Trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng: Nguyên nhân và cách chữa cho bé
Ngày nay, có rất nhiều trường hợp trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng khiến cho phát âm của trẻ trở nên không rõ ràng, gây khó hiểu cho người nghe. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc sửa đổi, dẫn đến giao tiếp kém và viết sai chính tả. Vậy những nguyên nhân nào gây nói ngọng ở trẻ và cách chữa trị hợp lý? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Nói ngọng là gì?
Nói ngọng là một tình trạng rối loạn ngôn ngữ, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng chủ yếu của chúng thường là trẻ nhỏ đang ở độ tuổi mầm non và tiểu học.
Biểu hiện của chúng được thể hiện ở việc trẻ phát âm không được rõ ràng, rành mạch, từ ngữ lệch chuẩn và sai âm tiết. Điều này khiến cho người nghe cảm thấy khó khăn trong việc hiểu trẻ đang muốn nói gì, gây trở ngại trong việc giao tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu mà không có biện pháp sửa đổi kịp thời sẽ rất khó chữa trị cũng như gây ra những vấn đề ngôn ngữ khác, viết sai chính tả…
Thực tế, việc nói ngọng ở trẻ không phải là một vấn đề quá xa lạ vì hầu hết trẻ nhỏ sinh ra và đang trong giai đoạn lớn lên đều mắc phải tình trạng này. Đó là bởi vì trẻ đang phát triển, răng chưa đầy đủ, cơ hàm và chuyển động lưỡi chưa được lưu loát nên sinh ra việc phát âm không rõ ràng. Điều này sẽ được thay đổi dần dần khi bé lớn lên.
Tuy nhiên, nếu trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng thì đây quả thật là một vấn đề cần phải quan tâm nghiêm túc, bởi lúc này, bé có thể đã gặp phải một bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng đến việc phát âm bình thường hoặc bị rối loạn ngôn ngữ. Những trường hợp này cần phải có biện pháp chữa trị và thăm khám kịp thời.
Nói ngọng hiện nay có rất nhiều dạng, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, có hai biểu hiện nói ngọng chính là nói ngọng cơ năng và nói ngọng thực thể. Nói ngọng cơ năng là tình trạng được hình thành trong suốt các quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mà nguyên nhân không xuất phát từ bất cứ tổn thương nào được xảy ra với hệ thần kinh trung ương. Nói ngọng thực thể xảy ra do những biến đổi trong hệ thần kinh trung ương hoặc trong bộ máy phát âm.
Mặc dù ngày nay chúng ta thường nhận định rằng tình trạng nói ngọng chỉ gặp ở trẻ em, nhưng thực tế, vẫn còn rất nhiều trường hợp người trưởng thành đang gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân chính của của chúng là những khiếm khuyết lúc nhỏ không được sửa đổi sẽ dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng trong quá trình phát triển và rất khó để chữa trị, có khi phải sống chung với chúng cả đời, gây ra những mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng đến công việc và đời sống.
Để nhận biết trẻ có đang mắc phải chứng nói ngọng hay không, hãy quan sát cách giao tiếp và phát âm hàng ngày của trẻ để xem trẻ có những biểu hiện dưới đây hay không:
- Bé không thể phát âm được các âm tiết một cách rõ ràng, thường bị mất âm hoặc sai lệch âm, âm tiết này thường bị biến đổi thành âm tiết kia, chẳng hạn như “s,z” sẽ được phát âm thành “th” khiến cho việc nói chuyện của trẻ trở nên khó hiểu.
- Bé nói chuyện nhanh nhưng các từ ngữ thường hay dính vào nhau tạo thành một câu hoàn chỉnh nhưng khó nghe, làm cho người nghe không thể hiểu được bé đang muốn nói gì và thể hiện điều gì.
- Bé nói chuyện một cách khó khăn và cảm giác tốn nhiều sức lực, hơi thở ngắn, dồn dập, nhịp thở không đều khi cố gắng phát âm.
- Cách chuyển động và bổ trợ vị trí của môi, lưỡi, răng, hàm dưới… không đúng cách, tạo cảm giác nặng nề.
- Hoặc nặng hơn, bé sẽ có biểu hiện nói khó, việc phát âm bị chậm chạp, mất nhiều thời gian để phát âm từng chữ nhưng âm tiết lại không rõ ràng.
Nếu phát hiện trẻ đang gặp phải những vấn đề như trên, có thể trẻ đang gặp phải chứng nói ngọng. Cần phải có cách chữa trị và sửa đổi kịp thời, đúng lúc để khắc phục tình trạng này, giúp bé nói chuyện trở nên đúng cách hơn, tự tin giao tiếp hơn.
Trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng – nguyên nhân do đâu?
Như đã nói, nói ngọng là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ đang trong giai đoạn mầm non. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời lúc nào cũng là điều cần thiết để giải quyết vấn đề này nhanh chóng, càng để lâu thì càng khó sửa đổi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé 5 tuổi bị nói ngọng như lối sống, sinh hoạt, dị tật bẩm sinh hay bị từ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Thường thì những biểu hiện này sẽ dần dần được khắc phục bằng cách sửa đổi từ từ, tuy nhiên, có nhiều trường hợp phụ huynh nghĩ vấn đề này không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi theo thời gian nên không tập sửa đổi cho bé, dẫn đến triệu chứng ngày càng khó khắc phục và theo bé cho đến khi lớn lên.
Nói ngọng thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất để dẫn đến tình trạng này:
1. Nói ngọng do di tật bẩm sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng nói ngọng nghiêm trọng và khó sửa đổi nhất là do bẩm sinh từ khi sinh ra.
Không phải đứa trẻ nào cũng được sinh ra một cách lành lặn và khỏe mạnh. Một số trẻ sẽ gặp phải một số khiếm khuyết bẩm sinh về cơ cấu vòm miệng như sứt môi, hở hàm ếch, răng mọc lệch, lưỡi ngắn, đường phát âm bị dị dạng… hoặc các vấn đề về tâm lý, rối loạn thần kinh, bại não… sẽ dẫn đến tình trạng nói ngọng ở trẻ và gây ảnh hưởng đến việc phát âm.
Ngoài dị tật về cơ cấu vòm miệng, thần kinh thì cấu tạo của thính giác cũng như các bệnh liên quan đến thính giác như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, nghe kém bẩm sinh… là nguyên nhân khiến cho việc lắng nghe của trẻ bị hạn chế, nghe không rõ từ, nghe bị sai lệch, thậm chí là không nghe thấy, điều đó làm cho việc cảm nhận ngôn từ của bé bị đình trệ, vốn từ vựng yếu kém và sử dụng từ ngữ cũng sai lệch.
Nếu nguyên nhân trẻ bị ngọng xuất phát từ các lý do bẩm sinh này thì việc sửa đổi thực sự rất khó khăn, thậm chí là không thể sửa đổi được do cấu tạo các bộ phận phát âm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày nay một số dị thật có thể khắc phục bằng việc phẫu thuật, nhưng kết quả mang đến chỉ khá tương đối mà thôi. Tuy nhiên, với một số khiếm khuyết nhẹ vẫn có thể khắc phục được bằng việc kiên trì luyện tập hàng ngày.
2. Nói ngọng do thói quen
Thời gian đầu tập nói, chắc chắn việc phát âm của trẻ bao giờ cũng gặp trở ngại và không thể đúng 100%. Trong những trường hợp này, phụ huynh cần phải kiên nhẫn theo dõi và sửa đổi cho bé kịp thời để tạo thành thói quen phát âm đúng đắn cho bé.
Khi càng lớn, bộ máy phát âm của trẻ càng trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường hợp trẻ 5 tuổi nói ngọng do phụ huynh không chỉnh sửa đúng lúc, điều đó làm bé lầm tưởng mình đã nói đúng, tạo thành thói quen cho đến khi lớn lên. Càng lớn thì vấn đề sửa đổi càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
3. Nói ngọng do bắt chước
Độ tuổi tập nói, bé rất hay quan sát hành vi của những người xung quanh và bắt chước. Chính vì vậy, nếu như ba mẹ, người thân và những người hay tiếp xúc với bé có thói quen phát âm sai từ ngữ, bé sẽ bắt chước theo và cho rằng đó là đúng, dần dần hình thành thói quen.
Ngoài ra, nếu trong môi trường tiếp xúc thường xuyên của bé có người bị nói ngọng, nói giọng địa phương… bé nghe lâu dần cũng sẽ phát âm giống với những người này, từ đó hình thành nên tình trạng nói ngọng.
4. Nói ngọng do ngậm ti giả
Rất nhiều trẻ em ngày nay có thói quen ngậm ti giả, thậm chí là nghiện ti giả. Nhiều bậc phụ huynh cũng vì thế mà cho bé sử dụng nhiều hơn để bé ngoan, giữ im lặng và không quấy khóc. Tuy nhiên, điều này có thể là một trong những nguyên nhân sinh ra tình trạng nói ngọng ở trẻ con.
Khi ngậm ti giả, lưỡi của bé sẽ thè dài ra nhiều hơn bình thường, nếu tình trạng này liên tục sẽ làm dài lưỡi bé, sau đó sinh ra thói quen khiến bé thường xuyên lè lưỡi ra ngoài cho đến khi lớn lên. Điều này chắc chắn sẽ làm cho việc phát âm của trẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, khiến âm thanh phát ra bị lệch, gây khó khăn cho người nghe.
5. Nói ngọng do rối loạn hành vi
Trẻ con chính là những trang giấy trắng. Trong đó, giai đoạn phát triển và tập nói chính là thời gian bé cảm nhận và tiếp thu thế giới này, cũng là nguyên nhân để hình thành nên thói quen và lối sinh hoạt của trẻ.
Ở độ tuổi này, chúng ta cần phải cho bé tiếp thu nhiều thứ, học hỏi nhiều điều mới lạ, khuyến khích học tập từ chính những điều mắt thấy, tai nghe để hình thành nên thói quen giao tiếp cho trẻ.
Tuy nhiên, với thời đại phát triển hiện nay, việc chăm một đứa trẻ khiến nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy khó khăn. Một phần vì cuộc sống bận rộn, họ không có thời gian chăm con, đôi khi là sợ con quấy khóc nên thường sẽ cho bé tiếp xúc với điện thoại, máy tính tivi… từ rất sớm. Rõ ràng đây là một biện pháp rất hữu hiệu để trẻ ngoan ngoãn và ngồi im lặng tại một vị trí.
Nhưng thực tế, đây hoàn toàn là điều mà các chuyên gia tâm lý và trẻ nhỏ thường không khuyến khích. Xem tivi, chơi game quá nhiều khiến cho việc tiếp thu ngôn ngữ của bé qua việc nhìn bằng mắt nhiều hơn là nghe băng tai, điều này sẽ làm cho việc phát triển thính giác của bé không được nhanh nhạy, việc tiếp thu lời nói thông thường sẽ trở nên khó khăn hơn, dẫn đến các rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn âm thanh ở trẻ, làm cho việc giao tiếp của trẻ bị hạn chế, bị lệch chuẩn gây nên nói ngọng.
Ngoài ra, việc nói chuyện thông thường mà không có hình ảnh, không được xem điện thoại, tivi… sẽ làm bé dễ bị cáu giận, la hét, đập phá, quấy khóc, thậm chí là tăng động.
Xem thêm: Rối loạn hành vi ở trẻ em và thông tin cần biết
6. Nói ngọng do nhút nhát
Trong quá trình giao tiếp, đôi khi trẻ sẽ phát âm sai và nhận về những lời trêu đùa cũng như chê cười từ mọi người.
Điều này có thể làm cho bé cảm thấy tự ti và xấu hổ, không dám nói chuyện nhiều, cố gắng phát âm hoặc chỉ dám nói lí nhí trong miệng, từ đó hình thành nên nói quen nói chuyện không rõ ràng, lâu dần sẽ sinh ra nói ngọng.
Đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng mà đôi khi phụ huynh cũng không phát hiện ra. Vì vậy, khi trẻ nói sai, hãy kiên nhẫn giải thích và sửa đổi cho bé thay vì trêu đùa, điều đó có thể sinh ra tâm lý tự ti và ám ảnh nói chuyện ở bé.
7. Nói ngọng do mắc các bệnh về hô hấp
Có thể trước đây trẻ không bị nói ngọng, nhưng một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng… sẽ làm cho việc hít thở bằng mũi của bé trở nên khó khăn, khiến bé thường xuyên phải thở bằng miệng.
Nếu kéo dài thường xuyên sẽ làm thay đổi một số cấu trúc vòm miệng của bé, lưỡi thường xuyên được đưa ra gây dài lưỡi, từ đó sẽ sinh ra một số vấn đề và dẫn đến nói ngọng ở trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất gây nên tình trạng nói ngọng ở trẻ. Vì vậy, hãy theo dõi thường xuyên, khắc phục những sự cố để trẻ có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nói ngọng, nhất là sau giai đoạn 5 tuổi vì thời điểm này bộ phận phát âm của trẻ đã phát triển tốt hơn rất nhiều. Nếu không nhanh chóng sửa đổi sẽ gây nên những biến chứng lâu dài về sau.
Những cách chữa ngọng cho trẻ 5 tuổi đơn giản
Tình trạng nói ngọng ở trẻ có thể dần dần được khắc phục theo thời gian khi bộ phát âm của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn trong giai đoạn lớn lên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, triệu chứng này sẽ hoàn toàn gắn bó với trẻ ngay cả khi bộ phận phát âm đã phát triển đủ đầy, gây trở ngại trong việc giao tiếp và khó khăn trong việc nói chuyện một cách rõ ràng, rành mạch. Nếu đến giai đoạn 5 tuổi trẻ vẫn còn nói ngọng thì phụ huynh nên có những biện pháp khắc phục kịp thời để nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà để cải thiện nói ngọng cho bé mà các phụ huynh có thể tham khảo:
1. Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến phát âm
Như đã nói, một số thói quen từ nhỏ mà phụ huynh nghĩ là hết sức bình thường nhưng đôi khi lại chính là nguyên chính dẫn đến việc nói ngọng ở trẻ.
Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc ngậm ti giả, mút tay, ngoáy mũi, lè lưỡi… vì thường xuyên làm những điều này có thể dẫn đến một số thay đổi về cơ cấu phát âm, cấu trúc vòm miệng, làm dài lưỡi, thậm chí là dẫn đến một số bệnh về đường hô hấp, từ đó sinh ra nói ngọng ở trẻ.
Ngoài ra, hãy dành thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều hơn thay vì chỉ để trẻ cả ngày ngồi xem tivi, điện thoại, chơi game… bởi vì việc tiếp thu mọi thứ quá nhiều thông qua mắt mà chức năng thính giác của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc nghe và phát âm.
Ba mẹ hãy thường xuyên bên cạnh và giao tiếp với trẻ, chơi những trò chơi vận động, cho bé ra ngoài tiếp xúc với môi trường xung quanh để bé có thể phát triển ổn định và bình thường. Nếu không, những thói quen này sẽ theo bé cho đến lúc lớn lên và không thể cải thiện bình thường, dẫn đến việc trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng.
2. Hướng dẫn trẻ luyện tập cơ miệng, phát âm thường xuyên
Việc vấn đề phát âm của trẻ thường sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn bé tập nói vì cơ cấu vòm miệng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, sinh ra việc phát âm bị lệch chuẩn. Chính vì vậy, hãy cho bé luyện tập cơ miệng thường xuyên để việc phát âm trở nên lưu loát hơn, khắc phục nhanh chóng những thói quen phát âm sai.
Phụ huynh hãy theo dõi trẻ để phát hiện những từ ngữ, âm tiết mà trẻ hay phát âm sai, sau đó hãy hướng dẫn trẻ phát âm đúng cách. Cho bé luyện tập thường xuyên, mỗi ngày bằng cách luyện các bài cơ miệng đơn giản như há miệng, phồng má, thổi, hút, nhai… sau đó sẽ phát âm to rõ, chậm rãi những từ bé hay sai hoặc những từ khó để cải thiện phát âm.
Ngoài ra, để việc luyện tập trở nên hứng thú hơn, có thể kết hợp với các trò chơi đơn giản về chữ cái, đố vui hay tìm vật… nhằm tạo cho bé tính kiên nhẫn, tiếp thu bài học nhanh chóng và mang đến hiệu quả chữa ngọng cao hơn.
Tuy nhiên, cần chia bài học cũng thời gian luyện tập thành các bài ngắn, mỗi lần vài phút, các bài học cần có sự đổi mới thường xuyên để trẻ không bị chán.
3. Giữ thói quen nói đúng trước mặt trẻ
Khả năng quan sát của trẻ thường rất lớn và có thói quen bắt chước những điều xảy ra xung quanh. Cụ thể, bé có thể sẽ thường xuyên chú ý đến cách nói chuyện của bạn cũng như những người xung quanh và nói theo, từ đó hình thành nên cách phát âm của trẻ.
Vì vậy, để trẻ có thể phát triển bình thường và toàn diện, hãy cố gắng phát âm thật đúng đắn, chính xác để trẻ có thể học theo. Tránh nói những từ lệch âm, không đúng tiêu chuẩn vì trẻ có thể nghĩ điều đó là đúng và bắt chước, từ đó hình thành nên chứng nói ngọng.
Cũng nên kiểm soát những mối quan hệ xung quanh của trẻ, tốt nhất không nên cho trẻ giao tiếp qua thường xuyên với những người mắc chứng nói ngọng hoặc nói giọng địa phương vì có thể hình thành nên thói quen cho trẻ.
4. Thường xuyên đọc thơ, kể chuyện cho trẻ
Việc hát, đọc thơ, kể chuyện… là những thói quen vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện phát âm. Nếu phát hiện trẻ nói ngọng, hãy thường xuyên đọc truyện cho bé nghe, dạy bé những bài thơ đơn giản với cách đọc chậm rãi, bật những bài hát thiếu nhi mà trẻ yêu thích cho trẻ bắt chước và hát theo.
Thực tế, cho dù bình thường trẻ có hay nói sai như thế nào thì khi thường xuyên nghe nhạc hoặc đọc thơ thì tình trạng nói ngọng của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt, dần dần bé sẽ giao tiếp rõ ràng hơn, những từ ngữ thường xuyên nói sai cũng sẽ được kéo về đúng.
Chính vì vậy, đó là lý do tại sao các chuyên gia thường xuyên khuyến khích cho bé nghe nhiều hơn, nói nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm xem những video chỉ có hình ảnh mà không có âm thanh, cách nói chuyện rõ ràng.
5. Cho bé giao tiếp nhiều hơn, tránh tự ti, rụt rè
Giao tiếp chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để cải thiện và nâng cao khả năng phát âm cho trẻ. Có thể trong giai đoạn phát triển, trẻ sẽ phát âm sai, nói những từ khó nghe khiến bạn cảm thấy buồn cười.
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, đừng vội trêu đùa trẻ mà hãy kiên nhận giảng giải và sửa đổi những chỗ sai cho bé hiểu. Khi bị trêu đùa, bé sẽ sinh ra tâm lý xấu hổ và tự ti, không dám nói lớn, chỉ nói nhỏ trong miệng những câu không rõ ràng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng ngọng. Đây là cũng là một trong những nguyên nhân nổi bật mà trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng.
Ngoài ra, hãy khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn, hãy thường xuyên trò chuyện với bé bằng việc giao tiếp rõ ràng, rành mạch và đúng từ ngữ, giúp bé tự tin, không còn cảm thấy ngại ngùng và lo lắng. Ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà như trò chơi “Trời nắng – Trời mưa”.
6. Hướng dẫn bé tập nói trước gương
Để giúp trẻ khắc phục được tình trạng nói ngọng thì phụ huynh cần cho trẻ biết được rằng trẻ đang nói sai, chỉ ra những lỗi phát âm để trẻ có thể dễ dàng khắc phục. Một trong những cách mới lạ và thích thú hiện nay là cho trẻ nói trước gương.
Cách này cần có sự hỗ trợ từ phụ huynh. Trước hết, ba mẹ hãy phát âm mẫu trước cho bé một cách rõ ràng, rành mạch để bé quan sát được trạng thái đúng, từ đó có thể bắt chước theo và sửa lại phát âm cho đúng.
Sau đó, hãy cho trẻ tập nói trước gương để khi không có sự hỗ trợ từ ba mẹ, trẻ cũng có thể tự luyện tập và dễ dàng quan sát trạng thái phát âm của mình, nếu sai bé sẽ cố gắng sửa đổi và điều chỉnh cho đúng.
7. Tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn
Bên cạnh những cách chữa ngọng cho trẻ 5 tuổi như trên thì phụ huynh có thể dắt trẻ tìm đến hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn. Họ là những người có chuyên môn và am hiểu sâu sắc về những vấn đề mà trẻ hay gặp phải, từ đó có thể đưa ra những nguyên nhân cũng như những bài tập khắc phục đúng đắn nhất cho trường hợp của từng trẻ, giúp mang đến hiệu quả chữa trị cao hơn.
Ngoài ra, có thể cho trẻ tham gia vào các lớp học phát âm, chữa ngọng, cải thiện giao tiếp để mang đến một môi trường chuyên nghiệp nhất, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng nói ngọng của mình.
Có thể thấy, tuy nói ngọng là một vấn đề khá quen thuộc và hay gặp phải ở hầu hết các trẻ nhỏ trong giai đoạn tập nói, nhưng nếu không có biện pháp chữa trị, khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể theo bé rất lâu, thậm chí theo bé đến khi trưởng thành, khiến bé trở nên tự ti, giao tiếp kém, trở ngại trong việc bày tỏ quan điểm, viết sai chính tả và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Chính vì vậy, nếu nhận thấy trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng, hãy thực hiện ngay lập tức những biện pháp cải thiện phát âm mà chúng tôi đã giới thiệu trên đây, đồng thời có thể tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn để có hướng giải quyết đúng đắn, giúp bé cảm thấy tự tin hơn, giao tiếp linh hoạt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị dính thắng lưỡi chậm nói: Biểu hiện và cách can thiệp
- Trẻ bị ngọng có chữa được không? Cách can thiệp hiệu quả
- Trẻ chậm nói không tập trung: Cha mẹ cần sớm đưa bé đi khám
- Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản thực hiện ngay tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!