Căng Thẳng Stress Sau Sinh Có Làm Mất Sữa Mẹ?
Sau khi sinh, các mẹ bỉm sữa phải trải qua giai đoạn phục hồi sức khỏe và nuôi dạy trẻ sơ sinh. Giai đoạn này có thể khiến cho nhiều bà mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Vậy, stress sau sinh có làm mất sữa ở mẹ hay không?
Nguyên nhân khiến mẹ dễ bị căng thẳng, stress sau sinh
Mang thai là một điều vô cùng thiêng liêng mà chắc hẳn người phụ nữ nào cũng muốn được trải qua. Tuy nhiên quá trình mang thai và chăm sóc con nhỏ thực sự là một hành trình dài và đầy gian nan. Sau khi sinh con, mẹ bỉm phải đối mặt với rất nhiều yếu tố gây stress như sức khỏe bị suy yếu, việc chăm trẻ sơ sinh chiếm quá nhiều thời gian, lo lắng việc con quấy khóc, không khỏe mạnh,….
Vì thế, có không ít các trường hợp phụ nữ sau sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress bởi các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Sinh khó: Chắc hẳn nhiều bà mẹ cũng đã lên kế hoạch cụ thể cho quá trình sinh của mình. Nhiều người luôn muốn được sinh thường để vừa tốt cho con vừa tốt cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, đôi khi thực tế lại không thể thuận theo ý muốn của bạn, nhiều tình trạng khó sinh phải thay đổi các dự định ban đầu để hạn chế tốt các rủi ro có thể xảy ra. Điều này cũng có thể là lý do khiến cho nhiều người mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng kéo dài.
- Đau đớn kéo dài: Quá trình sinh nở chắc hẳn bà mẹ nào cũng phải trải qua những cơn đau đớn tột cùng, dù là sinh thường hay sinh mổ. Tình trạng này đôi khi sẽ kéo dài cho đến sau khi sinh. Mẹ bỉm có thể gặp phải một số vấn đề như bị căng sữa, đau đầu vú, nhức vết mổ,….khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, stress.
- Cảm thấy kiệt sức: Cơ thể người mẹ sau khi sinh con cần phải có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh lại chiếm quá nhiều thời gian của các mẹ bỉm, nhiều bà mẹ do chăm con nhỏ nên quên đi thời gian dành cho bản thân, lâu dần dễ dẫn đến kiệt sức. Bên cạnh đó là những trách nhiệm khác xoay quanh cuộc sống khiến cho nhiều chị em rơi vào trạng thái quá tải, không còn đủ sức để chống chọi, gắng gượng.
- Gặp phải các vấn đề trong quá trình chăm con: Thông thường, sau khi sinh có nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng mất sữa, thiếu sữa, trẻ khó ngậm đầu vú, bị căng cứng ngực, đau núm vú và nhiều vấn đề khác dễ khiến cho họ trở nên bực bội, căng thẳng. Đồng thời, một vài trường hợp sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nhỏ nên khó tránh khỏi những lo lắng, bất an và vất vả hơn những người mẹ khác.
- Thiếu sự hỗ trợ, quan tâm từ gia đình: Sau sinh chính là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của phụ nữ. Vì thế trong giai đoạn này họ không nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ và tình yêu thương từ chồng và các thành viên trong gia đình sẽ dễ hình thành tâm lý tiêu cực, trở nên căng thẳng, chán chường.
Stress sau sinh có làm mẹ bị mất sữa không?
Stress sau sinh có làm mẹ bị mất sữa không luôn là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Trong thực tế, tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức của mẹ bỉm là điều rất bình thường bởi giai đoạn này họ rất nhạy cảm. Không chỉ là sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mà còn là những áp lực đến từ con cái, tài chính, gia đình, công việc và hàng loạt các vấn đề liên quan khác.
Theo nhận định từ các chuyên gia thì tình trạng stress sau sinh không trực tiếp gây nên hiện tượng mất sữa mẹ. Tuy vậy, việc mẹ bỉm liên tục căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ làm gia tăng nguy cơ bị giảm lượng sữa, đồng thời sữa mẹ dù được tiết ra cũng không còn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ nhỏ.
Trong một số nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, stress có khả năng gây ức chế sự tiết sữa. Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì pha tiết sữa là một pha đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình cho con bú. Sự tiết sữa chính là một trong các phản xạ tự nhiên khi các dây thần kinh ở vú được kích thích. Nó sẽ bắt đầu truyền tín hiệu làm giải phóng oxytocin – một loại hormone khiến cho các cơ nhỏ co thắt, từ đó bóp sữa đi vào những ống của vú.
Vậy câu hỏi được đặt ra đó chính là làm sao mà tình trạng căng thẳng, stress lại có thể tác động đến khả năng sản xuất và tiết sữa ở mẹ bỉm? Điều này đã được các nhà khoa học chia sẻ rằng “Stress có thể ảnh hưởng đến phản ứng tiết sữa do phản ứng này có liên quan đến những hormone” và “Các hormone có thể bị ảnh hưởng bởi stress. Quan trọng hơn là bạn cần biết rằng điều gì đang gây stress”.
Bên cạnh đó, tình trạng stress, mệt mỏi của phụ nữ sau sinh đôi khi còn có khả năng làm thay đổi cả thành phần của sữa mẹ. Bởi khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an thì cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng lại bằng hình thức giải phóng norepinephrine, adrenaline và cortisol. Mặt dù nguồn sữa của bạn có thể không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp nhưng chất lượng sữa sẽ bị suy giảm.
Trong các cuộc khảo sát, các nhà sinh học nhận thấy rằng nguồn sữa của những bà mẹ thường xuyên đối diện với áp lực, căng thẳng, stress chứa nồng độ cortisol rất cao. Tuy rằng điều này vẫn cần phải được chứng minh cụ thể hơn bởi các nghiên cứu chuyên sâu nhưng nhiều chuyên gia cũng đã đồng tình và chia sẻ về sự ảnh hưởng của stress đối với chất lượng, thành phần của sữa mẹ.
Mất sữa do stress sau sinh có nguy hiểm không?
Như vậy, có thể thấy rằng stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất sữa nhưng nó lại là yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ mất sữa ở nhiều bà mẹ sau sinh. Tình trạng mất sữa chính là việc ngừng hoạt động của tuyến sữa, sữa sẽ không được sản xuất và tiết ra như bình thường. Mất sữa cũng đồng nghĩa với việc trẻ nhỏ không còn được cung cấp dinh dưỡng từ mẹ – một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và vô cùng cần thiết.
Theo chia sẻ từ chuyên gia, việc mẹ bị mất sữa liên tục và kéo dài đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, là nếu mất sữa do stress sau sinh còn ảnh hưởng đến đến tâm trạng của mẹ bỉm, khiến cho quá trình chăm con gặp nhiều khó khăn, cản trở hơn.
Bên cạnh đó, mất sữa còn có thể gây nên tình trạng tắc ở ống dẫn sữa, khiến cho nhiều phụ nữ sau sinh phải trải qua các cơn đau nhức dữ dội ở bầu ngực, thậm chí là ngực bắt đầu sưng tấy, viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này lại khiến cho trạng thái căng thẳng sau sinh càng trở nên nghiêm trọng, gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, nguy cơ phát triển thành các bệnh rối loạn tâm thần nguy hiểm, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu.
Cách khắc phục tình trạng mất sữa do stress sau sinh
Mất sữa do stress sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là trong thời đại mà phụ nữ luôn phải đối mặt với hàng loạt các áp lực, căng thẳng đến từ công việc, gia đình, các mối quan hệ, việc chăm sóc con cái,…Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ gây nên rất nhiều các ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì thế, nếu tình trạng stress cứ liên tục kéo dài và gây tác động đến sữa mẹ thì các mẹ bỉm có thể thử áp dụng một số cách khắc phục sau đây:
1. Cân bằng và điều chỉnh lối sống tích cực hơn
Tất nhiên rằng quá trình mang thai và sau khi sinh mẹ bỉm sẽ gặp phải rất nhiều sự thay đổi về lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Thông thường cần mất khoảng vài tháng mới có thể cân bằng và ổn định lại các thói quen sống bình thường hoặc thiết lập một kế hoạch sinh hoạt mới phù hợp hơn.
Vì thế, để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị stress, căng thẳng và không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ thì bạn cần phải nhanh chóng thay đổi và điều chỉnh lối sống trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:
- Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của bạn, thậm chí có nhiều mẹ bỉm chỉ mãi loay hoay với việc chăm con và không có thời giờ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc làm bất kì công việc nào khác. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng nguy hiểm và khiến cho tình trạng stress có khả năng tăng cao. Do đó, cách tốt nhất mà bạn cần làm ngay bây giờ là sắp xếp lại thời gian biểu của mình. Bạn cần phải được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo tốt sức khỏe cho bản thân. Nếu không nhận được bất kì sự trợ giúp nào thì bạn có thể tranh thử thư giãn, nghỉ ngơi vào những lúc con ngủ, cố gắng sắp xếp thời gian một cách hợp lý nhất.
- Nhờ đến sự giúp đỡ khi cần thiết, đừng nên cố gắng chống chọi một mình. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, kiệt sức thì bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ chồng hoặc những người thân trong gia đình. Có thể không phải là việc chăm con mà chỉ đơn thuần là giặt quần áo, nấu cơm cũng giúp bạn phần nào giảm bớt các gánh nặng.
- Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt nó cũng có sự liên kết mật thiết với tuyến sữa. Vì thế, mẹ bỉm sau sinh nên chú ý lựa chọn các thực phẩm giàu dưỡng chất, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ để cải thiện tốt chất lượng sữa.
- Để tránh tình trạng căng thẳng kéo dài gây mất sữa thì chị em cũng cần phải kiêng các loại thức uống gây nghiện, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, caffeine,…Thay vào đó hãy tăng cường bổ sung nhiều nước, uống các loại nước ép hoa quả, trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Sau khoảng 1 tháng sinh con, khi sức khỏe đã dần ổn định tốt thì bạn hãy thử vận động nhẹ nhàng. Việc thường xuyên để cơ thể được vận động sẽ giúp bạn phục hồi thể trạng tốt hơn, đồng thời gia tăng hàm lượng hormone serotonin, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và giảm căng thẳng hiệu quả. Thay vì cứ mãi nằm yên nghỉ ngơi thì bạn hãy thử đứng lên và đi bộ vài vòng hoặc tập luyện các động tác yoga đơn giản, nhẹ nhàng.
2. Thử áp dụng liệu pháp thư giãn
Căng thẳng chính là yếu tố khiến bạn phải đối mặt với tình trạng bị mất sữa. Vì thế để cải thiện tốt lượng sữa mẹ thì bạn cần phải nhanh chóng tìm cách giải tỏa stress. Căng thẳng, mệt mỏi không chỉ gây nên vấn đề về sữa mẹ mà còn có thể dẫn đến hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm hơn. Nếu cứ kéo dài trạng thái tâm lý bất ổn sẽ làm gia tăng khả năng mắc phải các chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu, stress mãn tính.
Vì thế, nếu cảm thấy stress, mệt mỏi liên tục sau khi sinh xong thì bạn có thể thử áp dụng các mẹo thư giãn hiệu quả sau đây:
- Nghe nhạc: Âm nhạc có thể trở thành liều thuốc quý giá cho sức khỏe tinh thần của mọi người. Việc nghe những bản nhạc êm dịu, truyền cảm hứng hoặc đơn giản là những bài hát vui tươi, theo sở thích của bạn cũng đủ giúp bạn thư giãn và giải tỏa tốt các ưu phiền, lo lắng. Do đó, mỗi khi đầu óc trở nên căng thẳng, tinh thần bất ổn thì bạn hãy thử nghe vài bản thân yêu thích để xua tan mệt mỏi, lo âu.
- Thiền định: Trong rất nhiều nghiên cứu chuyên khoa đã khẳng định về công dụng hiệu quả đối với việc tĩnh tâm và cải thiện căng thẳng của trạng thái ngồi thiền. Chỉ cần 10 đến 15 phút thiền định cũng giúp cho tâm trí của bạn trở nên thoải mái và an tĩnh hơn.
- Đọc sách: Hãy thử dành ra khoảng 30 phút trong ngày để đọc một vài trang sách, bạn sẽ thấy tâm hồn được thư giãn và dễ chịu hơn rất nhiều. Khi đầu óc tập trung vào từng câu chữ trong sách sẽ giúp bạn quên đi những lo lắng, áp lực bên ngoài và dẫn trở nên bĩnh tĩnh, ổn định hơn.
- Trò chuyện, chia sẻ với người thân: Đây được xem là cách giảm stress hữu hiệu nhất đối với các mẹ bỉm sữa. Cũng bởi khi nói ra được những lo lắng, buồn phiền trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ lòng hơn. Đồng thời, những người xung quanh có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích hoặc hỗ trợ bạn phần nào về quá trình chăm sóc con cái để bạn giảm bớt các gánh nặng.
3. Cân nhắc gặp gỡ bác sĩ
Nếu tình trạng căng thẳng, stress có liên tục kéo dài và vấn đề mất sữa của bạn gây nên nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và trẻ nhỏ thì tốt nhất bạn nên tìm gặp chuyên gia để được hỗ trợ tốt hơn. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp khắc phục và đưa ra những lời khuyên hữu ích, phù hợp nhất để họ cải thiện tốt vấn đề mà mình đang gặp phải.
Thắc mắc “Căng thẳng stress sau sinh có làm mất sữa mẹ?” đã được giải đáp cụ thể qua bài viết trên đây. Hy vọng các mẹ bỉm sữa sẽ biết các phòng tránh và khắc phục tốt các trạng thái bất ổn về mặt tâm lý để đảm bảo được nguồn sữa mẹ chất lượng cho con.
Tham khảo thêm:
- Mẹ bầu hay khóc khi mang thai và những ảnh hưởng đến bé
- 10 Việc Chồng Nên Làm Khi Vợ Bị Trầm Cảm Sau Sinh
- Mẹo giải tỏa và vượt qua stress sau sinh an toàn cho mẹ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!