Thực trạng trầm cảm do mạng xã hội: Giới trẻ cần sớm thức tỉnh
Trầm cảm do mạng xã hội là một trong các vấn đề đáng quan tâm do có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ trong xã hội công nghệ hiện nay. Mạng xã hội được xem là công cụ giải trí, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho con người nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và cuộc sống.
Thực trạng trầm cảm do mạng xã hội hiện nay
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngày nay con người dần được tiếp xúc với mạng xã hội nhiều hơn. Đây được xem là công cụ mang đến nhiều lợi ích cho con người, giúp con người có thể giao tiếp, kết nối với nhau nhiều hơn. Đồng thời, mạng xã hội cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích và là phương tiện hữu dụng để thư giãn, giải trí.
Tuy nhiên, song song với các lợi ích đó thì mạng xã hội cũng có thể gây ra rất nhiều các tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và làm đảo lộn cả các sinh hoạt đời sống của người dùng. Đặc biệt là các tình trạng “nghiện” mạng xã hội phải liên tục đối diện với rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 80% các trường hợp người dùng mạng xã hội cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức nếu họ không được truy cập ít nhất một lần mỗi ngày. Trong đó có hơn 70% người chia sẻ rằng, khi họ sử dụng điện thoại hay máy tính thì điều đầu tiên họ làm đó chính là đăng nhập vào mạng xã hội.
Các chuyên gia cho biết rằng, mạng xã hội còn có nguy cơ gây nghiện cao gấp nhiều lần so với bia rượu, ma túy. Nhiều người chấp nhận giảm nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của bản thân chỉ để lướt mạng xã hội một cách vô nghĩa, không chủ đích.
Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên American Journal of Preventive Medicine cho biết rằng, phần lớn những người trẻ tuổi có xu hướng dành hàng giờ trên mạng xã hội đều có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Tiến sĩ Brian Primack – trưởng nhóm của cuộc nghiên cứu cũng cho biết rằng, việc dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram,…sẽ gia tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng của trầm cảm.
Các chuyên gia tiến hành một cuộc khảo sát trên 1000 người từ 18 đến 30 tuổi. Tất cả những người này đều không có dấu hiệu bị trầm cảm ngay từ ban đầu. Sau đó họ lần lượt được hỏi về thời gian sử dụng điện thoại trung bình mỗi ngày và sau 6 tháng, các chuyên gia nhận thấy nguy cơ phát triển trầm cảm của họ có khả năng tăng theo thời gian sử dụng mạng xã hội.
Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn đối với những người đã từng mắc bệnh hoặc đang có dấu hiệu bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Tỷ lệ trầm cảm tăng nhanh và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, sinh hoạt đời sống hoặc thậm chí là tính mạng.
Do đó, ngay khi nhận thấy những sự bất ổn về mặt tinh thần, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám. Trầm cảm nếu được phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ dễ dàng loại bỏ và khắc phục tốt.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm do mạng xã hội
Trầm cảm do mạng xã hội hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ bởi nhu cầu sử dụng mạng xã hội của con người đang ngày càng tăng cao. Từ trẻ em cho đến những người trưởng thành, người già đều có thể sử dụng điện thoại thông minh như một thiết bị để giải trí, xem tin tức hay trao đổi thông tin, giữ liên lạc với những người thân thiết.
Mỗi người sẽ có nhu cầu sử dụng mạng xã hội khác nhau, có những người dùng nó như một công cụ kinh doanh, kiếm tiền nhưng cũng có người lạm dụng quá mức chỉ với mục đích vui chơi, giải trí. Trong thực thế, chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà mạng xã hội mang đến cho cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng đúng và hợp lý thì đây cũng có thể là yếu tố gây nên hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng và trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần đáng lo ngại. Các dấu hiệu của trầm cảm cũng khá khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với những trạng thái tâm lý tiêu cực thông thường hoặc chứng nghiện mạng xã hội nhưng trầm cảm mang tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
Chúng ta cần hiểu và nhận biết rõ các dấu hiệu cảnh báo về chứng trầm cảm do mạng xã hội sau:
- Khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy chán nản, bi quan, ủ rũ, thiếu sức sống.
- Không có hứng thú với bất kỳ hoạt động nào xảy ra xung quanh đời sống, kể cả những việc đã từng yêu thích trước đây.
- Mất tập trung, suy giảm khả năng chú ý và khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn hàng ngày dù là những chuyện nhỏ nhặt, đơn giản.
- Thay đổi thói quen ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc thèm ăn liên tục, ăn vô độ khiến cho cân nặng tăng giảm đột ngột.
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên mất ngủ, trằn trọc không ngủ được hoặc buồn ngủ liên miên, ngủ ngày thức đêm.
- Tự đổ lỗi, cho rằng bản thân là người vô dụng, là gánh nặng của gia đình và xã hội.
- Trí nhớ kém, hay quên trước quên sau.
- Có cảm giác cô đơn, chóng vắng nhưng lại muốn tách biệt với xã hội và mọi người xung quanh.
- Có cảm giác khó chịu, bứt rứt hoặc thậm chí là cáu gắt, nổi giận nếu không được truy cập vào mạng xã hội.
- Dành nhiều thời gian trong ngày để lướt web, sử dụng các trang mạng xã hội mà không quan tâm hay thực hiện các công việc quan trọng khác.
- Không muốn giao tiếp, gần gũi với bất kỳ ai, nhiều người tự nhốt mình trong phòng với chiếc điện thoại.
- Nhu cầu sinh lý bị suy giảm trầm trọng.
- Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và có ý định, hành vi tự làm tổn thương, tự sát.
Các triệu chứng trầm cảm do mạng xã hội có thể biểu hiện với tần suất khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý hoặc những biến đổi khác lạ trong sinh hoạt, cảm xúc thì bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám trực tiếp hoặc thực hiện bài test trầm cảm ngay tại nhà để biết đánh giá nguy cơ mắc bệnh chính xác hơn.
Trầm cảm do mạng xã hội – Nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Trong rất nhiều các nghiên cứu khoa học tìm thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu có thể kiểm soát và giảm bớt thời lượng tiếp xúc với mạng xã hội và các thiết bị điện tử sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, ngăn chặn nguy cơ bị trầm cảm.
Theo chia sẻ của Giáo sư Myung Woo-jae từ Bệnh viện Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) thì: “Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, đặc biệt với những ai không giỏi quản lý cảm xúc. Nếu người dùng mãi mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm là điều khó tránh khỏi”. Cụ thể, một số nguyên nhân có thể gây trầm cảm ở người thường xuyên sử dụng mạng xã hội như:
1. Bắt nạt qua mạng
Bắt nạt qua mạng hay còn được gọi là bắt nạt trực tuyến (Cyberbullyng) là tình trạng một cá nhân bị chỉ trích, đe dọa, xâm hại, làm nhục, phỉ báng thông qua các trang mạng xã hội. Đây là những hành vi mang tính chất hung hăng nhằm đả kích, nhục mạ người khác có chủ đích được thực hiện bởi một hoặc một nhóm người nào đó.
Những nạn nhân của bắt nạt trực tiếp sẽ phải liên tục chịu đựng những sự tấn công online trong một thời gian dài và khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường, bế tắc, lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Khác với hình thức bắt nạt thông thường, bắt nạt qua mạng rất khó để nhận biết và xác định được danh tính của kẻ bắt nạt nên “hung thủ” có thể thoải mái thực hiện các hành vi, lời nói đả kích người khác một cách không thương tiếc.
Đặc biệt hơn, những nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến sẽ phải đối diện với nhiều sự tổn thương và mất mát to lớn bởi những thông tin, nội dung làm phiền có thể được chia sẻ và lan tỏa rộng rãi. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động tiêu cực đối với đời sống sinh hoạt của nạn nhân, khiến họ cảm thấy sợ hãi, luôn có xu hướng né tránh gặp gỡ, trò chuyện với người khác dù là trên mạng xã hội hay ngoài đời thực.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng, nạn nhân của các vụ bạo lực mạng xã hội thường là giới trẻ, thanh thiếu niên. Tình trạng này kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các hành vi trốn tránh, tự làm hại chính mình, tự sát. Một số trường hợp do những hình ảnh riêng tư bị phân tán trên mạng xã hội dẫn đến sang chấn, tổn thương tinh thần nặng nề và khó có thể kiểm soát tâm lý tốt.
2. Trầm cảm do mạng xã hội xuất phát từ sự cô đơn
Nhiều người hay cho rằng những ai thường xuyên truy cập vào mạng xã hội hoặc nhận được nhiều sự tương tác trên các trang mạng sẽ có mối quan hệ rộng rãi và nhiều bạn bè. Tuy nhiên, trong thực tế, những người dành quá nhiều thời gian cho việc lướt web, đăng tải các thông tin cá nhân lên mạng xã hội lại là những người cô đơn nhất.
Do cảm giác cô đơn và trống trãi, thiếu vắng sự yêu thương và kết nối với mọi người xung quanh nên nhiều người có xu hướng tìm kiếm sự đồng cảm qua các trang mạng xã hội. Họ liên tục đăng tải những hình ảnh, những đoạn video chia sẻ về cuộc sống với mục đích nhận được sự quan tâm từ người khác.
Một số trường hợp khác tìm kiếm niềm vui qua những lượt like, share, comment trên mạng. Họ luôn quan tâm đến số lượt người yêu thích bài viết của mình và cảm thấy lo lắng, căng thẳng nếu một bài đăng nào đó không nhận được sự phản hồi tích cực của những người bạn “ảo”.
Có những người sở hữu hàng nghìn, hàng triệu bạn bè và người follow trên các trang mạng như Facebook, Tiktok,…nhưng lại vô cùng cảm thấy đơn độc trong cuộc sống hiện tại. Họ có thể nhận được rất nhiều lời khen ngợi, những sự hâm mộ trên mạng xã hội nhưng khi đêm về lại cảm thấy vô cùng trống trãi, không có ai kề bên để tâm sự, bầu bạn.
Sự cô đơn giấu kín kéo dài liên tục sẽ khiến cho con người dần thu mình lại, cảm thấy bản thân nhỏ bé và vô dụng trong xã hội rộng lớn, lâu dần hình thành nên chứng trầm cảm. Ngoài ra, sự chênh lệch về cuộc sống ảo trên mạng xã hội và đời thực cũng có thể khiến cho nhiều người cảm thấy chơi vơ, khó nắm bắt.
3. Mạng xã hội làm giảm tương tác trực tiếp
Nhiều người thường dành hàng giờ để ngồi lướt web, đăng tải những hình ảnh, câu chuyện cá nhân lên mạng xã hội để nhận về những tương tác ảo mà bỏ mặt cả đời sống hiện thực. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm bạn, gia đình cùng nhau ngồi ăn uống nhưng ai cũng dán mắt vào điện thoại, không tương tác bất cứ câu gì với nhau.
Có không ít các trường hợp sử dụng mạng xã hội và lạm dụng nó một cách quá mức. Nghiện mạng xã hội khiến cho nhiều người thường xuyên mơ mộng về một cuộc sống xa hoa, tráng lệ và được nhiều người quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, điều này khiến cho họ mãi chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống thật của chính mình, quên đi việc quan tâm, chia sẻ với những người thân yêu bên cạnh.
4. Bị mạo danh trên mạng xã hội
Với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội được xem như một công cụ giải trí, làm việc, thư giãn dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội khác nhau. Có thể thấy từ những trẻ nhỏ cho đến người già cao tuổi đều có thể sử dụng mạng xã hội và thông qua đó thực hiện những mục đích riêng của bản thân.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người lợi dụng sự phổ biến đó để có thể đánh cắp thông tin, lừa gạt tài sản, tình cảm của người khác. Có rất nhiều thủ thuật mạo danh trên mạng xã hội, nhiều người sử dụng các đường dẫn virus để có thể lấy đi thông tin cá nhân của người dùng và sử dụng nó để lừa gạt những người thân của họ.
Trong thực tế đã có không ít các trường hợp bị mạo danh trên mạng xã hội và bị lừa gạt tiền bạc khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, phá sản nghiêm trọng. Tình trạng này khiến cho họ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng về cuộc sống, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng, căng thẳng quá mức.
5. Mất ngủ do mạng xã hội
Mạng xã hội có thể gây nghiện và nhiều người dành phần lớn thời gian trong ngày để sử dụng điện thoại, máy tính, iPad, tham gia các hoạt động trên mạng xã hội. Tình trạng này có thể khiến họ không thể đảm bảo được giấc ngủ của mình, thậm chí gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài do ánh sáng xanh chiếu ra từ màn hình điện thoại sẽ khiến cho não bộ bị đánh lừa về nhu cầu ngủ.
Mất ngủ và trầm cảm là hai vấn đề sức có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mất ngủ lâu ngày có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và ngược lại, phần lớn người bị trầm cảm sẽ có dấu hiệu mất ngủ.
Các chuyên gia cho biết rằng, thiếu ngủ, mất ngủ ở những người sử dụng mạng xã hội thường xuyên có thể là nguyên nhân làm khởi phát chứng rối loạn trầm cảm ở nhiều người. Có không ít các trường hợp do quá nghiện mạng xã hội nhưng khi buồn ngủ vẫn cố gắng lướt điện thoại, lâu dần hình thành thói quen khiến cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm nghiêm trọng.
Hậu quả là nhiều người mất ngủ thường xuyên dẫn đến việc liên tục cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, sức đề kháng kém, tinh thần uể oải, chán chường. Đặc biệt, họ thường hay cáu gắt, nóng giận, lo lắng quá mức khiến cho công việc bị đình trệ, khó khăn trong việc giao tiếp và sinh hoạt đời sống.
6. Trầm cảm khi dùng mạng xã hội do tiếp xúc với thông tin tiêu cực
Mạng xã hội có đầy ắp những thông tin thú vị và hấp dẫn nhưng song song với đó vẫn có những điều tiêu cực cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chắt lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của bản thân, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên.
Việc thường xuyên tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi có thể khiến cho suy nghĩ, tinh thần dần trở nên sai lệch, không phù hợp. Trên các trang mạng xã hội có rất nhiều các hội nhóm và phần tử thường xuyên chia sẻ những điều tiêu cực hoặc những tư tưởng lệch lạc.
Việc liên tục tiếp nhận các thông tin không đúng đắn hoặc quá tiêu cực về cuộc sống sẽ khiến cho tinh thần con người dần trở nên bi quan, chán chường và mất niềm tin về mọi thứ xung quanh. Họ có thể cho rằng bản thân là người vô dụng, bất tài hoặc nghĩ rằng cuộc sống quá bất công, tác ác với chính mịn nên dần trở nhiên tách biệt, trầm cảm.
Cách khắc phục chứng trầm cảm do mạng xã hội
Trầm cảm do mạng xã hội là một vấn đề phổ biến và cần được quan tâm trong xã hội hiện nay. Đối với các tình trạng trầm cảm mức độ nhẹ có thể dễ dàng khắc phục tốt nếu người bệnh nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế và quản lý tốt thời gian sử dụng mạng xã hội của bản thân.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều người bị căng thẳng, trầm cảm khi sử dụng mạng xã hội đó chính là dùng sai cách và lạm dụng nó quá nhiều. Vì thế, việc đầu tiên cần phải thực hiện đó chính là kiểm soát tốt việc sử dụng và truy cập vào mạng xã hội, biết cách chắt lọc thông tin và hạn chế thời gian dùng.
Đồng thời, cần phải xây dựng lại thói quen sinh hoạt thật lành mạnh và tích cực. Chú ý nhiều vào chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao chất lượng giấc ngủ và gia tăng thời gian tương tác, giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh.
Nếu trầm cảm do mạng xã hội kéo dài và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn thì cần được áp dụng kết hợp thêm những biện pháp can thiệp chuyên khoa hơn. Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân hiểu và điều chỉnh tốt các suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình, loại bỏ những triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm.
Tâm lý trị liệu là hình thức can thiệp được sử dụng phổ biến cho các trường hợp mắc phải những vấn đề tâm lý, tâm thần. Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý để có thể tháo gỡ các nút thắt trong lòng, điều chỉnh những hành vi, suy nghĩ tiêu cực để loại bỏ trầm cảm.
Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ trang bị thêm cho người bệnh những biện pháp kiểm soát và làm thuyên giảm căng thẳng, lo lắng. Hướng dẫn cho họ về cách quản lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi và vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
Nếu các triệu chứng của trầm cảm xuất hiện với tần suất liên tục và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của người bệnh thì bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cân nhắc để kê đơn thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc chống trầm cảm tuy không thể điều trị tận gốc bệnh nhưng có khả năng kiểm soát và khống chế triệu chứng nguy hiểm, ngăn chặn tình trạng đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Cũng bởi, những loại thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ,…Trong thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy có thể có dấu hiệu bất thường nào đó thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách can thiệp hiệu quả nhất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chứng trầm cảm do mạng xã hội mà bạn đọc có thể tham khảo. Tình trạng này cần được phát hiện, thăm khám và chữa trị sớm để ngăn chặn tốt các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và cả tính mạng của con người.
Có thể bạn quan tâm:
- Hậu Quả Trầm Cảm ở Học Sinh Nguy Hiểm Hơn Bạn Tưởng
- Trầm cảm vì áp lực gia đình: Thực trạng cần báo động
- Trầm cảm học đường và những điều cần biết
- Trầm Cảm Nơi Công Sở: Thực Trạng Đáng Báo Động Và Phòng Tránh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!