang là phương pháp được đánh giá cao trong quá trình cải thiện các vấn đề tâm lý, thần kinh cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong trường hợp bị rối loạn hành vi ở người cao tuổi thì các chuyên gia cũng ưu tiên áp dụng liệu pháp này để đảm bảo được sự an toàn cho người bệnh.

Chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên môn để tác động sâu vào tinh thần, suy nghĩ, cảm xúc của bệnh nhân và giúp họ dần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của mình theo chiều hướng đúng đắn và tích cực hơn. Đồng thời, thông qua các buổi trò chuyện, chuyên gia cũng sẽ khai thác và xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra các triệu chứng bệnh. Cũng chính nhờ thế mà có thể tìm ra được giải pháp phù hợp hỗ trợ người bệnh loại bỏ các tác động tiêu cực.

Người bệnh cũng sẽ dần hiểu được vấn đề mà mình đang gặp phải, nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực hơn để dễ dàng kiểm soát cảm xúc, hành vi cả bản thân, hạn chế các trạng thái quá khích, kích động thái quá. Chuyên gia cũng sẽ tạo điều kiện và sắp xếp lịch trình để người bệnh gặp gỡ những trường hợp tương tự. Nhờ đó mà người bệnh có thể cải thiện được khả năng giao tiếp, tương tác xã hội theo đúng chuẩn mực hơn.

Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến khích gia đình cùng tham gia vào các buổi trị liệu để có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh của người thân và biết cách chăm sóc, kiểm soát người bệnh trong một vài trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, để quá trình trị liệu mang lại hiệu quả cao thì người bệnh cũng cần phải tin tưởng vào chuyên gia và phối hợp tốt với các biện pháp được hướng dẫn.

3. Sự hỗ trợ từ gia đình

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị và cải thiện bệnh cho các trường hợp người cao tuổi bị rối loạn hành vi. Bạn nên hiểu rằng, những hành vi, cảm xúc sai lệch của bệnh nhân không xuất phát từ mong muốn của họ mà chính là do sự ảnh hưởng của rối loạn hành vi.

Do đó, thay vì trách móc, la mắng người bệnh thì bạn hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng phân tích và trò chuyện cùng họ. Hãy giúp họ hiểu và biết được bản chất của hành vi đó và động viên họ không thực hiện chúng.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi
Gia đình, người thân cần dành nhiều thời gian bên cạnh, quan tâm và chăm sóc người bệnh.

Để giúp họ cải thiện tốt nhận thức, hành vi của mình và đáp ứng tốt các chuẩn mực xã hội thì gia đình cũng nên dành nhiều thời gian quan tâm, cùng họ tham gia vào các hoạt động lành mạnh. Hãy giúp họ nâng cao tình thương và sự kết nối bằng việc cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, đi du lịch, tập thể dục.

Đồng thời, nên hạn chế để người bệnh ở một mình hoặc có thái độ xa lánh, lẩn trốn họ. Những người bị rối loạn hành vi thường dễ cảm thấy cô đơn, đặc biệt là nhận thấy thái độ của người khác đối với mình. Vì thế, hãy cố gắng xoa dịu họ bằng cách dành tình yêu thương, sự quan tâm, những lời động viên để họ có thêm nhiều nghị lực cố gắng, vượt qua căn bệnh này.

4. Sự quyết tâm của bệnh nhân

Người cao tuổi đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm sống, đồng thời họ cũng đã có nhận thức, suy nghĩ chín chắn, họ hoàn toàn có thể tự lên kế hoạch cho những hành vi sai trái của bản thân. Không chỉ thế, có nhiều trường hợp còn nhận thấy sự sai trái của mình nhưng khi càng thực hiện chúng thì họ lại càng cảm thấy vui sướng và thỏa mãn.

Họ còn có khả năng nói dối với những người xung quanh và làm cho người khác nghĩ rằng họ đó ổn, sau đó lại lén lút thực hiện các hành vi không phù hợp của mình. Do đó, nếu bản thân người bệnh không có sự quyết tâm và cố gắng thì dù có áp dụng các biện pháp tốt đến đâu cũng không thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Chính vì thế, để có thể giữ bình tĩnh, cải thiện tinh thần và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị rối loạn lo âu thì người bệnh cần thực hiện một số điều sau đây:

  • Rèn luyện thể chất và duy trì một chế độ tập luyện lành mạnh mỗi ngày.
  • Chú ý nâng cao chất lượng giấc ngủ, duy trì giấc ngủ ổn định.
  • Khi cảm thấy mất bình tĩnh hoặc chuẩn bị thực hiện một hành vi sai trái nào đó thì người bệnh hãy tập hít thở thật sâu.
  • Yoga và thiền là một trong các phương pháp giúp kiểm soát cảm xúc, ổn định tâm trạng và hạn chế các suy nghĩ, hành vi tiêu cực.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Học cách chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người thân bên cạnh để giải tỏa những áp lực, căng thẳng.
  • Tìm kiếm một niềm vui mới, tham gia vào các hoạt động lành mạnh để gia tăng khả năng kết nối và giao tiếp xã hội.
  • Nghe nhạc, đọc sách cũng là một trong các cách giúp bạn giải tỏa tinh thần hiệu quả.

Rối loạn hành vi ở người cao tuổi thường sẽ kèm theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm nên cần phải được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về tình trạng bệnh và kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bất thường của bản thân hoặc người thân của mình.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *