Âm nhạc giảm stress căng thẳng và mang lại nhiều lợi ích khác

Những giai điệu âm nhạc thực sự là một liều thuốc chữa lành cho những trái tim đang tổn thương và vụn vỡ. Âm nhạc giảm stress căng thẳng là một liệu pháp đơn giản nhưng đã được nhiều chuyên gia khuyến khích để xoa dịu tâm trí, lấy lại sự bình tâm, giải phóng năng lượng tiêu cực để sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn phía trước.

Âm nhạc giảm stress căng thẳng – sự thật như thế nào?

Âm nhạc là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống này bởi nó đem lại những giai điệu, những màu sắc thú vị giúp tâm trí chúng ta thêm sinh động. Đi đến bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng có thể nghe thấy những giai điệu tuyệt vời trên đường phố, từ những chú chim, từ những làn gió mát mẻ. Dường như tất cả muôn loài đều có một âm thanh, một giai điệu riêng để tô thêm sắc màu cho cuộc sống.

Âm nhạc giảm stress
Âm nhạc giúp giảm stress, xoa dịu tâm trí căng thẳng, mệt mỏi và mang đến những năng lượng tích cực hơn cho mỗi người

Rất nhiều nghiên cứu trong thực tế đã chứng minh về hiệu quả âm nhạc giảm stress đã được khuyến khích cho rất nhiều người hiện nay. Chẳng hạn bình thường, chúng ta cũng hay có xu hướng nghe nhạc khi đang cảm thấy xuống tinh thần, mệt mỏi hoặc nghe nhạc mỗi khi buồn ngủ để nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo, phấn chấn trong tâm trí mỗi ngày.

Khi âm nhạc được truyền vào tai dưới dạng rung động, cơ quan trong tai sẽ chuyển tiếp các giai điệu thành tín hiệu và được các tế bào thần kinh tiếp tục đưa đến một số khu vực nhất định của vỏ não. Tại đây, các khu vực não này sẽ phát hiện các đặc điểm khác nhau của tin hiệu, chẳng hạn cao độ, tần số, nhịp điệu.. và tổng hợp các thông tin này để toàn bộ cơ thể có thể cảm thụ âm nhạc.

Một nghiên cứu được thực hiện hiện tại New York trên 40 bệnh nhân đang cảm thấy đau đớn vì phẫu thuật đục thể tinh thể có độ tuổi trung bình là 74. Theo đó các bệnh nhân sẽ được chia thành hai nhóm, vẫn với chế độ chăm sóc giống nhau nhưng một bên sẽ được cho nghe nhạc trong và sau khi thực hiện phẫu thuật, nhóm còn lại sẽ không tiếp xúc với âm nhạc.

Kết quả cho thấy khi được nghe nhạc, chỉ số huyết áp và huyết áp tâm thu của bệnh nhân luôn nằm ở mức ổn định, trong khi với các bệnh nhân không được nghe nhạc thì các chỉ số này đều tăng khá mạnh. Chính các bệnh nhân cũng cho âm nhạc có thể giúp họ giảm stress, cảm thấy bình tĩnh trong suốt quá trình phẫu thuật, không cảm thấy căng thẳng như họ vẫn nghĩ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Hiệu quả âm nhạc giảm stress được chứng minh thông qua các kết quả đo sóng não ở trên nhiều đối tượng tham gia nghiên cứu. Theo đó, những nhịp đập trong giai điệu, tiết tấu từ âm nhạc có khả năng kích thích sóng não bằng việc tạo ra cộng hưởng đồng bộ các nhịp đập. Cụ thể, khi nhịp đập tăng nhanh sẽ dẫn đến sự tập trung sắc nét hơn trong khi tốc độ nhịp đập giảm dần sẽ khiến tâm trí như trở về trạng thái bình tĩnh, cân bằng như khi thiền định.

Mặt khác chúng ta đều biết rằng, nhịp tim và nhịp thở và sóng não có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn nhịp tim biến đổi theo sóng não, chạy nhanh sẽ khiến chúng ta cảm thấy thở dốc và cảm thấy căng thẳng hơn. Ngược lại khi sóng não ổn định, nhịp tim bình thường, nhịp thở đều nhẹ nhàng thì chúng ta cũng cảm thấy bình tĩnh hơn. Đây chính là hiệu quả rõ ràng của âm nhạc giảm stress.

Stress căng thẳng thường kèm theo các vấn đề như tinh thần tụt giảm năng lượng, cảm thấy tiêu cực, chán nản và buồn bã hơn. Việc nghe nhạc đã được chứng minh có thể làm tăng tốc độ giải phóng endorphin, giảm nồng độ  cortisol để chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tích cực, đánh bay căng thẳng, lo âu nhanh chóng.

