Chứng rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cảm giác căng thẳng, lo lắng, bất an cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm gia tăng huyết áp tạm thời và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Điều này cũng khiến cho nhiều người băn khoăn rằng “Vậy chứng rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?’. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp
Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng quá mức.

Rối loạn lo âu là một tình trạng sức khỏe tâm lý vô cùng phổ biến hiện nay. Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất quá mức. Tình trạng này sẽ liên tục kéo dài ngay cả khi người bệnh đối diện với những tình huống, sự vật, đối tượng không mang tính chất nguy hiểm.

Cũng chính vì luôn tồn tại một nỗi lo sợ thái quá về những điều xảy ra xung quanh cuộc sống nên bệnh nhân rối loạn lo âu sẽ luôn có xu hướng muốn né tránh, lẩn trốn khỏi những tình huống đó. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đối với sức khỏe mà còn là một cản trở lớn đối với cuộc sống, các sinh hoạt đời thường, kết quả học tập, công việc và cả các mối quan hệ xã hội.

Rối loạn lo âu nếu không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, phổ biến nhất là tình trạng làm tăng huyết áp, khiến người bệnh mất kiểm soát, không thể điều chỉnh được hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Chính vì thế, ngay khi nhận biết các dấu hiệu bất thường về cảm xúc, người bệnh hoặc những người thân bên cạnh cần chủ động đưa họ đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để kịp thời khắc phục hiệu quả.

Tình trạng rối loạn lo âu có làm gia tăng huyết áp không?

Một nghiên cứu được thực hiện từ gần 100 năm trước và cũng là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề tăng huyết áp ở nam giới. Các nhà khoa học cho biết rằng “Nghiên cứu tìm thấy tần số cao bất thường ở những người là giám đốc các tập đoàn lớn, mang vác nhiều trách nhiệm, và ở những người sau một thời gian dài bị căng thẳng tâm lý, trở nên lo lắng”. Đây cũng là một trong các đề tài thường xuyên được đưa ra tranh luận.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Một số người cho rằng căng thẳng, lo âu là yếu tố làm gia tăng huyết áp ở nhiều người. Tuy nhiên cũng có một số người chia sẻ rằng, tình trạng cao huyết áp xuất hiện có khả năng là do quá trình kìm nén sự tức giận từ bên trong. Không dừng lại ở đó, một số khác lại nói rằng, sự gia tăng huyết áp có thể xuất phát từ yếu tố gia đình, người thân có tiền sử mắc phải vấn đề về tăng huyết áp.

Do đó, chứng rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo thực tế thì tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức có mối quan hệ khác mật thiết với việc làm gia tăng huyết áp tạm thời, tuy nhiên nó không gây ảnh hưởng đối với chứng cao huyết áp mãn tính. Điều này cũng chính xác đối với những trường hợp mắc chứng rối loạn lo âu nặng, mãn tính.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại ngày nay cho thấy rằng, khoảng thời gian bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bất an sẽ là giai đoạn kích thích nội tiết tố, hormone nội sinh (cortisol và adrenaline) giải phóng. Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng làm nhịp tim tăng nhanh, đường kính mạch máu bị suy giảm, từ đó gây ra tình trạng tăng huyết áp.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp
Rối loạn lo âu có khả năng làm gia tăng huyết áp bởi sự kích thích các hormone nội sinh bên trong cơ thể.

Các chuyên gia đánh giá rằng, sự ảnh hưởng của trạng thái  lo lắng, bất an đối với việc làm gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn là rất lớn, áp lực động mạch có thể tăng lên từ 30 đến 40%. Mặt khác, những sự biến đổi này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi các nội tiết tố này được loại bỏ tốt thì nhịp tim, đường kính mạch máu cũng như huyết áp sẽ dần ổn định và trở lại trạng thái ban đầu.

Theo đó những trường hợp bị rối loạn lo âu nhưng không rơi vào tình trạng bị cao huyết áp mãn tính thì hệ thần kinh tim mạch có vẻ như quay về trạng thái bình thường để đáp ứng khả năng thích nghi với sự gia tăng mạnh mẽ của nội tiết tố gây lo lắng, căng thẳng. Giống như những người có sức khỏe bình thường vẫn có những giai đoạn căng thẳng hoặc người mắc bệnh rối loạn lo âu mãn tính cũng sẽ xuất hiện nhiều đợt lo âu kéo dài và huyết áp của họ cũng sẽ có các phản ứng tương tự khi họ đang trong trạng thái này.

Như vậy có thể thấy, huyết áp sẽ bị tác động khá nhiều bởi cảm xúc, căng thẳng, lo lắng chính là mối đe dọa lớn nhất. Đây cũng được xem là lời giải đáp thỏa đáng vì sao mỗi khi bị căng thẳng, lo lắng, rối loạn lo âu bạn lại có nhiều khả năng tăng huyết áp. Việc huyết áp gia tăng bất thường trong một thời gian ngắn cũng sẽ gây tác hại khá nghiêm trọng, chẳng hạn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp mãn tính. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra một số tổn thương ở tim, mạch máu, thận nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, rối loạn lo âu và một số vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể gây ra tình trạng gia tăng huyết áp do sự kích thích tăng cao của nội tiết tố, hormone nội sinh, điển hình là cortisol và adrenaline. Mặc dù thế, tình trạng tăng huyết áp do rối loạn lo âu thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ít có khả năng phát triển hay chuyển biến thành cao huyết áp. Ngoại trừ các trường hợp người bệnh đã có sẵn một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như béo phì, thói quen lạm dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), mắc bệnh xơ vữa động mạch hoặc một số vấn đề về sức khỏe thận.

Đối với các trường hợp này, nếu có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn bằng các biện pháp phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt trạng thái lo lắng, bất an, nhờ đó phòng tránh tốt nguy cơ bị gia tăng huyết áp. Ngược lại, nếu rối loạn lo âu không được khắc phục sớm thì tình trạng tăng huyết áp sẽ có khả năng kéo dài liên tục và dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim. Đặc biệt hơn, đối với những người bệnh đã có sẵn tiền sử hoặc đang mắc phải các vấn đề sức khỏe tim mạch, nếu các triệu chứng rối loạn lo âu kéo dài dai dẳng sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chuyển thành bệnh tim, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bị đột tử.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những tổn thương dù xảy ra trong thời gian ngắn hay dài đều sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng gia tăng huyết áp và làm tổn hại đến hoạt động và chức năng của những cơ quan khác. Bên cạnh đó, nếu tình trạng tăng huyết áp có liên quan đến rối loạn lo âu thì còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Nhiều người sẽ rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, mất ngủ liên tục, tiểu đường, đau dạ dày, tiểu đường, hội chứng ruột kích thích,….Thậm chí, việc gia tăng huyết áp còn là yếu tố tác động ngược lại đối với chứng rối loạn lo âu, khiến cho trạng thái lo lắng, căng thẳng càng gia tăng.

Phòng tránh và cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu

Tăng huyết áp là một trong các vấn đề sức khỏe mà người bệnh rối loạn lo âu phải thường xuyên đối mặt. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế bạn cần phải có biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện tốt tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp thường được khuyến khích áp dụng.

1. Điều chỉnh lối sinh hoạt tích cực

Để có thể kiểm soát tốt bệnh rối loạn lo âu và phòng tránh khả năng làm gia tăng huyết áp thì người bệnh cần phải nhanh chóng thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực và lành mạnh hơn. Đồng thời, nếu có thể duy trì tốt lối sinh hoạt khoa học này sẽ giúp bạn nâng cao được sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, ngăn chặn tốt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp
Yoga mỗi ngày cũng là biện pháp tốt giúp bạn giảm căng thẳng, ngăn ngừa gia tăng huyết áp.

Một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể hình thành lối sống tốt, hạn chế và khắc phục tình trạng tăng huyết áp do rối loạn lo âu như:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, thiền định 15 đến 30 phút mỗi ngày là cách hiệu quả để bạn loại bỏ nhanh chóng các phiền muộn, lo lắng, bất an của mình. Rèn luyện thể chất không chỉ giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai mà còn gia tăng hoạt động của hệ thần kinh, góp phần cải thiện tinh thần, xua tan mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực.
  • Hạn chế thói quen làm việc với cường độ cao, tránh ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc. Tốt nhất bạn nên lên kế hoạch cụ thể cho những việc mà bản thân cần làm để tránh việc phải thức khuya hoàn thành công việc hoặc dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về chúng.
  • Tránh ngồi làm việc quá lâu, tốt nhất bạn nên thư giãn khoảng 5 – 10 phút sau 2 tiếng làm việc căng thẳng. Đứng dậy đi xung quanh phòng hoặc nghỉ ngơi đôi chút, nghe một bản nhạc yêu thích cũng là cách giúp tinh thần bạn được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
  • Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và não bộ. Đồng thời cần uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm bằng các loại nước ép hoa quả, ép rau củ để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Chủ động chia sẻ với mọi người xung quanh, mỗi khi gặp phải khó khăn, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, công việc, cuộc sống thì hãy mở lòng để bày tỏ với những người thân thiết của mình. Việc có thể nói ra được những suy nghĩ, cảm xúc tồi tệ của bản thân cũng phần nào giúp bạn xua tan những lo âu, phiền muộn.

2. Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh việc nhanh chóng thay đổi lối sống thì người bệnh rối loạn lo âu có tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ được cân nhắc để cải thiện bằng một số loại thuốc cần thiết. Song song với việc dùng những loại thuốc giúp điều trị rối loạn lo âu thì bác sĩ chuyên khoa còn có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc chẹn beta nhằm giúp cân bằng và kiểm soát tốt tình trạng gia tăng huyết áp, đồng thời cũng khắc phục tốt một số triệu chứng thể chất kèm theo.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Thông thường thì đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng trong thời gian ngắn nhằm khắc phục tốt các triệu chứng nguy hiểm và để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Chỉ riêng các loại thuốc nhóm chống trầm cảm 3 vòng sẽ được dùng trong thời gian dài nhằm mục đích cân bằng và ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh não bộ. Ngay cả khi bệnh tình được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể thì người bệnh cũng nên duy trì dùng từ 6 đến 12 tháng để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

3. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý cũng là một trong các phương pháp thường được ưu tiên sử dụng cho những trường hợp bị rối loạn lo âu, đặc biệt là những ai thường xuyên bị cao huyết áp. Với liệu pháp này, người bệnh sẽ dần được giải tỏa những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và sai lệch của mình, từ đó hình thành nhận thức đúng đắn hơn. Đây được đánh giá là phương pháp hỗ trợ dài hạn an toàn và hiệu quả đối với những bệnh nhân bị rối loạn lo âu hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp, chuyên gia sẽ giúp cho người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải, đồng thời giúp họ đưa ra hướng giải quyết hiệu quả và phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân còn được trang bị thêm một số kỹ năng cần thiết nhằm kiểm soát cảm xúc, đối phó tốt với căng thẳng, tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Như vậy, CÓ là câu trả lời cho thắc mắc” Chứng rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?”. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa tốt các nguy cơ nghiêm trọng thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của chuyên gia, tích cực xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh. Nếu tình trạng tăng huyết áp do lo lắng, căng thẳng kéo dài thì bạn cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có được hướng giải quyết chuyên sâu hơn.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *