Áp Dụng Thực Dưỡng Trong Chữa Bệnh Trầm Cảm

Trong những năm gần đây, chế độ thực dưỡng đã bắt đầu xuất hiện và được nhiều người áp dụng tại nước ta. Nhiều người tin rằng, thực dưỡng có thể chữa lành tình trạng bệnh trầm cảm, phục hồi tốt sức khỏe tinh thần. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Thực Dưỡng Chữa Bệnh Trầm Cảm
Chế độ ăn thực dưỡng giúp thanh lọc cơ thể, tĩnh tâm hiệu quả

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc rất phổ biến hiện nay. Căn bệnh này được đặc trưng bởi cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, ủ rũ, không có năng lượng, sức sống và hầu như người bệnh không còn hứng thú với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh, kể cả những điều mà họ từng rất yêu thích trước đây. Thậm chí có nhiều trường hợp hình thành các suy nghĩ tiêu cực, bi quan, muốn tự sát để giải thoát bản thân mình.

Theo nghiên cứu thì bất kì ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Các chuyên gia cho biết, mỗi chúng ta đều có khả năng trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong cuộc đời. Căn bệnh này có thể khởi phát do yếu tố di truyền, những tác động từ bên ngoài như căng thẳng, áp lực kéo dài liên tục.

Tuy nhiên, nếu có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu thì tình trạng trầm cảm sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Ngược lại, nếu các triệu chứng của trầm cảm liên tục kéo dài và không được khắc phục tốt sẽ gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe, đời sống hoặc thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Một điều may mắn là hiện nay đã có khá nhiều các phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bệnh trầm cảm. Đối với các trường hợp bệnh nhẹ có thể nhanh chóng phục hồi nếu thay đổi lối sống tích cực, áp dụng các biện pháp hỗ trợ đơn giản. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn thì quá trình điều trị cần phải kiên trì trong thời gian dài và phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau như tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc chống trầm cảm,…

Áp dụng thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?

Thời gian gần đây, nhiều người thường hay nhắc đến việc áp dụng chế độ ăn thực dưỡng để chữa bệnh trầm cảm, phục hồi sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Biết rằng, việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Nếu có được một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ giúp cho người bệnh mau chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh và dần cân bằng lại trạng thái cảm xúc, nâng cao sức khỏe thể chất.

Tuy nhiên, chế độ ăn thực dưỡng lại là một khía cạnh hoàn toàn mới. Trước khi áp dụng, bạn cần nắm rõ một số thông tin sau đây:

1. Thực dưỡng là gì?

Thực dưỡng hay còn được gọi với tên đầy đủ là chế độ thực dưỡng Ohsawa. Đây là một chế độ ăn uống dưỡng sinh được giáo sư người Nhật Bản – Georges Ohsawa (1893 -1966) nghiên cứu và phát triển từ rất lâu. Cho đến năm 1982 thì phương pháp này được ứng dụng rộng rãi với mục đích chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.

Thực tế, thực dưỡng là một chế độ ăn kiêng, người áp dụng sẽ phải kiêng ăn các loại thịt. Thay vào đó họ sẽ bổ sung nhiều rau xanh, ăn các loại hải sản, trứng, sữa hoặc có thể ăn theo cách thuần chay cố định. Nguyên tắc chung của phương pháp ăn uống này đó chính là cắt giảm những thực phẩm từ động vật và thay thế bằng những thực phẩm có lượng tiêu thụ thấp và được trồng theo mùa.

Thực Dưỡng Chữa Bệnh Trầm Cảm
Thực dưỡng là chế độ ăn kiêng cần hạn chế thịt và tăng cường bổ sung rau xanh

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, Georges Ohsawa nhận thấy rằng, việc lựa chọn và bổ sung thực phẩm ăn uống mỗi ngày sẽ có sự tác động rất lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế, ông đã đề ra phương pháp ăn thực dưỡng với cốt lõi là dùng gạo lứt để làm thực phẩm ăn chính, kết hợp cùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo được tính cân bằng âm dương.

Song song với việc áp dụng đúng theo chế độ thực dưỡng thì bạn cũng cần phải có kế hoạch vận động, ăn kiêng phù hợp, biết cách điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình theo chiều hướng tích cực và tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho tinh thần, tâm hồn được thư giãn tốt, sức khỏe thể chất cũng được nâng cao đáng kể.

Theo các chuyên gia đánh giá thì chế độ thực dưỡng có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Cũng bởi đây là chế độ dinh dưỡng chủ yếu sử dụng các thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không chỉ được áp dụng để cải thiện sức khỏe của người bệnh mà phương pháp thực dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh các vấn đề bệnh tật nguy hiểm.

2. Phương pháp thực dưỡng có chữa bệnh trầm cảm được không?

Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không luôn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Thực tế nhận thấy cũng có khá nhiều các trường hợp đã phục hồi sức khỏe thành công nhờ vào việc kiên trì áp dụng công thức ăn thực dưỡng. Người bệnh dần ổn định hơn về mặt cảm xúc, cân bằng trạng thái tâm lý và sức khỏe thể chất cũng được nâng cao rất nhiều.

Nếu có thể áp dụng phương pháp thực dưỡng trong một thời gian dài (khoảng trên 2 năm) thì các triệu chứng của trầm cảm sẽ được thuyên giảm tốt, đồng thời tâm trí của người bệnh cũng dần ổn định hơn, tinh thần lạc quan, yêu đời, hài lòng và tràn đầy năng lượng hơn. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ cũng có thể được cải thiện tốt sau khi áp dụng chế độ thực dưỡng khoảng 2 tuần.

Tuy rằng việc áp dụng thực dưỡng để chữa trầm cảm vẫn chưa được chứng minh cụ thể qua các nghiên cứu khoa học. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn thực dưỡng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức sẽ gây nên những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Nhưng cũng có nhiều ý kiến lý giải cụ thể như sau:

  • Khi áp dụng chế độ ăn kết hợp giữa gạo lứt và rau xanh, muối mè hoặc các loại thực phẩm khác đòi hỏi bạn phải nhai chậm và kỹ để cảm nhận được hương vị ngọt thanh, tự nhiên của bữa ăn. Điều này sẽ giúp cho cơ mặt, cơ hàm, da mặt được vận động, nhờ đó giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường chức năng của của hệ tiêu hóa.
  • Đồng thời, việc áp dụng thực dưỡng sẽ giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn bởi hạn chế tối đa việc sử dụng thịt trong bữa ăn. Tình trạng này có thể khiến bạn phải đối mặt với trạng thái sụt cân khi mới bắt đầu nhưng cơ thể vẫn đảm bảo được sức khỏe tốt.
  • Nhiều người quan ngại rằng việc ăn thực dưỡng không thể đáp ứng tốt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia thì chế độ ăn này vẫn đảm bảo tốt việc dung nạp các dưỡng chất cần thiết, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính thẩm mỹ. Đồng thời, cơ thể còn được đào thải bớt các chất độc hại, bảo vệ tim, thận, hiệu quả.

Ngoài ra, không chỉ được áp dụng đối với những người bệnh trầm cảm mà phương pháp thực dưỡng còn được sử dụng nhiều với các trường hợp bị mất ngủ, đái tháo đường, cao huyết áp, người bệnh tim mạch. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người bệnh cần phải thực hiện theo đúng các quy tắc của thực dưỡng.

3. Nguyên tắc ăn thực dưỡng đúng cách

Như đã chia sẻ ở trên, việc ăn thực dưỡng hiện nay vẫn chưa được chứng minh về công dụng chữa trầm cảm. Việc ăn uống không đúng cách cũng có nhiều khả năng gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Do đó, trước khi áp dụng bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về cá nguyên tắc ăn uống của phương pháp này.

Về nguyên tắc thì người áp dụng thực dưỡng cần phải thực hiện theo trình tự “bậc thang”. Hiểu một cách đơn giản đó chính là bắt đầu từ bậc thang thấp nhất cho đến khi cơ thể thích ứng tốt rồi mới tiếp tục áp dụng các bước phức tạp và khó hơn.

Thực Dưỡng Chữa Bệnh Trầm Cảm
Quá trình ăn thực dưỡng cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc “bậc thang”

Ngoài ra, khi áp dụng thực dưỡng để chữa trầm cảm thì người bệnh cần phải chú ý và ghi nhớ kỹ về 6 nhóm thực phẩm chủ yếu là gạo lứt, rau củ (ăn sống, xào hoặc luộc), trái cây tươi, thịt, canh (hoặc súp, cháo), đồ tráng miệng. Tiếp đó bạn sẽ bắt đầu thực hiện theo các nấc thang sau:

  • Phương pháp số -3: 10% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 30% thịt + 15% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng.
  • Phương pháp số -2: 20% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 25% thịt + 10% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng.
  • Phương pháp số -1: 30% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
  • Phương pháp số 1: 40% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
  • Phương pháp số 2: 50% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 10% thịt
  • Phương pháp số 3: 60% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo
  • Phương pháp số 4: 70% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào + 10% canh/cháo
  • Phương pháp số 5: 80% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào
  • Phương pháp số 6: 90% gạo lứt/ngũ cốc + 10% rau xào
  • Phương pháp số 7: 100% gạo lứt/ngũ cốc

Khi mới bắt đầu thực hiện phương pháp thực dưỡng thì bạn nên đi từ nấc thang -3 và dần cải thiện cấp độ sau khi cơ thể đã thích ứng tốt. Việc áp dụng thực dưỡng để chữa trầm cảm là một quá trình dài, bạn không nên hấp tấp, vội vã sẽ dễ gây nên các ảnh hưởng đối với sức khỏe hoặc làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơ thể cần phải có thời gian nhất định để thích ứng tốt với những sự thay đổi trong quá trình ăn uống. Vì thế, bạn cần đi qua từng nấc thang và quan sát kỹ lưỡng về những biểu hiện, thay đổi của cơ thể. Nếu cảm thấy cơ thể vẫn thoải mái, hoạt động linh hoạt thì có thể tiếp tục thực hiện. Ngược lại, nếu thấy người lờ đờ, mệt mỏi thì nên thăm khảo lại ý kiến của chuyên gia và điều chỉnh lại tiến độ.

Phương pháp thực dưỡng sẽ có tổng cộng 10 nấc thang với thực đơn ăn uống riêng biệt. Nấc thang số 7 chính là cấp độ cao nhất và lúc này bạn sẽ sử dụng gạo lứt cùng với muối mè cho tất cả các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh trầm cảm chỉ nên áp dụng đến nấc thang số 6 đã có thể cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Khi bạn kiên trì áp dụng tốt phương pháp thực dưỡng trong một thời gian dài sẽ giúp cho sức khỏe thể chất được cải thiện, tinh thần và tâm trí trở nên thoải mái, thanh lọc hơn rất nhiều. Đồng thời, sau khi bệnh tình đã thuyên giảm và cải thiện triệt để bạn vẫn có thể tiếp tục áp dụng phương pháp này để phòng tránh các vấn đề sức khỏe trong tương lai.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho quá trình ăn thực dưỡng và giúp bệnh tình cải thiện tốt hơn thì bạn cần phải xem xét những điều kiện cần như sau:

  • Đảm bảo được chế độ nghỉ ngơi, giấc ngủ ổn định.
  • Luôn cảm thấy ăn ngon miệng.
  • Cơ thể khỏe mạnh, không mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống,  không cảm thấy quá đói.
  • Cải thiện trí nhớ
  • Tinh thần thoải mái, vui vẻ, sảng khoái với những người bên cạnh.
  • Giữ được sự bình tĩnh để có thể xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
  • Có mong muốn được thực hiện và duy trì phương pháp thực dưỡng.

Để áp dụng phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh trầm cảm cần phải có những điều kiện cụ thể đã nêu trên. Vì thế bạn cần phải chú ý quan sát về tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi nhận thấy cơ thể ổn định về cả tinh thần và thể chất mới nên bắt đầu thực hiện và gia tăng cấp độ.

4. Làm sao để nâng cao hiệu quả của phương pháp thực dưỡng chữa trầm cảm?

Phương pháp thực dưỡng không chỉ chú trọng vào yếu tố thực phẩm mà còn đề cao việc ăn uống giàu tính kiềm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có cái nhìn tổng quát về cách tiếp cận của phương Tây và phương Đông về biện pháp ăn uống này để nâng cao hiệu quả và giúp bệnh tình mau chóng phục hồi tốt hơn.

  • Cách tiếp cận của phương Đông: Theo quan niệm của phương Đông thì thực phẩm sẽ được phân tích theo khía cạnh âm dương. Nghĩa là hầu hết các loại thực phẩm đều sẽ có tính âm hoặc tính dương trội hơn. Do đó, cần phải biết lựa chọn các loại thực phẩm để cân bằng âm dương. Đồng thời nên kết hợp cùng với việc uống nước ion kiềm để có thể tạo nên môi trường hài hòa, giúp sức khỏe được nâng cao.
  • Cách tiếp cận của phương Tây: Họ cho rằng tất cả các loại thực phẩm đều có đặc tính tạo kiềm hoặc axit, mỗi loại sẽ có mức độ khác nhau. Chính vì thế để giúp phương pháp thực dưỡng đạt được hiệu quả cao thì cần kết hợp với uống nước ion kiềm để cân bằng môi trường kiềm và axit của cơ thể.

5. Hướng dẫn cách uống nước ion kiềm cùng với chế độ ăn thực dưỡng

Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm thì bạn cần kết hợp với việc sử dụng nước ion kiềm. Mỗi ngày nên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước tùy vào cơ địa và nhu cầu của cơ thể và có thể sử dụng nước ion kiềm thay thế cho nước lọc hàng ngày.

Vậy nên sử dụng nước ion kiềm như thế nào?

  • Đối với những người vừa phải bắt đầu áp dụng ăn thực dưỡng và uống nước ion kiềm: Trong khoảng 2 tuần đầu tiên nên uống nước ion kiềm có độ pH trung bình từ 8.0 đến 8.5. Sau khi cơ thể bắt đầu thích ứng tốt thì có thể tăng dần lên mức 9.0 sau khoảng 30 ngày áp dụng (thời gian sẽ có phần chênh lệch tùy thuộc vào sự thích ứng và cơ địa của mỗi người). Ví dụ như những thanh thiếu niên, người trẻ tuổi có mất khoảng 1 tuần để có thể đáp ứng tốt và nâng mức lên 9.0 nhưng đối với người cao tuổi thì cần thời gian lâu hơn.
  • Đối với những người đã thích ứng tốt với chế độ ăn thực dưỡng kết hợp cùng uống nước ion kiềm: Lúc này người bệnh có thể bắt đầu sử dụng nước ion kiềm ở mức 10.0. Đây là ngưỡng cao nhất có thể sử dụng và không được vượt quá mức này để hạn chế gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
  • Đối với những người không ăn thực dưỡng: Vẫn có thể uống nước ion kiềm mỗi ngày với với nồng độ pH từ 8.5 đến 9.5 nhằm hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Việc kết hợp ăn thực dưỡng cùng với uống nước ion kiềm sẽ giúp bạn cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ, ăn uống ngon miệng hơn và mau chóng đẩy lùi bệnh tật. Cũng bởi nguồn nước này được sản xuất trực tiếp tại Nhật Bản và đã được chứng minh cụ thể về lợi ích cho sức khỏe con người.

Để quá trình ăn thực dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn nữa bạn có thể sử dụng nước ion kiềm để nấu cùng với gạo lứt. Những phân tử nước sẽ ngấm sâu vào từng hạt gạo, giúp cơm trở nên mềm, dẻo và cải thiện dưỡng chất cần thiết.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi áp dụng thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng để chữa bệnh trầm cảm sẽ hạn chế việc dung nạp thịt, thay vào đó sẽ tập trung vào các thực phẩm sạch, đặc biệt là rau xanh. Việc có thể chọn lọc tốt các thực phẩm nên và không nên ăn sẽ giúp sức khỏe đạt được cao hơn. Cụ thể:

Thực Dưỡng Chữa Bệnh Trầm Cảm
Cần chú ý lựa chọn thực phẩm ăn thực dưỡng phù hợp mới đảm bảo được hiệu quả

1. Thực phẩm nên ăn

1.1 Các loại rau xanh

Có thể nói, rau xanh là thực phẩm chiếm đến hơn 1/3 trong khẩu phần ăn thực dưỡng cho người bệnh trầm cảm. Bệnh nhân có thể thoải mái lựa chọn các loại rau củ có theo từng mùa, ưu tiên những loại thực phẩm sạch, tự trồng tại nhà. Một số loại rau tốt cho sức khỏe nên được ưu tiên bổ sung như cà rốt, bông cải xanh, củ cải, cải xoăn, cải thìa, bắp cải, su hào,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại rau củ quả muối chua, những sản phẩm lên men từ đậu nành, rong biển để thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày. Nên ưu tiên sử dụng dầu thực vật và các loại gia vị tự nhiên như hạt nêm nấm hương, muối biển,…

1.2 Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên cám chính là thực phẩm chủ yếu đối với chế độ ăn thực dưỡng. Chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên ưu tiên ăn gạo lứt, diêm mạch, kiều mạch, lúa mì bulgur,…Các loại ngũ cốc nguyên cám sẽ được khuyên dùng hơn so với mì ống, nui hay bánh mì. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng được những loại thực phẩm này nhưng cần phải biết cách điều chỉnh và tốt nhất chỉ nên ăn với lượng ít.

Lưu ý: Người bệnh nên ưu tiên chế biến các món ăn này theo hình thức hấp, luộc hoặc xào.

2. Thực phẩm nên hạn chế và không nên ăn

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm sạch và cần thiết cho chế độ thực dưỡng thì bạn cũng cần chú ý hạn chế hoặc kiêng sử dụng các thực phẩm như:

  • Hạn chế việc ăn quá nhiều cá, thịt, hải sản, trứng, các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa,…Mỗi tháng chỉ nên dùng khoảng vài lần.
  • Khi áp dụng thực dưỡng bạn cần kiêng ớt, cà chua, khoai tây, các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bản quản, các món ăn ngọt, chứa nhiều đường hoặc những loại chất kích thích như rượu bia, cà phê,…Đồng thời cũng không nên ăn các loại trái cây có tính nóng như dứa, xoài,…

Những lưu ý cần nhớ khi áp dụng thực dưỡng chữa trầm cảm

Phương pháp ăn thực dưỡng tuy vẫn chưa được chứng minh cụ thể về công dụng chữa bệnh trầm cảm nhưng trong thực tế vẫn có các trường hợp áp dụng và cải thiện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau đây trước khi áp dụng:

  • Khi ăn nên tập trung vào bữa ăn, nhai kỹ và chậm. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, bấm điện thoại hoặc trò chuyện.
  • Chỉ bắt đầu ăn khi cảm thấy đói, khi ăn cần nhai nhiều lần để cảm nhận rõ độ tươi ngon của thực phẩm, sau đó mới nuốt.
  • Tuân thủ đúng theo các nguyên tắc thực dưỡng, lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến đúng cách.
  • Không nên sử dụng sóng điện từ để làm chín thức ăn.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm sạch, không sử dụng nhiều hóa chất.
  • Trong quá trình chế biến món ăn thì không nên sử dụng gia vị hoặc bất kì chất phụ gia nào.
  • Khi áp dụng phương pháp thực dưỡng, người bệnh cũng cần kết hợp thêm với chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh để hiệu quả đạt được tốt hơn.

Tác hại khôn lường khi ăn thực dưỡng sai cách

Phương pháp ăn thực dưỡng hiện vẫn chưa được bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh cụ thể về tác dụng chữa bệnh trầm cảm. Hiện nay, phương pháp này cũng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều cho rằng đây là cách ăn phản khoa học, làm suy kiệt sức khỏe con người. Thậm chí đã có trường hợp do áp dụng chưa đúng cách đã phải nhập viện vì bị suy nhược về thể chất.

Thực dưỡng nếu có thể áp dụng đúng cách cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ và duy trì sức khỏe, đồng thời giúp cho tinh thần trở nên minh mẫn hơn. Tuy nhiên, không phải bất kì đối tượng nào cũng có thể áp dụng được phương pháp ăn uống này và không phải cứ ăn gạo lứt cùng muối mè, rau củ là cách ăn thực dưỡng đúng cách.

Nếu so sánh giữa thực dưỡng cùng chế độ ăn uống bình thường thì việc chỉ ăn gạo lứt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất cần thiết cho cơ thể. Không cung cấp đầy đủ thịt, trứng, cá sẽ dễ bị thiếu vitamin D, vitamin nhóm B, canxi, calorie,…Tác hại lớn nhất của việc này đó chính là làm cơ thể bị suy nhược.

Nếu áp dụng sai cách ăn thực dưỡng có thể khiến cho người khỏe mạnh trở nên suy yếu, bệnh tật, người bị bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng trầm trọng. Vì thế, cần phải thực sự cẩn trọng trong quá trình ăn uống, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi áp dụng.

Nếu đã áp dụng chế độ ăn thực dưỡng trong thời gian dài nhưng những triệu chứng của bệnh trầm cảm vẫn không thể chữa lành hoặc có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần dừng ngay biện pháp này. Đồng thời hãy tìm gặp bác sĩ, chuyên gia để nhận được những lời khuyên hữu ích.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về phương pháp ăn thực dưỡng giúp chữa bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn cho các biện pháp điều trị chuyên khoa nên người bệnh vẫn cần tiến hành thăm khám cụ thể với bác sĩ để nhận được những lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *