Áp lực gia đình là gì? Hiểu rõ nguyên nhân và cách vượt qua

Áp lực gia đình cần được quan tâm và khắc phục để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống gia đình. Bài viết sẽ làm rõ áp lực gia đình là gì? Tìm hiểu nguyên nhân cũng như các giải pháp vượt qua.

Áp lực gia đình là gì?

Trong cuộc sống hiện đại, con người phải thường xuyên đối mặt với rất nhiều áp lực. Mỗi người sẽ trải qua các áp lực riêng tùy vào cuộc sống của họ. Trong đó, áp lực gia đình là một trong các tình trạng thường gặp.

áp lực gia đình là gì
Áp lực gia đình dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng cần được khắc phục.

Áp lực gia đình chính là những sự bế tắc, căng thẳng, không hòa hợp giữa các thành viên trong nhà. Áp lực này khiến nhiều người phải cố gắng chịu đựng trong chính ngôi nhà của mình.

Họ chán ghét việc về nhà cũng bởi những áp lực gia đình kéo dài dai dẳng. Thậm chí, nhiều người phải đối diện với nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ mãn tính,…

Xem thêm: Hậu quả của áp lực gia đình nguy hiểm hơn bạn tưởng

Biểu hiện của áp lực gia đình

Áp lực gia đình đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu hiện do áp lực cũng sẽ khác nhau tùy vào tính cách, giới tính, sức chịu đựng, kinh nghiệm sống của mỗi người.

Đa phần sẽ trở nên cáu gắt, dễ tức giận, kích động vô cớ. Họ có thể nổi nóng, khó chịu với bất kì ai. Đặc biệt là những người đề cập đến những chuyện về gia đình.

Những người có tính cách rụt rè, nhút nhát, yếu đuối thì sẽ dễ buồn bã, mệt mỏi, thất vọng. Họ mất dần niềm tin vào cuộc sống, trở nên nhạy cảm, hay khóc lóc.

Các triệu chứng này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ xuất hiện các hành vi tiêu cực, tự làm tổn thương bản thân. Thậm chí là tự sát do trầm cảm.

10 Nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực gia đình

Để có thể nhanh chóng tháo gỡ các khúc mắc, áp lực trong gia đình thì điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định được cụ thể nguyên nhân chúng. Vậy những nguyên nhân gây ra áp lực gia đình cụ thể là gì?

1. Gánh nặng về kinh tế, chi tiêu trong gia đình

Tài chính là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến cho nhiều gia đình xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp. Cũng bởi hầu hết mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống đều cần tiền.

nguyên nhân gây áp lực gia đình
Gánh nặng kinh tế, chi tiêu là một trong các lý do gây áp lực gia đình

Nếu không có được nguồn thu nhập ổn định, gia đình đối mặt với rất nhiều khó khăn. Gánh nặng chi phí sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc con cái sẽ dẫn đến những cãi vã, mâu thuẫn.

Thông thường, các áp lực tài chính trong gia đình càng tăng cao khi phụ nữ mang thai, sau khi sinh con hoặc người thân gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Việc thường xuyên đau đầu về những khoản chi tiêu trong gia đình khiến cho nhiều người rơi vào khủng hoảng. Đôi lúc họ phải vay mượn dẫn đến tình trạng bế tắc vì nợ nần.

2. Thiếu sự chia sẻ, đồng cảm giữa các thành viên

Một gia đình hạnh phúc cần phải có sự dung hòa giữa yếu tố tài chính và sự san sẻ, đồng cảm với nhau. Nếu một gia đình thiếu đi yếu tố này sẽ dễ hình thành các mâu thuẫn, áp lực.

Trong thực tế, mỗi người sẽ có những quan điểm, tính cách, lối sống riêng khiến việc dung hòa gặp nhiều khó khăn. Hầu hết mâu thuẫn, áp lực trong gia đình thường xuất phát từ nguyên nhân này.

Khi đôi bên xảy ra những sự bất đồng quan điểm, ai cũng cố gắng bảo vệ ý kiến của mình. Thiếu đồng cảm và chia sẻ sẽ khiến mối quan hệ rạn nứt.

3. Do khác biệt thế hệ, quan niệm lạc hậu

Sự khác biệt giữa các thế hệ cùng những quan điểm lạc hậu, cổ hủ cũng tạo ra áp lực gia đình. Nếu chung sống trong một gia đình có nhiều thế hệ thì nguy cơ mâu thuẫn giữa các thành viên sẽ rất cao

Mỗi thời đại sẽ có những chuẩn mực nhất định. Đối với xã hội ngày nay, con người bắt đầu cởi mở hơn. Vì thế, đôi khi những quan niệm xưa cũ không còn phù hợp.

Nếu ai cũng cứng nhắc trong ý kiến, quan điểm của mình thì các xung đột càng căng thẳng. Xung đột gia đình nổ ra khiến đôi bên rơi vào trạng thái bế tắc, mệt mỏi.

áp lực gia đình
Sự khác biệt giữa các thế hệ sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh cãi

Hơn thế, nếu tình trạng này cứ mãi kéo dài và không có cách khắc phục sẽ làm cho ông bà, cha mẹ, con cháu dần trở nên xa cách, đôi khi là thù ghét lẫn nhau.

4. Thiếu sự chia sẻ trong công việc

Phụ nữ phải liên tục đối diện với những áp lực từ cơ quan cho đến khi về nhà. Cũng bởi hiện nay vẫn còn quan niệm rằng việc nhà là bổn phận và nhiệm vụ của phụ nữ.

Phụ nữ buộc phải làm hết tất cả các công việc. Sau khi tan sở, nhiều chị em phải tranh thủ về nhà để nấu cơm, giặt đồ, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái,… Họ cảm thấy quá tải và kiệt sức.

Đôi khi không còn thời gian để tự chăm sóc cho bản thân. Tình trạng kéo dài khiến họ dần bị kiệt sức, dễ hình thành tâm lý cáu gắt, kích động và gây nên nhiều mâu thuẫn trong gia đình.

5. Sự bất công giữa các thành viên trong gia đình

Do các quan niệm cũ và tư duy sai lệch, nhiều bậc phụ huynh thường thiên vị con trai hoặc con út trong gia đình. Điều này khiến con cái chịu nhiều thiệt thòi và tổn thương nặng nề.

Thậm chí, con cái có thể thù ghét cha mẹ, hoặc giữa anh chị em còn có thể sinh ra lòng thù ghét, đố kỵ lẫn nhau. Đây được xem là một trong các nguyên nhân thường gặp gây áp lực gia đình.

Nhiều trẻ nhỏ bị phân biệt đối xử không thể giải bày tâm sự. Trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý, dồn nén về mặt cảm xúc và hình thành các suy nghĩ tiêu cực.

6. Áp lực gia đình xuất phát từ trách nhiệm nuôi dạy con cái

Đối với những cặp gia đình vừa mới có con, áp lực xuất phát từ việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Cha mẹ cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có thể học hành và phát triển thật tốt.

Những nỗi lo lắng, trăn trở về trách nhiệm đối với con cái khiến nhiều phụ huynh cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Nếu giữa vợ và chồng không có sự thống nhất về cách nuôi dạy con thì áp lực càng lớn.

áp lực gia đình xuất phát từ đâu?
Trách nhiệm nuôi dạy và giáo dục con cái đôi khi lại trở thành áp lực

Đôi khi cũng do quá yêu thương con cái, cha mẹ luôn lo sợ con gặp phải những điều không tốt. Họ dần tự tạo nên áp lực cho bản thân là phải bảo vệ con thật tốt.

7. Sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ

Nhiều bệc phụ huynh luôn định hướng và đặt kỳ vọng vào việc học tập của con cái. Đặc biệt là với xã hội ngày nay, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên sự mong đợi, hi vọng càng mạnh mẽ.

Con cái phải luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành niềm tự hào của gia đình. Chính vì thế, nhiều người đặt áp lực học tập nặng nề lên con cái khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng.

Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ nhỏ bị áp lực do sức ép từ gia đình. Trẻ phải học tập quá mức, đôi khi bị ám ảnh bởi điểm số và thành tích.

8. Quan niệm sai lầm về đồng tính, tình yêu

Nhận thức về vấn đề đồng tính ngày nay đã trở nên cởi mở hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn quan niệm đồng tính là một căn bệnh. Nhiều đứa trẻ phải cố gắng gồng mình che giấu đi giới tính thật của chính bản thân.

Ngoài ra, do cách biệt tuổi tác và thế hệ nên quan niệm tình yêu của mỗi người sẽ có phần khác nhau. Đôi lúc sự khắt khe, bảo thủ lại khiến cho mâu thuẫn gia đình lại gia tăng.

Nhiều người đã phải chịu các áp lực đến từ việc gia đình ngăn cấm, quản lý quá chặt dù bản thân đã trưởng thành. Thậm chí có không ít các trường hợp tan vỡ trong tình yêu do sự phản đối của gia đình.

9. Bạn đời không chung thủy

Nếu bản sống cùng với một người chồng/ vợ không chung thủy hoặc thiếu trách nhiệm bạn sẽ vô cùng mệt mỏi và áp lực. Khi đối mặt với sự phản bội thì khó có ai giữ được sự bình tĩnh và vui vẻ.

Dù bạn có sức chịu đựng giỏi đến mức độ nào thì sớm muộn cũng sẽ xảy ra những mâu thuẫn, tranh cãi. Nếu bạn đời không còn một lòng một dạ vun đắp cho gia đình, bạn không thể níu kéo.

vì sao có áp lực gia đình
Sống cùng một người không chung thủy là áp lực lớn nhất mà nhiều người phải chịu

Việc phát hiện nửa kia không còn chung thủy là áp lực to lớn đè nặng lên tâm trí. Bạn sẽ mãi lẩn quẩn trong những suy nghĩ tiêu cực, lâu dần làm bản thân trở nên mệt mỏi, suy sụp.

10. Do cha mẹ độc hại khiến trẻ gặp áp lực gia đình

Việc sống cùng cha mẹ độc hại có thể gây áp lực, bế tắc về gia đình. Cha mẹ độc hại luôn có những hành vi, lời nói, suy nghĩ cực đoan, áp đặt lên con cái.

Họ có những cách dạy dỗ, định hướng, giáo dục sai lệch. Kiểu cha mẹ độc hại thường gặp nhất là cha mẹ kiểm soát. Họ luôn cho rằng con cái phải cần vâng lời và làm theo mọi ý muốn của người lớn.

Chính vì thế, họ luôn có xu hướng bắt ép, sai bảo và trách phạt. Họ luôn kiểm soát và quản lý chặt chẽ con cái, không để con “thoát” khỏi vòng tay của cha mẹ.

Làm sao để khắc phục và giải tỏa các áp lực gia đình?

Với nhiều người, gia đình chính là lý do khiến họ cảm thấy căng thẳng, áp lực. Để khắc phục tốt và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực này, bạn nên thử áp dụng các biện pháp hữu hiệu sau đây:

1. Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân

Trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn. Do đó, bạn nên rèn luyện cho mình cách kiểm soát cảm xúc, giữ được bình tĩnh trong các cuộc xung đột.

Khi đó, bạn sẽ tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Bạn có thể giải quyết tốt các xung đột đang xảy ra, tránh nói hoặc hành động thiếu suy nghĩ trong lúc tức giận.

2. Học cách lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn

Lắng nghe và chia sẻ chính là chiếc “chìa khóa” vạn năng. Nó giúp chúng ta tháo gỡ được mọi mâu thuẫn, khúc mắc trong cuộc sống, kể cả những vấn đề xảy ra trong gia đình.

cách vượt qua áp lực gia đình
Muốn vượt qua áp lực gia đình, bạn cần học cách chia sẻ để gắn kết các thành viên

Mỗi thành viên trong nhà cần biết cách lắng nghe và san sẻ những buồn vui cho nhau. Nếu áp lực gia đình xuất phát từ việc thiếu sự thấu hiểu thì hãy cố gắng thay đổi chúng.

Bản thân bạn nên tập cho mình thói quen lắng nghe người khác. Bạn cũng nên chủ động hơn trong việc trò chuyện, tâm sự với những người thân trong gia đình.

3. Lên tiếng khi cần thiết

Đôi khi bạn cần phải thẳng thắn chia sẻ những quan điểm và ý kiến của mình với người thân. Thay vì im lặng, bạn hãy cố gắng nói ra những mong muốn của mình với đối phương.

Bạn cần biết lựa chọn thời điểm thích hợp để gia đình trò chuyện và cùng nhau giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng khắc phục và tháo gỡ chúng trong thời gian ngắn nhất.

Chẳng hạn như khi bạn cảm thấy quá áp lực về việc cha mẹ bắt ép mình phải học quá nhiều, đặt kỳ vọng quá lớn và đưa ra những mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân thì hãy chia sẻ ngay với họ.

Hãy nói chuyện bằng sự chân thành, mong muốn được thấu hiểu. Kèm theo đó là lời hứa sẽ nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong học tập. Bạn thoải mái hơn, cha mẹ cũng phần nào hiểu được tâm tư của bạn.

4. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Không khí trong nhà ngột ngạt, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến bản thân bạn. Chính vì thế, bên cạnh việc nỗ lực khắc phục vấn đề, bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc cho bản thân.

Cho dù công việc, cuộc sống hàng ngày có bận rộn đến đâu thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Tốt nhất nên đảm bảo đủ giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Để kiểm soát và ngăn chặn ảnh hưởng từ áp lực gia đình, bạn cần phải biết cách duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc bản thân thật tốt. Cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.

khắc phục áp lực gia đình
Mỗi thành viên nên tự biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh đó cũng cần rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao. Hãy vận động khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

5. Tìm gặp chuyên gia tâm lý để giải tỏa áp lực gia đình

Trong thực tế, để có thể đối mặt và vượt qua áp lực gia đình không phải là điều đơn giản. Không ít các trường hợp trở nên mất kiểm soát, rối loạn cảm xúc do áp lực nặng nề.

Theo số liệu thống kê, áp lực gia đình cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm, rối loạn lo âu, stress nặng, rối loạn stress sau sang chấn,….

Chính vì thế, nếu bạn cứ mãi loay hoay với những áp lực gia đình thì hãy cân nhắc đến việc gặp gỡ chuyên gia tâm lý. Chia sẻ từ chuyên gia sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Đồng thời, chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ về vấn đề và đưa ra các hướng khắc phục hiệu quả. Bản thân bạn cũng sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc, rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết để ứng phó và vượt qua áp lực.

 

Như vậy, có thể thấy được áp lực gia đình nếu không được khắc phục tốt sẽ gây nên rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của mỗi người.

Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ biết được cách vượt qua áp lực gia đình, từ đó vun đắp và xây dựng một cuộc sống thật vui vẻ và hạnh phúc.

Tham khảo thêm:

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *