10 Tác hại của stress đến sắc đẹp mà bạn không ngờ tới
Ảnh hưởng của stress luôn là vấn đề khiến nhiều người quan tâm và lo lắng. Cũng bởi, tác hại của stress không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sắc đẹp, đặc biệt là làn da.
10 Tác hại khôn lường của stress đối với sắc đẹp
Với cuộc sống hiện đại và bận rộn ngày nay, mỗi chúng ta đều không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi đến cực độ. Tất cả các vấn đề xoay quanh cuộc sống, từ việc học tập, công việc cho đến các mối quan hệ xã hội đều có khả năng gây ra những áp lực vô hình khiến con người dẫn bị mất cân bằng, rơi vào trạng thái stress.
Về cơ bản, stress không hoàn toàn xấu bởi đôi khi sự căng thẳng đúng mức sẽ trở thành động lực để bạn có thể nỗ lực, gia tăng sức sáng tạo của mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài dai dẳng và không có cách khắc phục tốt sẽ gây nên rất nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và cả sắc đẹp của bạn.
Dựa theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, trạng thái stress sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái của đường ruột, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại trong đường ruột sản sinh và phát triển nhiều hơn, từ đó gây ra nhiều vấn đề như khó tiêu, ăn không ngon miệng, thường xuyên buồn nôn, cơ thể khó hấp thụ thức ăn.
Ngoài ra, căng thẳng quá mức còn có thể làm suy yếu cả hệ thống miễn dịch, gia tăng nguy cơ làm nhiễm trùng da và khiến cho da khó lành các vết thương. Các chuyên gia cũng chia sẻ rằng, những tác hại của stress đối với sắc đẹp là vô cùng lớn, nó có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng đối với da, tóc, móng tay.
Cụ thể là khi cơ thể rơi vào trạng thái stress kéo dài thì hàm lượng hormone cortisol – một loại nội tiết có khả năng giúp ngăn chặn và kiểm soát căng thẳng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, khi hàm lượng chất này gia tăng mạnh mẽ sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, làm cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn, các phản ứng viêm trên cơ thể cũng tăng nhanh, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và da dần lão hóa đi nhanh chóng.
Đặc biệt hơn, khi nhan sắc, làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì một số người lại càng cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Do đó có thể nói, stress là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sắc đẹp nhưng sự suy giảm của sắc đẹp cũng chính là yếu tố làm gia tăng mức độ căng thẳng, stress. Cụ thể một số tác hại thường thấy của stress đến sắc đẹp như:
1. Stress kéo dài khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn
Như đã chia sẻ ở trên, khi rơi vào trạng thái stress quá mức và kéo dài dai dẳng trong một thời gian sẽ khiến cho cơ thể gia tăng sản xuất cortisol, làm cho huyết áp tăng cao đáng kể, quá trình trao đổi chất cũng không được đảm bảo tốt. Cũng chính vì thế, mà các cấu trúc sợi collagen và elastin sẽ bị tổn hại nghiêm trọng khiến cho làn da dần bị mất đi độ đàn hồi và sự mềm mại.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng cơ cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim trên da. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất ngủ, chính vì thế mà ở quanh vùng mắt sẽ dễ xuất hiện các vết quầng thâm, da dần chảy xệ và mất đi độ đàn hồi.
2. Da sạm màu do stress
Stress khiến bạn trằn trọc khó ngủ được hoặc giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mơ gặp ác mộng. Điều này kích thích các rối loạn sắc tố bên trong cơ thể và khiến chúng dần tích tụ lại, làm cho làn da không còn giữ được độ trắng sáng, mịn màng mà thay vào đó là sự xỉn màu, đen sạm đi.
Chắc hẳn bạn đã từng trông thấy làn da của mình bỏng trở nên xỉn màu, đen sạm chỉ sau một đêm mất ngủ. Theo lý giải của các chuyên gia thì việc thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đối với chức năng bảo vệ tự nhiên đối với da. Nó có thể khiến da bị khô sạm, làm da càng trở nên nhạy cảm hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng stress gây mất ngủ còn có thể làm suy yếu hoạt động của lớp biểu bì và khiến cho nó không còn đảm bảo tốt về chức năng bảo vệ da. Chính vì thế mà khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các chất độc hại hoặc những môi trường ô nhiễm thường sẽ dễ bị tác động nhiều hơn.
3. Căng thẳng quá mức làm da mỏng và dễ tổn thương
Da sẽ trở nên mỏng và dễ bị tổn thương hơn nếu bạn liên tục rơi vào trạng thái stress. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cortisol là một loại nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình chống lại và kiểm soát stress. Đồng thời nó còn có tác dụng chống dị ứng và hỗ trợ gia tăng miễn dịch cho cơ thể.
Thế nhưng, khi hàm lượng cortisol gia tăng mạnh mẽ sẽ khiến cho huyết áp và lượng đường huyết bên trong cơ thể tăng cao. Đây cũng chính là một trong các lý do thường gặp làm phân hủy protein và làm cho làn da trở nên mỏng hơn, lúc này da của bạn sẽ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài, rất dễ bị trầy xước hoặc bầm tím chỉ với những lần va chạm nhẹ.
4. Mụn trứng cá là hệ quả thường thấy của stress
Mụn do stress là một trong các vấn đề thường gặp, đặc biệt là đối với những lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vậy vì sao khi stress da lại nổi nhiều mụn? Theo giải thích từ các chuyên gia thì khi bị căng thẳng quá mức, não bộ của con người sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone kích thích corticotrophin. Loại hormone này có vai trò giống như một loại tín hiệu để gửi đến tuyến thượng thận nhầm giúp cơ thể giải phóng tốt cortisol giúp làm giảm stress hiệu quả.
Tuy nhiên, việc giải phóng quá nhiều nội tiết tố từ tuyến thượng thận cũng là yếu tố làm thúc đẩy sự tăng tiết dầu trên da và khiến cho da gia tăng các phản ứng viêm. Nó làm cho những dưỡng bào bắt đầu giải phóng ra histamine – một loại chất có khả năng gây sưng da nhằm hạn chế được sự tác động của vi khuẩn hoặc các chất động hại. Tuy nhiên, nó lại khiến da càng trở nên nhạy cảm hơn với những sự tấn công bên ngoài, từ đó làm cho da nổi nhiều mụn hơn, đặc biệt là mụn trứng cá.
5. Stress làm da lâu lành vết thương
Theo nhận xét của các chuyên gia thì chỉ cần bạn trải qua khoảng 30 phút căng thẳng cũng sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn đến 1 ngày. tiến sĩ Jan Kiecolt-Glaser, Đại học Ohio State từng nói rằng: “Làm lành vết thương là một quá trình nhạy cảm”. Cũng bởi, khi bạn rơi vào trạng thái stress sẽ khiến cho lớp biểu bì của da dần trở nên suy yếu hơn. Đồng thời nguy cơ bị nhiễm trùng và tác động bởi các yếu tố môi trường khác cũng tăng cao, từ đó làm chậm khả năng chữa lành vết thương hoặc thậm chí khiến nó trở nên tồi tệ.
Kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 42 cặp vợ chồng nhận thấy rằng, những cặp đôi thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn, căng thẳng với nhau sẽ có khả năng làm lành vết thương chậm hơn đến 40% so với những cặp vợ chồng có đời sống hôn nhân hòa thuận, hạnh phúc. Chính vì thế mà các bệnh viện luôn cố gắng củng cố tinh thần, giảm stress cho người bệnh trước khi thực hiện các ca phẫu thuật nhằm giúp họ rút ngắn được thời gian nằm viện và hỗ trợ làm lành vết thương tốt hơn.
6. Stress gây béo phì
Tác hại thường thấy nhất của stress đến sắc đẹp đó chính là tình trạng làm gia tăng cân nặng quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vóc dáng. Đã từ rất lâu, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định cụ thể về mối liên hệ của stress và béo phì. Họ cho biết rằng, mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ khiến cho tuyến thượng thận giải phóng nhiều adrenaline và cortisol, từ đó khiến cho glucose dần được giải phóng vào máu.
Ngoài ra, khi stress, thứ bạn nghĩ ngay đến đó chính là cần nạp thêm năng lượng cho cơ thể và thực phẩm cung cấp tốt nhất lúc này chính là đường. Tuy nhiên, việc dung nạp một lượng đường quá lớn sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu tốt và tích trữ ở dạng mỡ thừa, từ đó làm gia tăng nguy cơ tăng cân, gây béo phì.
Bên cạnh đó, ngay cả khi bạn không dung nạp các thực phẩm giàu đường và chất béo thì cũng có nguy cơ bị tăng căng bởi cortisol sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất khiến bạn khó duy trì cân nặng ổn định. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ có khả năng đốt cháy calo ít hơn so với thông thường.
Theo đó họ cho biết rằng, nếu stress kéo dài liên tục sẽ có khả năng khiến bạn tăng đến 5kg trong một năm và rất khó giảm cân. Đối với phụ nữ thường xuyên căng thẳng, hàm lượng insulin cũng sẽ tăng cao – đây là một loại hormone có khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.
7. Stress làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da
Tác hại nghiêm trọng nhất của stress đến sắc đẹp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng đó chính là tình trạng bị viêm da. Khi căng thẳng kéo dài, bạn sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về da như viêm da, vẩy nến, nổi mề đay, rosacea, eczema,….Trong nghiên nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy rằng, khi cơ thể làm việc quá sức, não bộ phải liên tục căng thẳng thì sẽ gây ra tình trạng rối loạn cân bằng vi khuẩn đường ruột và khiến cho sức đề kháng của làn da bị suy yếu nghiêm trọng.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, stress là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng nổi mề đay (chiếm khoảng từ 35 đến 48%). Các chuyên gia lý giải rằng, một số trường hợp phát ban do stress là vì phản xạ không điều kiện đối với trạng thái tâm lý này. Một người có thể nổi mề đay sau khi ăn một loại thức ăn trong lúc căng thẳng, nó được xem là một dạng của phản ứng có điều kiện.
8. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến bạn xuất hiện quầng thâm
Thêm một tác hại thường gặp của stress đến sắc đẹp của nhiều người đó chính là gây ra tình trạng thâm quầng mắt, xuất hiện bọng mắt gây mất thẩm mỹ. Căng thẳng quá mức có thể làm hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da, đặc biệt là vitamin C và E. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ làm cho vùng da dưới mắt dần mất đi độ đàn hồi, trở nên xỉn màu hơn.
Bên cạnh đó, stress cũng chính là một trong các lý do chính là cản trở quá trình lưu thông máu, khiến da không được cung cấp đầy đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết. Cũng chính vì thế da sẽ nhanh chống lão hóa, thiếu sức sống, trở nên khô sạm và hình thành nhiều vết thâm xung quanh vùng mắt làm nhan sắc bị xuống cấp không phanh.
9. Tóc rụng, móng dễ gãy là tác hại thường thấy của stress
Tóc và móng là một trong các bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên khi bạn liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Cũng bởi, phản ứng tự nhiên của cơ thể đó chính là tự động ngắt đi một số hoạt động, chức năng không cần thiết khi chúng ta cảm thấy stress. Tóc và móng chính là những chức năng không quan trọng đó, chính vì thế chúng ta sẽ dễ bị rụng tóc, gãy móng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Bên cạnh đó, tình trạng rụng tóc, gãy móng do stress còn có thể xuất phát từ việc cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố. Khi cường độ áp lực tăng cao sẽ khiến cho nang tóc không thể tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó khiến tóc trở nên sơ yếu và dễ bị gãy rụng. Thậm chí còn có nhiều trường hợp căng thẳng liên tục kéo dài có thể gây nên tình trạng trọc, hói trên đỉnh đầu.
Khi căng thẳng, cơ thể cũng sẽ bị mất cân bằng lượng hormone, khiến các chất dinh dưỡng không thể cung cấp đầy đủ các tất cả các cơ quan, bộ phận. Móng tay cũng chính là một trong các bộ phần không cần thiết và dễ bị thiếu hụt dưỡng chất khi stress nên thường sẽ mỏng và dễ gãy. Đồng thời, nhiều người còn có thói quen cắn móng tay khi quá căng thẳng, gây trầy xước và biến dạng móng.
10. Da dễ bị ngứa khi stress kéo dài
Stress kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy khắp cơ thể. Theo chia sẻ từ các nhà nghiên cứu thì bộ não của con người sẽ luôn giữ liên lạc chặt chẽ đối với các dây thần kinh trên da. Chính vì thế, khi căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến cho phản ứng đáp ứng của cơ thể dần trở nên quá tải. Tình trạng này sẽ làm tác động đến hoạt động và chức năng của hệ thống thần kinh, từ đó gây ra tình trạng da ngứa ngáy, bỏng rát.
Cảm giác ngứa ngáy có do ảnh hưởng của tâm lý có khả năng xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể, chẳng hạn như tay, chân, mặt, da đầu, lưng,….Cảm giác này có thể xuất hiện liên tục nhưng cũng có khi bị gián đoạn tùy vào mức độ lo lắng của mỗi người. Nếu không kịp thời khắc phục có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu hoặc bị kích ứng, nhiễm trùng nặng do hành động gãi liên tục.
Làm sao để giảm tác hại của stress đến sắc đẹp?
Như vậy có thể thấy rằng, những tác hại của stress đến sắc đẹp là vô cùng lớn và cần phải được khắc phục nhanh chóng nhằm tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn. Stress là một trạng thái tâm lý thường gặp, đặc biệt là trong xã hội hiện đại và bận rộn ngày nay con người phải đối diện với nhiều áp dụng đến từ học tập, công việc, tài chính, gia đình,… Tuy nhiên, chúng ta vẫn có cách để hạn chế bớt sự căng thẳng và giảm đi những ảnh hưởng của nó đối với nhan sắc, làn da, vóc dáng của con người.
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với những tác hại của stress đối với sắc đẹp thì đây là một trong các biện pháp khắc phục hữu hiệu dành cho bạn.
1. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Stress và mất ngủ là vấn đề có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Hầu hết những người đang căng thẳng, lo lắng quá độ sẽ khó có được một giấc ngủ sâu và trọn vẹn, thậm chí nhiều trường hợp còn mất ngủ liên tục. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ lại là yếu tố gây nên hàng loạt những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, đặc biệt là làn da. Chính vì thế, bạn cần phải biết cách duy trì và cân bằng tốt giấc ngủ của mình.
Nếu cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc thì bạn cũng có thể áp dụng thử một số mẹo thư giãn như sử dụng tinh dầu thơm, nghe nhạc, thiền định trước khi ngủ. Mỗi ngày bạn cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng và nên duy trì một thói quen ngủ lành mạnh, tránh thức khuya sau 23 giờ. Khi có được một giấc ngủ chất lượng, làn da cũng sẽ dễ dàng sản sinh ra những tế bào mới, giúp vết thương được chữa lành tốt hơn và duy trì được sự tươi tắn, khỏe mạnh.
2. Thường xuyên tập luyện thể dục
Vận động là một trong những cách hữu hiệu vừa có thể giúp bạn giảm stress, vừa hạn chế được những tác hại của stress đến sắc đẹp. Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi bạn hãy thử vận động nhẹ nhàng, hít thở sâu để cân bằng được trạng thái tâm lý của mình.
Trong rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, khi cơ thể được vận động, tập luyện thể dục đúng cách sẽ giúp kiểm soát căng thẳng, lo âu hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút để tập luyện sẽ giúp bạn có được một tinh thần thoải mái, giúp làn da trở nên căng mịn, vóc dáng cân đối và cải thiện nhan sắc một cách đáng kể. Đối với những người thường xuyên gặp phải căng thẳng thì nên ưu tiên lựa chọn các bộ môn như yoga, thiền định, chạy bộ, bơi lội,….
3. Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng cũng là cách giúp bạn hạn chế được những tác hại của stress đến sắc đẹp. Khi cảm thấy căng thẳng, bạn đừng quá lạm dụng các thực phẩm có đường, giàu chất béo hoặc dung nạp quá nhiều những món ăn chế biến sẵn, những thực phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản gây hại. Thay vào đó bạn hãy tăng cường bổ sung nhiều trái cây, các loại rau xanh, hoa quả, thịt cá tươi ngon để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn việc gia tăng cân nặng quá mức.
Bên cạnh đó, rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện cũng cần phải được loại bỏ nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến làn da bạn càng trở nên xuống cấp mỗi lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều người thường dùng rượu bia, thuốc lá giống như một phương tiện để giải quyết nỗi buồn, xua tan những trăn trở. Tuy nhiên, các chất này đều có thành phần độc hại, có thể tác động đến sức khỏe, sắc đẹp của bạn.
4. Tìm gặp chuyên gia tâm lý
Nếu không thể tự kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức của mình thì tốt nhất bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt hơn. Các chuyên gia sẽ trao đổi và giúp bạn tìm ra được nguyên nhân gây stress, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Sau khi stress được kiểm soát tốt thì những tác hại của nó gây ra cũng sẽ dần thuyên giảm.
Sau khi hỗ trợ người bệnh phục hồi tốt trạng thái tâm lý thì các chuyên gia còn giúp họ nâng cao những kỹ năng cần thiết để đối phó tốt hơn với những khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. Người bệnh sẽ được học thêm những cách kiểm soát cảm xúc, cách ứng phó với những tình huống gây căng thẳng, áp lực để hạn chế tốt những ảnh hưởng của stress.
5. Khắc phục tác hại của stress ngay từ ban đầu
Stress có thể gây ra rất nhiều các tác hại đối với nhan sắc của bạn. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy được các dấu hiệu như rụng tóc, da xỉn màu, xuất hiện quầng thâm,….thì bạn cần phải nhanh chóng tìm cách để khắc phục ngay lập tức. Bên cạnh việc giảm stress, bạn cũng cần phải chú ý đến việc giải quyết các tác hại mà nó đã gây ra.
Ví dụ như stress khiến cho tóc bạn liên tục rụng và đứt gãy. Bạn cần phải nhanh chóng tìm kiếm biện pháp để hạn chế tình trạng này. Bạn có thể sử dụng thêm các loại dầu gội, dưỡng tóc, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho tóc để khắc phục tốt vấn đề này. Hoặc tình trạng stress gây béo phì, dù đã khắc phục tốt trạng thái tâm lý nhưng cân nặng của bạn cũng sẽ không tự nhiên mà cải thiện. Do đó, bạn cũng cần phải có chế độ giảm cân phù hợp, ăn uống, tập luyện lành mạnh để lấy lại được vóc dáng cân đối.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về một số tác hại của stress đến sắc đẹp. Mỗi chúng ta cần phải biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, giải tỏa stress hiệu quả để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe và nhan sắc.
Tham khảo thêm:
- Sống vì người khác quá nhiều dần sẽ đánh mất bản thân
- 9 Cách giúp bạn chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực
- 10 Cách kiểm soát, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu nhanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!