Rất nhiều nghiên cứu tại nhiều quốc gia đều đã được thực hiện để chứng minh về hiệu quả âm nhạc giảm stress căng thẳng và đều cho kết quả tích cực. Đây là là “liều thuốc chữa lành” đang được áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân, bao gồm cả những người tâm trí và thể chất.

Các lợi ích tuyệt vời khác của âm nhạc

Chúng ta thường nghe nhạc hằng ngày và thường chỉ nghĩ rằng đơn giản vì chúng ta nghĩ rằng cảm thấy thích bài hát đó. Tuy nhiên thực tế, sức mạnh tuyệt vời của âm nhạc đã khiến chúng ta cảm thấy gắn kết mạnh mẽ với âm nhạc và muốn lắng nghe các giai điệu đó nhiều hơn mỗi ngày. Bên cạnh hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm stress, âm nhạc còn đem đến vô vàn lợi ích tuyệt vời sau

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Khi nghe những tiếng động ồn ào, náo nhiệt dường như chúng ta cảm thấy khó chịu hơn, tuy nhiên những bản nhạc nhẹ lại có thể giúp chúng ta dễ ngủ hơn, đặc biệt cần thiết với những người đang bị mất ngủ.  Giai điệu âm nhạc sẽ làm dịu dần hệ thống thần kinh tự trị ( cơ quan phụ trách quá trình vô thức), nhờ đó ổn định nhịp tim, hơi thở, huyết áp để nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.

Âm nhạc giảm stress
Một bản nhạc nhẹ có thể giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon hơn

Các nghiên cứu đã chứng minh các bản nhạc Bach hay Mozart không chỉ giúp giảm căng thẳng, stress để xoa dịu tâm trí còn là là loại âm nhạc tuyệt vời cho giấc ngủ. Nghe nhạc 45 phút trước khi đi ngủ có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với việc bạn đọc sách hoặc không nghe gì.

Âm nhạc giảm stress cho bà bầu, tốt  cho thai nhi

Căng thẳng, stress, mệt mỏi khi mang thai và sinh nở là điều không hề hiếm thấy, bởi vậy là tỉ lệ phụ nữ mắc chứng  trầm cảm khi mang thai đang ngày càng tăng cao. Tâm lý mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, nếu mẹ luôn cảm thấy căng thẳng, lo âu, ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu ngủ, sử dụng thuốc sai cách thì tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh là rất cao.

Âm nhạc giảm stress căng thẳng khi mang thai không chỉ mang đến hiệu quả cho bà bầu mà còn mang đến vô vàn tác dụng tốt cho thai nhi. Khi tinh thần mẹ khỏe khoắn, tươi vui trẻ cũng có xu hướng phát triển tốt, đạt được các cột mốc cần thiết. Mặt khác các chuyên gia còn khuyến khích mẹ bầu cho thai nhi nghe nhạc đúng cách để kích thích trí thông minh, khả năng tư duy, nhận thức của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Âm nhạc giúp giảm đau

Nghe thật có vẻ kỳ diệu nhưng âm nhạc thực sự có hiệu quả trong việc giảm cơn đau đớn về cả mặt thể xác lẫn tinh thần cho rất nhiều người. Thống kê được thực hiện trên 80 bệnh nhân đang phải  gây tê tủy sống để phẫu thuật tiểu niệu cho thấy việc được nghe nhạc khiến nhu cầu sử dụng thuốc an thần để giảm cơn đau đớn khó chịu đã giảm xuống đáng kể.

Mặt khác các nghiên cứu tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia cũng đã kết luận rằng chỉ ra rằng âm nhạc thực sự là liều thuốc xoa dịu nỗi đau còn hiệu quả hơn các phương pháp chữa trị y tế khác trên những bệnh nhân ung thư. Mặt khác khi âm nhạc giảm stress hiệu quả cũng giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm được cơn đau một cách rõ rệt ở các đối tượng này.

Âm nhạc giảm stress, ngăn ngừa và điều trị trầm cảm, lo âu

Căng thẳng stress kéo dài chính là nguyên nhân gây trầm cảm ở rất nhiều người hiện nay. Trầm cảm khiến tinh thần người bệnh sa sút, chán chường, tiêu cực, mất tinh thần và có suy nghĩ tự tử vì cảm thấy bản thân vô giá trị, không ai cần mình trong cuộc sống. Tỷ lệ người tự tử vì trầm cảm hiện đang ngày càng tăng cao, gặp ở nhiều đối tượng, từ học sinh, sinh viên đến cả những người trưởng thành.

Âm nhạc giảm stress
Liệu pháp âm nhạc đang được áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân trầm cảm và đều cho kết quả tích cực

Trong điều trị trầm hiện nay, liệu pháp âm nhạc đang được đánh giá cao vì vừa an toàn, đơn giản lại thực sự mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Âm nhạc giảm stress, giúp nâng cao tinh thần, cân bằng cảm xúc, tinh thần người bệnh trầm cảm để hạn chế được các hành vi tiêu cực, bốc đồng có thể gây hại cho bản thân họ và những người xung quanh.

Liệu pháp âm nhạc (Music Therapy) đã và đang được áp dụng tại rất nhiều bệnh viện lớn, trung tâm tâm lý trị liệu cho những người gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần để hạn chế phải sử dụng các loại thuốc với nhiều tác dụng phụ khác. Thông qua việc nghe nhạc, thảo luận về âm nhạc, hát, nhảy theo điệu nhạc, thậm chí là sáng tác nhạc tinh thần bệnh nhân dần ổn hơn.

Âm nhạc giúp kiểm soát cân nặng phù hợp

Các thử nghiệm tại Đại học Công nghệ Georgia (Mỹ) đã cho kết quả rằng con người sẽ có xu hướng thoải mái, tiêu thụ ít lượng calo hơn bình thường nếu ngồi ăn trong không gian thoải mái có âm nhạc nhẹ nhàng, du dương và ánh sáng nhẹ. Thực tế đây cũng là kiểu không gian phổ biến thường thấy ở các nhà hàng và tạo cho người ăn cảm giác ngon miệng hơn.

Thực tế hiệu quả kiểm soát cân nặng của âm nhạc chính là nhờ khả năng kích thích vận động. Khi được nghe một bản nhạc yêu thích chúng ta thường dễ nhún nhảy, lắc lư theo điệu nhạc, tăng cường vận động để giải phóng calo đáng kể.

Mặt khác âm nhạc không chỉ giảm stress cho trẻ nhỏ, kích thích trẻ ăn ngon và thèm ăn hơn, tăng cân hợp lý. Đây cũng là lý do chúng ta thường thấy nhiều phụ huynh thường cho trẻ vừa nghe nhạc vừa ăn cơm để con ăn nhiều hơn.

Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ và bệnh

Một vài nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc không chỉ làm giảm stress có thể có thể tăng cường trí nhớ, giúp nhiều người tập trung học tập và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Nhiều học sinh khi cần học thuộc bài cũng thường chọn cách kết hợp nghe các bản nhạc không lời để có thể tập trung, ghi nhớ lâu hơn.

Đặc biệt nghiên cứu tại tổ chức phi lợi nhuận Music & Memory còn công bố kết quả từ việc sử dụng âm nhạc tên các bệnh nhân Alzheimer hoặc các bệnh tuổi già có liên quan đến vấn đề trí nhớ, theo đó tất cả đều có sự tái hiện đáng kể về những ký ức cũ. Khi các đối tượng này được nghe các bản nhạc cũ đã gắn với ký ức của họ trong giai đoạn đó, họ có thể nhớ lại một số đặc điểm, sự kiện đã xảy ra trong thời điểm đó.

Âm nhạc giúp tăng cường trí thông minh

Âm nhạc giảm stress, giúp tinh thần tỉnh táo, cân bằng và tăng cường trí thông minh, sự linh hoạt đáng kể cho rất nhiều người khi áp dụng đúng cách. Đây cũng chính là lý do mà ngay từ thời điểm mang thai, bà bầu đã được khuyến khích nên cho trẻ nghe nhạc để kích hoạt não bộ càng sớm càng tốt.

Âm nhạc giảm stress
Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ giai đoạn sớm thường thông minh và linh hoạt hơn

Các nghiên cứu cũng cho đến có đến 90% trẻ trong nhóm từ 4 đến 6 tuổi được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm thường có khả năng học ngôn ngữ cực kỳ tốt. Trong khi đó nhóm trẻ trên 6 tuổi được học  nhạc, chẳng hạn đánh đàn, học hát cũng tăng chỉ số IQ đáng kể so với những đứa trẻ không được học gì.

Âm nhạc giúp gắn kết các mối quan hệ

Âm nhạc không chỉ giảm stress, căng thẳng với cá nhân mỗi người mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm, các mối quan hệ cho tất cả con người. Khi âm nhạc được bật lên, dường như không còn khoảng cách giữa tất cả mọi người, không có sự phân biệt đẳng cấp, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính để cùng hòa mình vào điệu nhạc yêu thích.

Chẳng hạn tại các lễ hội âm nhạc, dù chẳng hề quen biết những người xung quanh nhưng bạn vẫn sẵn sàng quàng vai bá cổ, sẵn sàng thảo luận về những giai điệu âm nhạc tuyệt vời kia một cách say mê như những người đã từng quen từ kiếp trước. Vì có chung một niềm đam mê với âm nhạc, với  một ca sĩ nào đó mà hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới có thể làm bạn với nhau, giúp đỡ nhau mà không hề tư lợi.

Làm sao để tận dụng âm nhạc giảm stress và các lợi ích khác tốt nhất?

Âm nhạc thực sự là một liều thuốc thần kỳ cho tâm trí mà chúng ta vẫn thường sử dụng mỗi ngày nhưng lại chẳng hề hay biết. Chẳng phải khi chúng ta buồn, chúng ta vui, khi chúng ta cần sự tập trung hay khi đang muốn tách biệt với thế giới sẽ đều có thói quen đeo tai nghe, bật một bản nhạc yêu thích rồi tự chìm đắm trong thế giới của riêng bản thân mình?

Âm nhạc giảm stress
Hòa mình vào giai điệu của âm nhạc sẽ giúp bạn xua tan mọi lo âu, căng thẳng, stress mỗi ngày

Âm nhạc giảm stress là một liệu pháp đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể tự áp dụng với chính bản thân tại nhà. Tuy nhiên để hiệu quả nhất, bạn nên chú ý một số vấn đề sau

  • Sử dụng âm nhạc với giai điệu, nhịp điệu phù hợp cho từng tình huống, trạng thái của bản thân. Chẳng hạn khi đang cần dùng âm nhạc giảm stress có thể chọn các bản nhạc có thanh sôi động theo sở thích, tuy nhiên để cải thiện chất lượng giấc ngủ thì nên ưu tiên các bản nhạc nhẹ, có tần số khoảng 60-80 BPM để mang đến hiệu quả tốt nhất
  • Một số dạng giai điệu phù hợp với các nhu cầu khác nhau cho tinh thần như sóng Alpha (8–12Hz) cho người stress căng thẳng; sóng Beta cho người cần sự tập trung cao độ; sóng nhạc Theta (4–8Hz) để não bộ tỉnh táo, cân bằng như ở trạng thái thiền; sóng Delta 0–4Hz để có giấc ngủ sâu; sóng não Gamma (40–100Hz) giúp kích hoạt não bộ phát triển toàn diện..  Tuy nhiên nên nghe các thể loại nhạc này một cách phù hợp, không nên lạm dụng quá mức vì có thể gây tác dụng phụ ngược lại
  • Một số bản nhạc đã được chứng minh có thể giúp giảm căng thẳng, stress hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như Weightless – Marconi Union; Please Don’t Go – của Barcelona; Someone Like You – Adele; Pure Shores – All Saints
  • Sóng Alpha (8–12Hz) được coi là loại âm nhạc giảm stress hiệu quả nhất vì đã được chứng minh có khả năng cân bằng tâm trí, bình tĩnh, giảm lo âu, căng thẳng và giúp não thoát khỏi tình trạng  ‘Alpha blocking’.
  • Kết hợp âm nhạc cùng lúc chạy bộ giúp gia tăng trạng thái tích cực, hứng khởi, giảm mức độ mệt mỏi để người tập cảm thấy hạnh phúc hơn, phù hợp để bắt đầu một buổi sáng tràn đầy năng lượng tích cực
  • Nhún nhảy, nhẩm theo lời bài hát hoặc tham gia trực tiếp vào việc sáng tác, tạo ra âm nhạc cũng cực kỳ tốt cho trí não  nên hãy thoải mái làm tất cả mọi thứ mà bạn có thể với âm nhạc
  • Mặc dù âm nhạc giảm stress cùng rất nhiều lợi ích khác nhưng không nên lạm dụng một cách quá mức, đặc biệt không nên nghe bằng tai nghe quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thính giác nên cần chú ý
  • Âm nhạc giúp giảm stress chỉ là biện pháp tạm thời, đặc biệt với những người đang gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lo âu.. Do đó vẫn cần có các biện pháp điều trị chuyên môn, gặp gỡ bác sĩ và nhà trị liệu để có biện pháp chăm sóc và cải thiện chính xác nhất.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Âm nhạc giảm stress là một liều thuốc hiệu quả đáp ứng cho tất cả mọi người, mọi đối tượng, mọi tôn giáo, mọi nghề nghiệp, mọi giới tính. Lắng nghe âm nhạc kết hợp với một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học, nhìn nhận vấn đề tích cực để mỗi ngày trôi qua đều là một ngày tươi vui hạnh phúc nhất.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *