Mẹ bầu hay khóc khi mang thai do đâu? Có hại không?
Mang thai là một trong những giai đoạn vô cùng nhạy cảm của phụ nữ, lúc này họ phải liên tục đối diện với những sự thay đổi bất thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu rất hay khóc trong thai kỳ, điều này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của bé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay khóc khi mang thai
Dễ xúc động và dễ khóc khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở các mẹ bầu. Họ có thể nhạy cảm với bất kì điều gì xảy ra xung quanh cuộc sống, kể cả những việc nhỏ nhặt và đơn giản. Một số phụ nữ có thể liên tục khóc trong suốt quá trình mang thai nhưng cũng có trường hợp chỉ khóc trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Theo nhận định của các chuyên gia thì đây chính là giai đoạn nhạy cảm và cũng là thời điểm hàm lượng hormone bên trong cơ thể thay đổi nhanh chóng nhất. Thêm vào đó, mang thai chính là một sự biến đổi vô cùng to lớn đối với sức khỏe và cuộc sống của mỗi người phụ nữ. Chính vì thế, dù là một người mạnh mẽ, cứng rắn đến đâu thì họ cũng dễ rơi lệ khi bước vào giai đoạn mang thai.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng mẹ bầu hay khóc có thể xuất hiện bởi một số nguyên nhân như sau:
- Do sự biến đổi đột ngột của nội tiết tố: Đây chính là lý do hàng đầu có thể kích thích những sự thay đổi mãnh liệt trong cảm xúc của thai phụ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao đột ngột khiến cho tâm trạng trở nên nhạy cảm, mẹ bầu cáu kỉnh và dễ khóc hơn so với bình thường. Ngoài ra, vào 2 tháng cuối thai kì thì nồng độ progesterone lại càng cao hơn, khiến cho mẹ bầu bắt đầu lo lắng, nghĩ ngợi nhiều và dễ bật khóc.
- Do căng thẳng, áp lực: Đây là một trong các yếu tố khó tránh khỏi khi mang thai, đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên hoặc có thai khi còn quá trẻ, chưa kịp trang bị các kiến thức cần thiết. Việc thường xuyên stress, lo lắng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích hoạt các phản ứng viêm gây ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
- Mặc cảm về ngoại hình của bản thân: Khi mang thai do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài lẫn bên trong nên nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng tự ti về chính mình. Lúc này họ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi như da sạm đi, sần sùi, vóc dáng sồ sề, tay chân sưng phù khiến nhiều mẹ bầu mặc cảm nên dễ khóc.
- Thiếu sự quan tâm, đồng cảm: Như đã chia sẻ ở trên, phụ nữ khi mang thai vô cùng nhạy cảm, nếu trong giai đoạn này họ không nhận được sự chia sẻ, thấu hiểu từ gia đình, đặc biệt là người chồng sẽ rất dễ sinh ra tâm lý tiêu cực, từ đó dễ khóc hơn.
- Một số sự xáo trộn khác: Những yếu tố như thai nhi không được khỏe mạnh, con nhẹ cân, thiếu nước ối, gặp phải các vấn đề sức khỏe trong thai kì làm ảnh hưởng đến bé cũng là lý do khiến mẹ bầu lo lắng và hay khóc.
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp kể trên thì tình trạng mẹ bầu hay khóc khi mang thai có thể xuất hiện bởi hàng loạt các lý do khác nhau. Chẳng hạn như lần đầu tiên thấy hình ảnh siêu âm của con, lần đầu cảm nhận được con đạp vào bụng mẹ, lỡ ăn phải một thứ gì đó không tốt, bị mọi người nhận xét tiêu cực,…
Khi nào khóc khi mang thai trở thành một vấn đề nghiêm trọng?
Trong thực tế, việc thường xuyên khóc lóc, thay đổi cảm xúc ở phụ nữ mang thai là một tình trạng khá bình thường và gặp ở hầu hết các thai phụ. Tuy nhiên, đôi lúc khóc cũng là một trong các biểu hiện cảnh báo về một vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như trầm cảm khi mang thai.
Tuy nhiên, sự khác biệt của các triệu chứng trầm cảm và sự biến đổi tâm trạng bình thường khi mang thai lại không thể hiện một cách rõ ràng. Cũng chính vì thế mà nhiều trường hợp cho rằng khóc chỉ là một hiện tượng bình thường và không tiến hành thăm khám khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
Theo nguyên tắc chung thì những trường hợp bị trầm cảm không chỉ đơn thuần có duy nhất một biểu hiện là khóc. Người bệnh sẽ có kèm theo một số triệu chứng bất thường về tâm lý như:
- Luôn cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và thiếu sức sống
- Không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động, sự kiện xảy ra xung quanh, kể cả những điều mà bản thân đã từng yêu thích trước đó.
- Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, gặp phải nhiều cản trở trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn hàng ngày.
- Rối loạn giấc ngủ, thường sẽ cảm thấy mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mơ gặp ác mộng hoặc ngủ quá nhiều, buồn ngủ liên tục.
- Có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân và cho rằng mình là người vô dụng.
- Suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng bi quan.
- Nghĩ về cái chết, có ý định tự sát hoặc thực hiện các hành vi làm tổn thương đến bản thân và những người xung quan, thậm chí là thai nhi trong bụng.
Đôi lúc, tình trạng trầm cảm khi mang thai chỉ xuất hiện thoáng qua và nó có thể tự biến mất sau vài ngày, vài tuần. Tuy nhiên, khi các triệu chứng bệnh biểu hiện nghiêm trọng và kéo dài liên tục tối thiểu 14 ngày hoặc lâu hơn thì bạn cần phải tìm gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Mẹ bầu hay khóc khi mang thai có ảnh hưởng đến bé không?
Mẹ bầu hay khóc khi mang thai có ảnh hưởng đến bé không luôn là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều thai phụ. Cũng bởi họ hiểu rằng việc cứ liên tục khóc lóc sẽ không mang lại bất kì lợi ích nào cho thai nhi những đôi khi họ không thể tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Nhìn chung, nếu mẹ bầu chỉ thỉnh thoảng khóc thì không cần phải lo lắng, căng thẳng quá nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng này liên tục xuất hiện và kéo dài trong suốt thời gian mang thai thì bé có thể phải đối mặt với một số tác hại xấu như:
1. Bé dễ bị tự kỷ, chậm nói
Mang thai thực sự là một giai đoạn vô cùng gian nan của phụ nữ, lúc này họ phải đối mặt với vô vàn những sự thay đổi từ bên trong kết hợp với nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Chính vì thế, bất kì người phụ nữ nào cũng đã từng trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi khi mang thai.
Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng khi trạng thái stress, bất an liên tục kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Đây là một loại hormone đóng vai trò quan trọng bởi nó sẽ đi qua nhau thai và tiến vào cơ thể của trẻ nhỏ.
Do đó, khi cơ thể bắt đầu gia tăng nồng độ cortisol sẽ khiến cho trẻ sinh ra phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị tự kỷ, tăng động, chậm nói, khả năng phát triển ngôn ngữ kém hoặc thậm chí là gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch. Đây được xem là một trong các hậu quả khá nghiêm trọng mà bé phải gánh chịu nếu mẹ bầu cứ hay khóc trong quá trình mang thai.
2. Mẹ bầu hay khóc – bé có nguy cơ bị trầm cảm cao
Theo ước tính thì có đến khoảng 10% trong tổng số các sản phụ trên toàn thế giới mắc phải chứng bệnh trầm cảm khi mang thai và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Việc mẹ bầu cứ liên tục buồn bã và khóc lóc sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi và khiến cho trẻ nhỏ sau khi sinh ra có nhiều nguy cơ cũng mắc phải chứng bệnh trầm cảm.
Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng, di truyền cũng là một trong các yếu tố lớn khiến nhiều người bị trầm cảm. Đặc biệt hơn, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu mắc phải chứng bệnh tâm lý này thì trẻ nhỏ sinh ra lại càng có nhiều khả năng bị bệnh. Cũng bởi giữa mẹ và thai nhi có một sợi dây gắn kết vô cùng chặt chẽ, do đó tâm trạng của mẹ cũng sẽ tác động ít nhiều đến cảm xúc, hành vi của trẻ nhỏ.
Nếu mẹ bầu cứ liên tục khóc trong thai kì sẽ khiến thai nhi bị tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Nhiều trẻ sau khi sinh ra bị hạn chế về khả năng bộc lộ cảm xúc cá nhân, trẻ trở nên thờ ơ với mọi thứ xung quanh, có nhiều xu hướng thu mình và tránh né việc giao tiếp với mọi người, lâu dần khởi phát chứng trầm cảm.
3. Tính cách trẻ sẽ bị ảnh hưởng
Mẹ bầu hay khóc, dễ tức giận, cáu gắt hoặc cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại, nhất là việc có con sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng to lớn đối với tính cách của đứa trẻ. Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý học thì những đứa trẻ được sinh ra bởi những người mẹ này sẽ thường có tính cách ương bướng, luôn tỏ thái độ tiêu cực về mọi thứ xung quanh và có xu hướng bất đồng với mọi người.
Đặc biệt hơn, do bị tác động tâm lý từ khi còn trong bụng mẹ nên sau khi được sinh ra và lớn lên trẻ cũng khó có thể hòa hợp với mẹ, mối quan hệ giữa mẹ con không được gắn kết như bình thường. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình mà còn gây nên nhiều cản trở đối với cuộc sống trong tương lai của trẻ, những đứa trẻ này rất khó đạt được thành công.
4. Nếu mẹ bầu hay khóc sẽ khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc
Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, khi mẹ bầu liên tục khóc trong quá trình mang thai sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng oxy cần thiết cho thai nhi. Đồng thời, việc khóc lóc cũng chứng tỏ tâm trạng của mẹ bầu không tốt, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, căng thẳng kéo dài.
Tình trạng này sẽ khiến cho phụ nữ mang thai trở nên chán ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc thậm chí có nhiều mẹ bầu bỏ bữa, ăn uống qua loa. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi. Trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến trẻ chậm phát triển. Sau khi sinh ra dễ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
5. Con dễ bị dị tật
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì trong 3 tháng đầu tiên của thai kì cũng chính là lúc vòm miệng và hàm của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển tốt. Do đó, nếu trong thời gian này mẹ không giữ được tâm trạng ổn định và thường xuyên khóc lóc, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với thai nhi, trẻ sinh ra rất dễ bị dị tật, nhất là tình trạng bị sứt môi, hở hàm ếch.
Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ bị dị tật do mẹ liên tục khóc, cáu gắt, giận dữ, ủ dột trong quá trình mang thai. Rất nhiều các mẹ bầu phải đình chỉ thai kỳ khi biết tin trẻ mắc phải dị tật bẩm sinh. Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học nên chỉ cần thực hiện một số xét nghiệm và siêu âm cần thiết cũng giúp các mẹ tìm ra được các dị tật ở thai nhi.
Tuyệt chiêu hay để mẹ bầu không khóc khi mang thai
Tuy rằng bạn không thể nào kiểm soát được sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể khi mang thai nhưng bạn vẫn có rất nhiều cách để kiểm soát tốt cảm xúc và ngăn chặn các luồng suy nghĩ tiêu cực, nhờ đó tránh được tình trạng khóc lóc quá nhiều gây ảnh hưởng đến bé. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ bầu:
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng và cần thiết cho sức khỏe thai kì. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản bạn cũng nên tìm hiểu để tăng cường các món ăn có lợi cho sức khỏe tinh thần. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để dễ dàng xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Để giảm bớt các ảnh hưởng cho bé từ việc mẹ bầu hay khóc khi mang thai thì bản thân bạn cần phải rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và duy trì giấc ngủ tốt từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Cũng bởi việc thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ dễ khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên bực bội, khó chịu và dễ mất kiểm soát.
- Thường xuyên vận động và hoạt động thể chất cũng là một cách hay giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng hay khóc lóc, buồn bã. Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa thì việc cơ thể được vận động đúng cách vừa giúp nâng cao sức đề kháng vừa giúp cân bằng và ổn định tâm trạng hiệu quả. Đối với phụ nữ đang mang thai thì nên ưu tiên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định, thể dục nhịp điệu, đi bộ, thái cực quyền, bơi lội,…
- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa các lo lắng, căng thẳng. Việc có thể nói ra được những suy nghĩ, cảm xúc trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Mẹ bầu cũng có thể tìm kiếm các mẹ bầu khác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kể cho nhau nghe những câu chuyện cá nhân và cùng nhau hỗ trợ tinh thần.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý: Để chuẩn bị chào đón đứa con chào đời là một quá trình dài và rất vất vả. Nhiều chị em khi mang thai còn phải đối diện với những cơn ốm nghén dai dẳng khiến sức khỏe không được đảm bảo tốt. Đồng thời hiện nay các mẹ bầu cũng vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình, đặc biệt là những gia đình không có quá nhiều điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách lên kế hoạch và sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh căng thằng, áp lực quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Như vậy có thể thấy rằng việc mẹ bầu hay khóc khi mang thai có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với bé. Hy vọng qua thông tin của bài viết trên đây bạn đọc sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, giảm bớt các căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực để quá trình mang thai luôn được vui vẻ, hạnh phúc, hạn chế tốt các tác hại xấu đối với trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Việc Chồng Nên Làm Khi Vợ Bị Trầm Cảm Sau Sinh
- Mẹo giải tỏa và vượt qua stress sau sinh an toàn cho mẹ
- Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!