7 Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát ở thanh thiếu niên
Thống kê cho thấy có đến có đến 3000 người tự tử trên thế giới mỗi ngày, trong đó thanh thiếu niên là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát ở thanh thiếu niên và liệu có cách nào có thể ngăn chặn, giảm thiểu được tỷ lệ này?
7 Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát ở thanh thiếu niên
Mỗi ngày, ở đâu đó trên báo, trên các trang thông tin đại chúng, trên các bài chia sẻ trên Facebook ta lại vô tình đọc những thông tin em học sinh này nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập, bạn trẻ kia uống thuốc ngủ vì bị bạn bè bắt nạt hay anh thanh niên kia nhảy cầu vì chuyện yêu đương… Đây đều là những thông tin đáng buồn, vô cùng đau lòng nhưng đáng tiếc hiện nay nó lại có xu hướng gia tăng nhiều hơn.
Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên không phải là một bệnh tâm thần mà nó có thể hiểu là hậu quả sau một thời gian dài các em phải đấu tranh tâm lý, phải chịu những áp lực quá lớn không có cách nào loại bỏ. Mặt khác tâm lý của trẻ vị thành niên còn rất yếu, chưa thể đối mặt với nhiều áp lực đồng thời cũng nằm trong giai đoạn nổi loạn nên rất dễ dẫn đến các hành vi bồng bột gây hại cho chính bản thân mình.
Thực tế các nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở thanh thiếu niên cực kỳ đa dạng, tuy nhiên có thể gộp chung thành 7 yếu tố chính sau ( dựa trên thông tin khảo sát của báo China Maker Education Bluebook khi khảo sát thanh thiếu niên vì nguyên nhân khiến chúng nghĩ đến cái chết):
Xung đột với gia đình, người thân
Theo thống kê của tờ China Maker Education Bluebook thì việc xung đột gia đình chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới các hành vi tự sát ở thanh thiếu niên, tỷ lệ này lên tới 33%. Thực tế cũng cho thấy các áp lực khác dẫn đến tự tử cũng đều có nguồn gốc xuất phát từ những xung đột không hồi kết trong gia đình, sự thiếu vắng tình thương và quan tâm phù hợp của cha mẹ tới thanh thiếu niên.
Một khảo sát khác được thực hiện công bố trên tờ JAMA Network Open năm 2020 cũng cho thấy, do có những xung đột gia đình mà có đến 6,4% thanh thiếu niên từng mong được chết, 4,4% trẻ muốn tự sát nhưng không biết làm cách nào và 2,4% người đã từng lập kế hoạch tự tử để biến mất trên thế gian này. Một số nhóm trẻ khác đã tự tử nhưng bất thành hoặc chọn cách làm đau chính mình để giải tỏa cảm xúc.
Những xung đột gia đình này có thể bắt nguồn từ đâu? Chẳng hạn cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn lên con, luôn ràng buộc con quá mức, luôn bắt ép con phải làm theo sắp xếp của gia đình hoặc cha mẹ quá bận rộn không quan tâm đến con. Bạo lực gia đình, trẻ bị hành hạ về thể chất hay tinh thần cũng đều là nguyên nhân làm xuất hiện hành vi tự sát ở thanh thiếu niên.
Thực tế ở độ tuổi thanh thiếu niên, tâm lý trẻ cực kỳ phức tạp và khó nắm bắt, luôn muốn nổi loạn nên khó tìm được tiếng nói chung với cha mẹ. Phụ huynh không khéo léo, không biết cách dung hòa với con mà luôn bắt con làm theo ý mình, cho là mình đúng sẽ đẩy các mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng xa cách khiến con dần gặp một số vấn đề tâm lý mà không biết chia sẻ cùng ai.
Thậm chí có những trẻ đã gửi “tín hiệu cầu cứu” tới phụ huynh nhưng lại bị phớt lờ, bỏ qua hoặc cha mẹ phản ứng thái quá bằng các kìm kẹp con chặt hơn. Đến một lúc nào đó khi con đã quá mệt mỏi, không còn đủ sức chống cự, không còn tìm được một chút hy vọng nào thì những điều mà không ai mong muốn sẽ đến, phụ huynh lúc này hối hận cũng đã quá muộn màng.
Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên xuất phát từ áp lực học tập
Tỷ lệ này chiếm đến 26% theo khảo sát và đang có dấu hiệu tăng dần bởi xã hội đang ngày càng phát triển hơn, trẻ nhỏ phải dành nhiều thời gian học tập hơn nếu không sẽ không theo kịp bạn bè và trở thành một người thất bại. Áp lực đồng trang lứa ( peer pressure) khiến những đứa trẻ trở nên già dặn hơn, không được sống đúng với tuổi thơ của mình.
Mặt khác trong áp lực học tập này sẽ bao hàm cả áp lực từ chính bố mẹ. Trẻ phải học rất nhiều thứ, được hướng đến phải làm bác sĩ, làm kỹ sư thì mới thành công, mới giàu có ngay từ nhỏ bởi phụ huynh. Bố mẹ chưa bao giờ thực sự hỏi con muốn gì, con thích gì mà chỉ luôn cho rằng mình đúng, cho rằng phải học giỏi thì mới thành tài, nếu không bố mẹ sẽ thất vọng về con.
Thực tế, có rất nhiều đứa trẻ tự tử vì áp lực học tập dù mới chỉ học lớp 3, lớp 4. Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên do áp lực học tập có thể là bộc phát và cũng có thể đã được lên kế hoạch. Một số đứa trẻ sau khi đã hoàn thành kỳ học, đã đạt được đúng vị trí như cha mẹ mong muốn liền tìm cách tự tử ngay sau đó. Một số người cũng bộc phát hành động đột ngột, ngay sau khi cha mẹ trách mắng vì kết quả không giống ý bố mẹ.
Tất nhiên vẫn có những trường hợp hành vi tự sát ở thanh thiếu niên xuất phát không hề liên quan tới những áp lực của cha mẹ. Việc trẻ đã cố gắng hết sức nhưng lại đạt kết quả không như mong đợi, đặc biệt ở các kỳ thi chuyển cấp có thể khiến trẻ xấu hổ, tự ti, dù không bị trách mắng nhưng vẫn có một số trẻ tâm lý yếu đã nghĩ và thực hiện việc tự sát.
Mặc dù có rất nhiều sự kiện đáng buồn có liên quan đến nguyên nhân này tuy nhiên con số tự tử do áp lực học tập lại không hề có dấu hiệu giảm, thậm chí còn tăng cao. Đặc biệt tỷ lệ các đối tượng trong độ tuổi chuyển cấp, chẳng hạn từ cấp hai lên cấp 3 hay học sinh chuẩn bị thi đại học tử tử là cao nhất.
Xung đột giáo viên – học sinh
Một điều bất ngờ chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở thanh thiếu niên do xung đột giáo viên – học sinh lại chiếm tỷ lệ khá cao. Các vấn đề này có thể do giáo viên dùng những từ ngữ không phù hợp để sỉ nhục học sinh trước lớp, bị giáo viên “đì”, làm khó khi đi học; những hiểu lầm khiến trẻ bị giáo viên ghét hay thậm chí là bị bạo hành về mặt thể xác, tinh thần.
Thực tế cũng đưa ra chất nhiều câu chuyện học sinh bị giáo viên sỉ nhục, tát đến bị điếc tai, thậm chí khiến trẻ sang chấn tâm lý bằng những bạo hành về tinh thần mỗi ngày. May mắn là tỷ lệ này không quá cao, nhưng những tổn thương về mặt tinh thần có thể theo những thanh thiếu niên này đến suốt cuộc đời.
Nhà nước luôn muốn tạo một môi trường giáo dục công bằng, văn minh, giáo viên và học sinh đều luôn tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, cách giáo dục của giáo viên chưa thực sự phù hợp với đạo đức của một nhà giáo. Trường học là nơi con phải đến hằng ngày nên nếu luôn sinh hoạt trong môi trường căng thẳng, sợ hãi, áp lực dẫn đến việc thanh thiếu niên suy nghĩ đến cái chết.
Đôi khi trẻ cũng có sự cầu cứu tới phụ huynh và nhà trường nhưng nếu không xử lý khéo léo có thể khiến mối quan hệ của con với những thành viên có liên quan gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn. Thậm chí một số trẻ phải chuyển trường mới có thể thoát khỏi tình trạng này và ngăn chặn được nguy cơ xuất hiện hành vi tự sát.
Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên do tranh chấp tình cảm
Đây cũng là một nguyên nhân cực kỳ phổ biến khiến thanh thiếu niên, đặc biệt là những “đứa trẻ mới học làm người lớn”, mới biết yêu lần đầu nghĩ đến cái chết, muốn và lên kế hoạch tự tử. Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên do tranh chấp tình cảm có thể xuất hiện khi bị người đó lừa dối, chia tay không hạnh phúc hoặc cũng có thể do gia đình ngăn cấm.
Đặc biệt tỷ lệ các cặp đôi thanh thiếu niên tự tử do gia đình ngăn cấm là rất cao bởi các bạn còn quá trẻ, chưa biết cách làm thế nào để vượt qua định kiến từ gia đình. Thực tế cho thấy không ít các cặp đôi đã lựa chọn việc tự tử bằng cách nhảy sông, uống thuốc trừ sâu và đây là cách mà họ gọi là ” minh chứng tinh yêu”.
Một số khác sau khi chia tay không êm đẹp có thể chọn cách dọa tự tử hoặc tự tử thật để níu kéo. Một số khác do quá đau khổ, buồn bã vì bị chia tay nên cũng chọn cách tự sát, tỷ lệ này gặp ở nữ giới khá cao. Ngoài ra việc một số nữ giới quan hệ tình dục không an toàn làm có bầu và đối phương không chịu trách nhiệm cũng có thể dẫn đến tình trạng tự tử vì xấu hổ, sợ gia đình chê trách, mọi người dị nghị. Một trường hợp khác thường gặp tỉ lệ cao ở nam giới chính là tìm cách sát hại bạn tình sau đó tự tử theo.
Khi yêu chúng ta thường mất hết lý trí và sự chia ly sẽ khiến tất cả mọi người đều đau khổ, sống trong tuyệt vọng, cảm giác giống như mất hết tất cả. Tinh thần mỗi người mỗi khác, không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua mọi chuyện và những người có tinh thần yếu lại không có ai bên cạnh hỗ trợ lúc này sẽ rất dễ xảy ra tình trạng đáng buồn này.
Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên có liên quan đến các vấn đề tâm lý
Thống kê cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý, rối loạn lưỡng cực.. hiện nay đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có thể chính là do tổng hợp từ các yếu tố trên cùng rất nhiều yếu tố khác tác động từ cuộc sống bên ngoài, chẳng hạn những thanh thiếu niên mới thay đổi môi trường sống, từ quê lên thành phố khi mới học đại học.
Những người gặp các vấn đề tâm lý đều có chung một đặc điểm chính là bản thân họ thường không biết chia sẻ vấn đề với ai hoặc không ai đồng điệu tâm hồn để giúp họ gỡ bỏ các vướng mắc. Những cảm xúc tiêu cực nếu không được loại bỏ cứ dần tích tụ lại trong đầu và dần trở thành một tảng đá lớn đè nặng lấy tâm trí, choán hết chỗ của niềm vui và khiến họ chỉ nghĩ về cái chết để giải thoát.
Hành vi tự sát ở thanh thiếu niên rất thường hay xuất hiện ở những người trầm cảm hay lo âu. Tuy nhiên những bệnh lý này cũng không hề dễ dàng phát hiện, cứ diễn biến âm thầm, từ từ và ăn mòn cảm xúc của mỗi người. Một số biểu hiện đặc trưng của những người đang gặp các vấn đề tâm lý như thường buồn phiền, tách biệt với mọi người, không muốn nói chuyện với ai, có những thời điểm kích động đột ngột..
Tử tử vì bắt nạt học đường
Mặc dù đã được lên án rất nhiều và cũng đã được các trường học chú trọng nhiều hơn nhưng vẫn nạt bắt nạt học đường vẫn đang không ngừng tiếp diễn, thậm chí xuất hiện ở cả giảng đường đại học. Những ám ảnh về việc bị bắt nạt học đường có thể khiến một người tổn thương về cả mặt tinh thần lẫn thể chất, không thoát ra được nỗi xấu hổ nên thường chọn cách tự tử để giải thoát cho cuộc sống của bản thân.
Bản thân người bị bắt nạt thường là những người yếu đuối, có hoàn cảnh đặc biệt, có các khiếm khuyết về thể chất, vì vậy khi bị bắt nạt thường không dám lên tiếng hoặc đã lên tiếng nhưng lại không được giúp đỡ. Thậm chí ở thời buổi hiện nay, người bị bắt nạt còn bị uy hiếp ngược bằng những clip xấu xí của bản thân và không dám tố cáo trong khi người bị hại là chính bản thân mình.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử tự và muốn tự tử vì bắt nạt học đường lại khá thấp, chỉ khoảng 4% bởi việc này có thể dễ dàng được phát hiện và xử lý nếu gia đình và nhà trường có sự quan tâm phù hợp. Nếu không thể chấm dứt được vấn nạt bị bắt nạt thì việc chuyển trường, học cách đứng lên chống lại và bảo vệ mình cũng là cách ngăn ngừa được nguy cơ tự tử ở rất nhiều thanh thiếu niên.
Một số vấn đề tâm lý khác
Hầu hết nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát ở thanh thiếu niên thường đã bắt đầu âm ỉ từ trước đó một thời gian dài khiến tâm lý những người này sa sút, cạn kiệt năng lượng, rơi vào trạng thái tuyệt vọng nên mới xuất hiện hành vi tự sát. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị kích động đột ngột, hành động tự sát hay các hành vi tự làm hại bản thân là bốc đồng nhưng lại gây ra hậu quả nặng nề.
Cụ thể, một vài nguyên nhân khác cũng có thể là yếu tố làm xuất hiện hành vi tự sát ở thanh thiếu niên bao gồm
- Người mắc bệnh nan y hoặc bị tai nạn đột ngột dẫn đến bị khiếm khuyết một phần cơ thể
- Người đã bị thất nghiệp, có công việc bấp bênh, thu nhập thấp trong thời gian dài
- Người mang số nợ lớn trong người không có khả năng chi trả
- Người mới trải qua các cú sốc đột ngột vượt ngoài khả năng chịu đựng
Có thể bạn quan tâm: Làm cách nào để ngừng được ý định hay suy nghĩ “Tự Sát”
Làm sao để ngăn chặn hành vi tự sát ở thanh thiếu niên
Như đã nói, thực tế một trong những yếu tố khiến tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên thường khá cao chính là do tâm lý những đối tượng này thường khá yếu, chưa biết cách giải tỏa cảm xúc và cũng chưa thể chống chọi được với những khắc nghiệt bên ngoài cuộc sống. Chính vì vậy, khi đối mặt với những khó khăn, nhiều người thường tìm cách trốn chạy thay vì đối mặt. Hoặc do những khó khăn đến quá nhiều làm họ không còn đủ sức gồng mình và tự tìm cách giải thoát cho bản thân.
Để ngăn chặn được nguy cơ xuất hiện hành vi tự sát của thanh thiếu niên sẽ rất cần có sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và của cả xã hội. Đôi khi ở những giây phút trước khi thanh thiếu niên thực hiện hành vi nguy hại này chỉ cần có người phát hiện và giúp đỡ kịp thời, chỉ cần có 1 bàn tay đưa ra kịp lúc thì hoàn toàn có thể thay đổi cuộc đời của một người.
Một số biện pháp có thể ngăn chặn nguy cơ này với chính các thành viên trong gia đình mà mỗi người cần quan tâm như sau
- Cha mẹ và con cái nên dành thời gian lắng nghe và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người luôn có những quan điểm, luôn cho rằng mình đúng mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương nên mới dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ, không nên quá áp đặt, bắt ép con mà hãy cho con nói lên ý kiến của mình, lắng nghe mong muốn của con, tôn trọng con
- Giúp con cái và các thành viên trong gia đình thư giãn và học cách giải tỏa căng thẳng bằng các biện pháp như tập thể dục, tập yoga, tập thiền… Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng cũng là cách giúp mọi người thư giãn tinh thần hiệu quả
- Với thanh thiếu niên còn sống chung nhà với cha mẹ nên thiết lập cho con thời gian sinh hoạt ổn định, chẳng hạn ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ để dần hình thành một thói quen sống tích cực. Với những người học xa nhà gia đình cũng cố gắng nhắc nhở để duy trì thói quen này ở con
- Hạn chế đặt nặng áp lực học tập, công việc hay tiền bạc. Tất nhiên áp lực sẽ “tạo kim cương”, tuy nhiên gia đình cần luôn là người bên cạnh, động viên, cổ vũ con thay vì là người chỉ trích, phê phán con.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường nếu thấy con có dấu hiệu bị bắt nạt, bị bạo lực từ giáo viên hay bạn bè. Tuy nhiên việc thực hiện cần thực sự khéo léo, không nên quá nóng nảy vội vàng đôi khi có thể làm con bị tẩy chay hay bắt nạt nghiêm trọng hơn
- Gia đình nên cùng con tham gia trị liệu tâm lý nếu thấy con có những dấu hiệu bất ổn về tình thần, có nguy cơ gặp một số vấn đề tâm lý
- Dạy con cách tự bảo vệ bản thân mình thay vì phải trốn chạy. Phụ huynh có thể cho con học võ từ sớm để biết cách bảo vệ bản thân, chống lại cái xấu đúng cách
- Nên chia sẻ với con về vấn đề tình yêu đúng lúc, đồng thời giáo dục con kỹ lưỡng về vấn đề giới tính, tình dục, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên trở lên
Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở thanh thiếu niên mà chính những người lớn, người trưởng thành cũng khó có thể lường trước được. Sự quan tâm động viên đúng cách của gia đình chính là liều thuốc tốt nhất cho tâm hồn để mỗi người có thể mạnh mẽ đối đầu với những khó khăn bởi họ biết rằng, dù đi đâu, dù làm gì vẫn sẽ có những người đứng bên cạnh và bảo vệ nên không còn sợ hãi.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!