Quiz Test Online Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực Chính Xác

Bài test nhanh online rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ giúp bạn kiểm tra ngay tại nhà xem mình có đang thực sự gặp phải chứng rối loạn tâm lý này hay không. Từ đó chủ động hơn trong việc sớm thăm khám cũng như can thiệp điều trị để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh.

Test Nhanh Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực
Quiz test rối loạn cảm xúc lưỡng cực giúp bạn đánh giá được nguy cơ mắc bệnh

Khi nào cần test nhanh rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một hội chứng về tình trạng sức khỏe tâm thần với đặc trưng nổi bật là sự dao động từ trạng thái này sang trạng thái khác. Người bệnh có thể đang từ giai đoạn trầm cảm (buồn bã, chán nản, tuyệt vọng) đột ngột chuyển sang giai đoạn hưng cảm (phấn khích, vui vẻ, năng động).

Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc nhiều vào tâm trạng mà người bệnh đang trực tiếp trải qua. Không đơn thuần như cách mà chúng ta thay đổi tâm trạng hàng ngày mà mỗi đợt rối loạn cảm xúc lưỡng cực xảy ra sẽ kéo dài liên tục trong khoảng vài tuần, vài tháng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, các sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của bệnh nhân.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây thì cần sớm test nhanh rối loạn cảm xúc lưỡng cực:

1. Mania

Mania hay còn gọi là giai đoạn hưng cảm. Dựa vào Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn tâm thần DSM nhận định hưng cảm chính là một giai đoạn khác biệt khi tâm trạng gia tăng ở mức bất thường và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Những triệu chứng hưng cảm thường sẽ kéo dài tối thiểu 7 ngày và xuất hiện ít nhất 3 trong các biểu hiện như sau:

  • Ít ngủ
  • Lòng tự trọng tăng cao
  • Nói nhanh, nói liên tục, nói to
  • Mất tập trung, rất dễ bị phân tâm
  • Bùng nổ các ý tưởng táo bạo, lạ thường
  • Dễ bị kích động, nhạy cảm, cáu gắt
  • Gia tăng sự chú ý, quan tâm nhiều đến các hoạt động, sự kiện xảy ra xung quanh.
  • Có xu hướng theo đuổi, tham gia các hoạt động mang tính chất nguy hiểm cảm.

2. Phiền muộn

Giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo trước và các triệu chứng sed kéo dài tối thiểu 2 tuần. Một giai đoạn trầm cảm nặng phải tồn tại tối thiểu 4 trong các triệu chứng sau:

  • Khí sắc kém, buồn bã, chán nản
  • Cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc buồn ngủ liên tục
  • Khó khăn trong việc đưa ra các lựa chọn hay quyết định nào đó, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất.
  • Thèm ăn, cân nặng thay đổi nhanh chóng
  • Thiếu sức sống, năng lượng tụt giảm
  • Suy nghĩ về những điều tiêu cực, cái chết và có ý định muốn tự sát.

3. Rối loạn lưỡng cực I

Rối loạn lưỡng cực I sẽ bao gồm một hay nhiều các giai đoạn hưng cảm hoặc có thể gồm một giai đoạn trầm cảm nặng. Những giai đoạn này hoàn toàn không phải do tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hoặc do quá trình sử dụng các chất kích thích gây ra.

4. Rối loạn lưỡng cực II

Rối loạn lưỡng cực II sẽ bao gồm một hoặc nhiều các giai đoạn trầm cảm, hoặc có nhiều giai đoạn hưng cảm khác nhau. Được biết hypomania được xem là một dạng hưng cảm nhẹ hơn. Các chuyên gia cho biết, rối loạn lưỡng cực II sẽ không làm ảnh hưởng hay gián đoạn quá nhiều đến các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vẫn gây nên nhiều sự tổn thương, đau khổ hay một số vấn đề gia đình, trường học, cơ quan, các mối quan hệ xã hội. Thông thường những người mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực II sẽ không có nhiều kí ức về các giai đoạn hưng cảm mà họ trải qua.

5. Rối loạn lưỡng cực chu kỳ nhanh

Rối loạn lưỡng cực chu ký nhanh được đánh giá là một dạng rối loạn ở mức độ nghiêm trọng. Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này sẽ xuất hiện tối thiểu 4 giai đoạn hưng cảm, trầm cảm nặng hoặc các trạng thái hỗn hợp trong ít nhất 1 năm.

6. Cyclothymia

Cyclothymia là một dạng rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi sự thay đổi đột ngột giữa các giai đoạn trầm cảm thấp với những giai đoạn hưng cảm. Các triệu chứng của bệnh phải kéo dài ít nhất 2 năm ở người trưởng thành và ít nhất 1 năm đối với trẻ em mới có thể được chẩn đoán.

Thông thường, người lớn sẽ có giai đoạn không xuất hiện triệu chứng kéo dài không quá 2 tháng. Còn đối với trẻ em hoặc những thanh thiếu niên sẽ có giai đoạn không triệu chứng kéo dài chưa đến 30 ngày.

7. Không chỉ định được (NOS)

Đối với các trường hợp, người bệnh xuất hiện những triệu chứng lưỡng cực không rõ ràng, không đáp ứng được các chẩn đoán của những dạng nêu trên thì sẽ được xếp và rối loạn lưỡng cực không chỉ định được. Tuy có nhiều triệu chứng lưỡng cực nhưng không thể chẩn đoán được dạng bệnh cụ thể và không đủ để đáp ứng bất kì loại phụ nào.

Đối với dạng rối loạn này cũng sẽ gồm có các thay đổi tâm trạng nhanh chóng và đột ngột, tuy nhiên không kéo dài quá lâu để xác định thành giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm thực sự. Thường thì những người được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực không chỉ định sẽ tồn tại nhiều giai đoạn hưng cảm mà không có bất kì giai đoạn trầm cảm chính nào.

Bài test nhanh online rối loạn cảm xúc lưỡng cực chính xác 100%

Đặc trưng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là những thay đổi cảm xúc dữ dội, nhanh chóng. Các triệu chứng này sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Thông thường, để chẩn đoán một người có đang mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực hay không thường phải thực hiện rất nhiều các biện pháp khác nhau.

Cho dù các triệu chứng của bệnh được biểu hiện một cách riêng biệt nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì xét nghiệm nào có khả năng xác nhận cụ thể về tình trạng bệnh. Thường thì phải kết hợp nhiều biện pháp, nhiều các xét nghiệm cần thiết mới có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác nhất.

Test Nhanh Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực
Test nhanh rối loạn cảm xúc lưỡng cực cho biết khả năng mắc bệnh của mỗi người

Để chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần có ít nhất một giai đoạn hưng cảm và một giai đoạn trầm cảm. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ bắt đầu trao đổi để khai thác thông tin về các cảm xúc, suy nghĩ của bạn. Ngoài ra họ cũng sẽ gặp gỡ thêm một số bạn bè, người thân cả bạn để tìm hiểu về các hành vi của bạn trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy bản thân bắt đầu có những triệu chứng bất thường, sự thay đổi cảm xúc đang diễn ra một cách mất kiểm soát nhưng bạn vẫn chưa thực sự muốn tìm gặp bác sĩ tâm thần thì có thể thử thực hiện bài test nhanh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại nhà.

Dưới đây là một số bài kiểm tra online mà bạn có thể lựa chọn để lựa chọn để tự đánh giá được nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực của mình.

1. Bài kiểm tra sàng lọc quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Bài test nhanh rối loạn lưỡng cực này sẽ gồm có tất cả 18 câu hỏi được đánh giá theo các cấp độ như sau:

  • Không bao giờ
  • Chỉ một chút
  • Đôi khi
  • Vừa phải
  • Khá nhiều
  • Rất nhiều

Nếu đang nghi ngờ bản thân mắc phải chứng rối loạn tâm thần này thì bạn hãy bắt đầu thực hiện các câu hỏi sau đây:

1. Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, tôi cần ngủ ít hơn so với mức bình thường

2. Đầu óc tôi luôn trống rỗng, chưa bao giờ sắc bén hơn.

3. Tôi cảm thấy đặc biệt vui vẻ và hạnh phúc

4. Tôi luôn nảy sinh ra nhiều ý tưởng hoặc các dự định, kế hoạch mới. Chúng khiến tôi không thể nào làm tốt được công việc hiện tại.

5. Tôi đã hoạt động, năng nổ hơn so với bình thường

6. Tôi cảm thấy bản thân khó chịu, áp lực khi nói chuyện

7. Tôi trở nên cáu kỉnh, kích động

8. Tôi nói quá nhiều, quá nhanh khiến cho mọi người xung quanh không thể theo kịp được.

9. Tôi cảm thấy thật đơn giản khi suy nghĩ ra các mẩu chuyện cười.

10. Tôi có quá nhiều ý tưởng mới vượt xa khả năng vốn có của tôi.

11. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về tình dục

12. Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, không muốn nghỉ ngơi.

13. Tôi có cảm giác như cuộc sống đang diễn ra giống với một buổi tiệc linh đình.

14. Tôi đã chi tiêu quá phung phí, sử dụng tiền không đúng mục đích.

15. Tôi đã cảm thấy đặc biệt vui vẻ, tràn ngập tiếng cười.

16. Tôi cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải ở yên một chỗ hoặc cố gắng di chuyển chậm lại.

17. Tôi đã lên kế hoạch đặc biệt cho thế giới

18. Sự chú ý của tôi không đứng yên, nó cứ di chuyển từ ý tưởng này sang các ý tưởng khác.

Cách chấm điểm sẽ dựa vào câu trả lời của bạn:

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Chỉ một chút: 1 điểm
  • Đôi khi: 2 điểm
  • Vừa phải: 3 điểm
  • Khá nhiều: 4 điểm
  • Rất nhiều: 5 điểm

Nếu điểm số đạt được càng cao chứng tỏ nguy cơ hưng cảm của bạn càng nặng. Bạn nên thực hiện bài test sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng để đánh giá về mức độ chênh lệch của điểm số. Nếu mỗi lần cách nhau khoảng từ 5 điểm trở lên thì được xem là đáng kể.

Mức đánh giá thông qua điểm kiểm tra sàng lọc như sau:

  • Từ 0 đến 9 điểm: Bạn không có khả năng mắc phải hưng cảm
  • Từ 10 đến 17 điểm: Bạn có thể mãn nhãn mức độ nhẹ hoặc bị Hypomanic.
  • Từ 18 đến 21 điểm: Borderline Mania
  • Từ 22 đến 35 điểm: Maina nhẹ hoặc trung bình
  • Từ 36 đến 53 điểm: Mania trung bình hoặc nặng
  • Từ 54 điểm trở lên: Bạn đang ở giai đoạn hưng cảm nặng.

2. Bài kiểm tra sàng lọc phổ lưỡng cực Goldberg

Bài test nhanh kiểm tra rối loạn cảm xúc lưỡng cực này được thiết kế và phát triển bởi Tiến sĩ Ivan Goldberg để phục vụ cho quá trình sàng lọc khả năng mắc bệnh của những đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Bài kiểm tra này đang giả định rằng bạn đã hoặc đang trải qua ít nhất một giai đoạn của trầm cảm.

Test Nhanh Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực
Bạn nên thực hiện bài test khi tinh thần cảm thấy ổn định và thoải mái nhất

Bài test này sẽ bao gồm 12 câu hỏi được đánh giá dựa vào các cấp độ sau:

  • Không bao giờ
  • Chỉ một chút
  • Đôi khi
  • Vừa phải
  • Khá nhiều
  • Rất nhiều

Bài test gồm các câu hỏi sau:

1. Đã có lúc tôi cảm thấy chán nản và phấn khích cùng một thời điểm.

2. Đôi khi tôi trở nên nói nhanh, nói liên tục, nói to hơn so với mức bình thường.

3. Sự tự tin của tôi sẽ khởi đầu bằng sự thiếu tự tin cho đến việc tự tin một cách quá mức.

4. Đã có những lúc tôi tràn đầy năng lượng, hăng hái làm việc và muốn làm nhiều công việc hơn nữa.

5. Có những lúc tôi cảm thấy vô cùng hứng thú đối với chuyện tình dục.

6. Tôi có thể tức giận, thù địch, kích động mà không rõ nguyên nhân cụ thể.

7. Tôi đã có những sự thay đổi đáng kinh ngạc về số lượng hay chất lượng công việc hiện tại.

8. Tôi đã từng trải qua các giai đoạn vô cùng lạc quan, yêu đời và những giây phút tưởng chừng như tuyệt vọng, bế tắc.

9. Tôi đã từng cười đùa và có lần khóc quá mức

10. Có lúc tôi muốn hòa mình vào những chốn đông người, náo nhiệt nhưng cũng đôi khi muốn yên tĩnh với những suy nghĩ xáo rỗng của chính mình.

11. Có những khi tâm trạng mà tôi cảm thấy cáu kỉnh, tức giận rất nhanh.

12. Có giai đoạn tôi liên tục sáng tạo, tìm kiếm những điều mới mẻ nhưng cũng có khi tôi buồn tẻ, chẳng muốn làm gì.

Cách chấm điểm như sau:

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Chỉ một chút: 1 điểm
  • Đôi khi: 2 điểm
  • Vừa phải: 3 điểm
  • Khá nhiều: 4 điểm
  • Rất nhiều: 5 điểm

Điểm càng cao chứng tỏ xác suất mắc phải chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực của bạn càng cao. Phạm vi bài test sẽ được chia thành 3 khả năng:

  • Từ 0 đến 15 điểm: Bạn đang mắc phải giai đoạn trầm cảm đơn cực.
  • Từ 16 đến 24 điểm: Bạn đang bị trầm cảm nặng hoặc rối loạn trong phổ lưỡng cực.
  • Từ 25 điểm trở lên: Phổ lưỡng cực

Tuy rằng bài test này có mức độ phổ biến khá cao nhưng theo giới chuyên gia đánh giá thì nó còn có nhiều sai sót, mức độ đánh giá chỉ ở mức trung bình. Cũng bởi do khi người bệnh thực hiện bài test online sẽ mang nhiều ý kiến chủ quan, họ cũng có thể làm lại bài test nhiều lần. Đôi lúc bản thân họ cũng không thể xác định được rằng mình có thực hiện trải qua các giai đoạn đó hay không.

Nên việc làm bài test chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế được hoàn toàn cho các biện pháp chẩn đoán. Nếu nhân thấy kết quả sau khi thực hiện khá cao thì bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và xác định chính xác.

3. Bài test trắc nghiệm sàng lọc quang quang phổ lưỡng cực ba trục (TABS)

Bài test nhanh này có thể được xem là bài kiểm tra rối loạn lưỡng cực thay thế cho bài Goldberg cổ điển ở những thập niên 90. Với bài test này các chuyên gia đã làm nổi bật lên cả 3 phần đó là giai đoạn trầm cảm, giai đoạn hưng cảm và một bộ yếu tố bổ sung để có thể loại trừ tốt các chẩn đoán rối loạn lưỡng cực ngay cả khi các người bệnh có xuất hiện các triệu chứng liên quan.

Bài test trắc nghiệm này sẽ bao gồm 19 câu hỏi được đánh giá theo mức độ sau:

  • Không bao giờ hoặc rất hiếm
  • Chỉ một chút
  • Vừa phải
  • Hầu hết mọi lúc

Bài test bao gồm bộ câu hỏi sau:

1. Tôi cảm thấy thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, chán chường.

2. Tôi cảm thấy khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc ngủ lâu hơn những gì tôi mong muốn.

3. Tôi cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bất an hoặc khó khăn để giữ yên khi những người xung quanh chỉ ra điều này cho tôi.

4. Tôi nói nhiều, nói nhanh hơn so với bình thường

5. Thói quen ăn uống của tôi dường như thường xuyên thay đổi, tôi cảm thấy thèm ăn.

6. Tôi đã và đang tham gia, tận hưởng vào các hoạt động có mức nguy hiểm cao, tôi biết điều đó nhưng không thể ngăn mình lại.

7. Tôi luôn xuất hiện hàng loạt các suy nghĩ đan xen nhau, chúng như đang chạy đua.

8. Dường như tôi bị dư thừa năng lượng, nhu cầu ngủ của tôi giảm mạnh, tôi không cần phải ngủ nhiều hơn vài giờ để cảm thấy được thư giãn, nghỉ ngơi.

9. Tôi đã giảm hoặc tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 1 tháng.

10. Tôi cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi và luôn tự trách chính mình.

11. Tôi thấy bản thân đang bắt đầu suy nghĩ, hình dung ra cái chết của mình.

12. Tôi gặp nhiều khó khăn, cản trở trong việc phải suy nghĩ, đưa ra lựa chọn hay quyết định về các vấn đề quan trọng.

13. Tôi thấy bản thân không còn nhiều hứng thú hay sự yêu thích với những hoạt động mà trước đây tôi đã từng đam mê.

14. Tôi trở nên cáu kỉnh, dễ bực tức với những điều nhỏ nhặt, tôi có thể buồn bất cứ khi nào.

15. Sự tự tin của tôi gia tăng gấp bội, tôi vô cùng tin tưởng vào khả năng của bản thân, không ai có thể ngăn cản được việc tôi đạt được những ước mơ, mục tiêu của mình.

16. Tôi hãy bị mất tập trung, dễ bị phân tâm bởi những thứ diễn ra xung quanh, ngay cả khi tôi biết điều đó thực sự không quan trọng và cần thiết.

17. Tôi đã từng được chẩn đoán mắc phải một vấn đề y tế có khả năng làm ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc mức năng lượng của tôi, chẳng hạn như suy giáp.

18. Những trải nghiệm ở trên có thể do tôi sử dụng rượu bia, ma túy, các chất kích thích hoặc do sử dụng thuốc theo đơn làm ảnh hưởng đến tâm trạng.

19. Những điều được liệt kê trên đây khiến tôi bị cản trở nhiều trong công việc, các sinh hoạt, hoạt động xã hội hàng ngày. Điều này khiến tôi dễ dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn, xung đột hay gặp phải các khó khăn về tài chính, các mối quan hệ, pháp lý.

Cách chấm điểm:

  • Không bao giờ hoặc hiếm khi: 0 điểm
  • Chỉ một chút: 1 điểm
  • Vừa phải: 2 điểm
  • Hầu hết mọi lúc: 3 điểm

Câu hỏi 18 và 19 được đánh giá trên cùng một thang điểm nhưng được sử dụng để phân tích xem có nên loại trừ chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Hai câu hỏi này sẽ không được tính điểm trong bảng điểm tổng cuối cùng. Điểm số tối đa của bài test này sẽ không vượt quá 64 điểm.

Còn đối với câu hỏi số 17 được xem là một sự lựa chọn nhị phân và được sử dụng để đánh giá xem có nên loại trừ khả năng bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay không.

Kết quả bài test nhanh rối loạn lưỡng cực này thường sẽ có mối liên hệ với các trải nghiệm ở giai đoạn trầm cảm và các trải nghiệm ở giai đoạn hưng cảm.

Nhìn chung việc thực hiện các bài test nhanh đánh giá mức độ bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực chỉ giúp bạn biết được khả năng và nguy cơ mắc bệnh chứ không thể so sánh với các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán chuyên khoa. Vì thế, không nên lựa chọn công cụ đánh giá này thay thế cho bất kì hình thức chẩn đoán nào. Tốt nhất vẫn nên tìm gặp trực tiếp các bác sĩ tâm thần để được thăm khám và xem xét các triệu chứng bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán cụ thể và chính xác nhất.

Chẩn đoán sai rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Thông thường, rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm ở giai đoạn mới khởi đầu, đặc biệt là những đối tượng bệnh ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi được chẩn đoán sai thành căn bệnh khác, quá trình điều trị và cải thiện không sẽ không đạt được thành công, các triệu chứng rối loạn lưỡng cực có khả năng quay lại với mức độ nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, quá trình chẩn đoán bệnh còn có thể bị tác động bởi các yếu tố không nhất quán về mặt thời gian của hành vi, các đợt hưng cảm, trầm cảm. Đa phần mọi người không tìm cách cải thiện rối loạn lưỡng cực cho đến khi họ bắt đầu trải qua các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm.

Mặt khác, các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự liên quan đến các rối loạn tâm thần khác nên thường bị nhầm lẫn với chứng trầm cảm đơn cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách.

Tham vấn tâm lý để xác định tình trạng rối loạn lưỡng cực

Để xác định chính xác bản thân có đang bị rối loạn lưỡng cực hay không, bạn có thể áp dụng phương pháp có độ tin cậy cao hơn các quiz test là tham vấn tâm lý. Tham vấn tâm lý hiểu đơn giản là một cuộc trao đổi giữa nhà trị liệu tâm lý với người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Mục đích của tham vấn tâm lý là giúp cho thân chủ (người có nhu cầu tham vấn) xác định và làm sáng tỏ vấn đề, tình trạng của bản thân. Rối loạn lưỡng cực là một dạng rối loạn tâm lý, khó điều chỉnh được cảm xúc của bản thân. Khi tham vấn, chuyên gia sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ tâm lý là nông hay sâu, nặng hay nhẹ và đưa ra hướng trị liệu hiệu quả. 

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Chi phí tham vấn tâm lý ở thời điểm hiện tại chỉ dao động khoảng vài trăm nghìn đồng cho một lần, không quá cao. Vậy nên, bạn có thể áp dụng phương pháp này để có thể kiểm chứng kết quả của bài test và  tìm cách xử lý sớm nhất. Nếu cần đặt lịch tham vấn tâm lý với chuyên gia, bạn có thể liên hệ qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Thông tin bài viết này trên đây đã giúp cho bạn đọc biết được một số bài test nhanh đánh giá nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện bài test không thể thay thế cho các biện pháp chẩn đoán chuyên khoa nên bạn cũng cần cân nhắc đến gặp trực tiếp để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (8 bình chọn)

Bình luận

  1. Nguyệt Xọn says: Trả lời

    cảm xúc không xác định không biết sẽ như thế nào nhỉ

  2. Cầm Thị Tuyết says: Trả lời

    tưởng bệnh này thì chỉ có đi khám bác sĩ chứ sao lại test online

    1. Trung Hiếu Hr says: Trả lời

      ờ thì ai lười không đi được thì test tạm thôi

      1. Cầm Thị Tuyết says: Trả lời

        ôi dời chữa bệnh online mà ra bệnh mà khỏi thì không cần phải xây bệnh viện nữa

        1. Trung Hiếu Hr says: Trả lời

          nhiều người cho cũng chỉ tò mò muốn kiểm tra ban đầu ý nên mới có bài test online này chắc cũng đúng cỡ 50-70% đấy

          1. Cầm Thị Tuyết says:

            thôi tôi chịu thôi bệnh tật cứ đi khám chữa cho lành tin mấy cái này mất thời gian

    2. Hồ Nhã Tâm says: Trả lời

      ừ thấy lạ nhỉ sao nhiều người lại thích test online thế

      1. Cầm Thị Tuyết says: Trả lời

        chắc tiếc tiền với không muốn đi khám xong lướt mạng tự tìm hiểu xong tự test

        1. Hồ Nhã Tâm says: Trả lời

          thế này người không bị thì test xong thấy mình bị chắc hốt hền

          1. Cầm Thị Tuyết says:

            rõ rồi xong người bị thì test lên không bị thế là cứ không chữa xong ngày càng nặng mà không biết luôn

          2. Hồ Nhã Tâm says:

            tốt nhất cứ đến bệnh viện hay trung tâm nào đúng chuyên môn cho lành. não bộ của mình là không đùa được

          3. Cầm Thị Tuyết says:

            chuẩn luôn bạn trẻ, bất kể bệnh tật gì mà chưa rõ thì đi khám cho an tâm đỡ bị phiền hà nhiều

          4. Hồ Nhã Tâm says:

            mấy cái online này chỉ chơi nghịch được thôi chứ tin vào là bán nhà luôn

    3. Jimi Dinh says: Trả lời

      bạn biết chỗ nào khám ổn không

      1. Cầm Thị Tuyết says: Trả lời

        đây bạn sang bên này nhé https://tamly.com.vn/test-nhanh-roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-1373.html ok lắm

        1. Jimi Dinh says: Trả lời

          oke bạn bên này nhiều chuyên gia thế

  3. Hoàng Vũ Thiêm Tiến says: Trả lời

    khá nhiều liên tục và kết quả mình bị hưng cảm, hơi xàm nha

    1. Trần Uyên Chi says: Trả lời

      bạn phải test cho nghiêm túc vào chứ, vào cái lúc cảm xúc mình thấy bình thường ý

      1. Hoàng Vũ Thiêm Tiến says: Trả lời

        test giải trí thôi chứ tôi không quan trọng hóa cái này cho lắm, tin sao được

        1. Trần Uyên Chi says: Trả lời

          nhiều người mắc thật nhìn vào cmt của bạn không được hay cho lắm

          1. Hoàng Vũ Thiêm Tiến says:

            ôi tôi cũng khuyên họ luôn là đi khám đi chứ test onl không giải quyết được gì đâu, giả dụ bị thật thì vẫn phải đi chữa vẫn phải khám thôi mà

          2. Trần Uyên Chi says:

            người bị rối loạn lưỡng cực hay hưng cảm đâu dễ để họ đi khám hoặc thậm chí họ khó nhận ra vấn đề của mình lắm

          3. Hoàng Vũ Thiêm Tiến says:

            vậy hả, tôi cũng không để ý mấy vấn đề này lắm tôi đọc bài thấy hay hay nên vào thử thôi

          4. Trần Uyên Chi says:

            nhiều người thân họ sẽ sao chép lại và trực tiếp hỏi người họ đang nghi ngờ mắc bệnh thì lúc đấy sẽ rõ ràng hơn mà, mục đích của test online đó

          5. Hoàng Vũ Thiêm Tiến says:

            thì ra là vậy tôi hiểu rồi

  4. Mai Phượng says: Trả lời

    rối loạn lưỡng cực sao lại chia nhỏ ra nhiều bệnh con thế, đáng sợ

    1. Nguyễn Ngọc Tú says: Trả lời

      đều là rối loạn lưỡng cực nhưng theo từng giai đoạn và họ đặt cho cái tên cho dễ phân biệt mức độ nặng nhẹ ý mà

      1. Mai Phượng says: Trả lời

        đọc bệnh nào cũng thấy khó chịu hết trơn á

        1. Nguyễn Ngọc Tú says: Trả lời

          từng giai đoạn thì lại có sự khó chịu khác nhau mà

          1. Mai Phượng says:

            cũng may mình không dính phải bệnh quái gở này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *