Vì Sao Căng Thẳng Stress Lại Gây Khó Thở?

Khi bị căng thẳng, cơ thể thường có hiện tượng khó thở, tăng nhịp tim, choáng váng và thở nông. Stress gây khó thở là không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng để kéo dài sẽ dẫn đoán một loạt các vấn đề sức khỏe.

stress gây khó thở
Stress, căng thẳng có thể gây ra tình trạng khó thở, thở nông kèm theo choáng váng và tăng nhịp tim

Vì sao stress, căng thẳng gây khó thở?

Các trạng thái như căng thẳng, hoảng loạn, lo lắng có thể dẫn đến tình trạng khó thở và thở nông. Tình trạng này được gọi là hội chứng tăng thông khí – hiện tượng rối loạn hô hấp có liên quan đến yếu tố tâm lý.

Cụ thể, tăng thông khí đặc trưng bởi tình trạng thở ra nhiều hơn hít vào gây giảm CO2 trong cơ thể. Mất cân bằng giữa hoạt động hít và thở gây ra tình trạng khó thở, choáng váng, đau đầu và tim đập nhanh. Đây cũng là các triệu chứng thể chất thường gặp ở những người bị stress.

Khó thở là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và tim mạch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể là ảnh hưởng của stress. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài, khó thở do căng thẳng có thể phát triển thành chứng cao huyết áp, tiểu đường và gia tăng các vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nhiều người cho rằng, stress chỉ gây mệt mỏi, lo lắng và bồn chồn mà không hề biết tình trạng này là nguyên nhân gây khó thở. Theo các chuyên gia, hiện tượng khó thở do căng thẳng bắt nguồn từ 2 cơ chế sau:

1. Do tăng hormone cortisol và adrenalin

Khi căng thẳng, não bộ sẽ nhanh chóng phát tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến tình trạng tăng sản xuất hormone cortisol và adrenalin. Hai hormone này thường được sản xuất với nồng độ vừa phải để điều chỉnh huyết áp, đường huyết và tham gia vào các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên khi bị stress, nồng độ hormone cortisol và adrenalin sẽ tăng lên đáng kể.

stress gây khó thở
Tăng hormone cortisol là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khó thở khi bị căng thẳng

Cortisol và adrenalin đều gây tăng huyết áp và khiến tim phải đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tim đập nhanh sẽ làm tiêu tốn một lượng lớn oxy dẫn đến tình trạng khó thở, thở nông và choáng váng.

Ngoài ra, hai hormone này cũng sẽ chi phối quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan. Cụ thể khi bị stress, cơ thể sẽ tập trung máu cho tim và phổi bởi đây là hai cơ quan đảm bảo sự sống. Tăng tuần hoàn máu khiến cho tim và phổi hoạt động nhanh, mạnh hơn. Kết quả là gây khó thở, thở nông, tăng nhịp tim, đánh trống ngực,…

2. Do stress làm tái phát các bệnh hô hấp

Stress được xem là tác nhân gây bùng phát các bệnh mãn tính, đặc biệt là những vấn đề hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Các bệnh lý này đều có thể gây khó thở, ho, sổ mũi, hắt hơi,… Đặc biệt trong trường hợp sang chấn nặng, một số người có thể bùng phát cơn hen cấp với biểu hiện là khó thở, thở dốc, thở rít, thở khò khè và ho.

Các biện pháp khắc phục tình trạng khó thở do stress

Stress là phản ứng sinh lý khi cơ thể phải đối mặt với áp lực và những sự kiện đau buồn, mất mát trong cuộc sống. Tình trạng này ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ liên tục gặp phải hiện tượng khó thở, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu,… Để cải thiện khó thở do stress, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Loại bỏ các yếu tố gây stress

Về cơ bản, stress chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở, thở nông,… Vì vậy, điều bạn cần làm đầu tiên là loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây stress và đôi khi không thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện các yếu tố này để giảm căng thẳng và giữ tinh thần ổn định.

stress gây khó thở
Cần lên kế hoạch làm việc khoa học để giảm áp lực và giải tỏa căng thẳng

Cách loại bỏ các yếu tố gây stress:

  • Trường hợp căng thẳng do những sự kiện xảy ra bất ngờ, bạn nên chia sẻ với bạn bè và người thân để giải tỏa cảm xúc. Dần dần bạn có thể lấy lại tinh thần và vượt qua căng thẳng, lo âu một cách dễ dàng hơn.
  • Lên kế hoạch học tập, làm việc khoa học để hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và hạn chế tình trạng sai sót.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè nếu phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.
  • Tránh làm việc quá 8 giờ/ ngày và học cách làm việc nhóm hiệu quả.
  • Quản lý chi tiêu để giải quyết những vấn đề về tài chính.
  • Trò chuyện một cách mềm mỏng để hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình.
  • Ít người biết rằng, thói quen hút thuốc lá, thức khuya và dùng rượu bia cũng là tác nhân gây stress. Với các tác nhân này, bạn nên thay đổi sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Khi các yếu tố gây stress được loại bỏ, những triệu chứng do căng thẳng gây ra sẽ được cải thiện rõ rệt.

2. Thực hiện bài tập hít thở sâu

Các bài tập hít thở sâu giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng thở nông và khó thở do stress. Ngoài ra, các bài tập này cũng giúp giải tỏa căng thẳng và cân bằng cảm xúc. Đồng thời giúp giải phóng endorphin có tác dụng giảm đau, thư giãn, điều hòa huyết áp và nhịp thở.

Có khá nhiều bài tập hít thở sâu. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là hít sâu bằng mũi cho đến khi bụng phình ra. Sau đó, giữ hơi trong vài giây và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Lặp đi lặp lại bài tập này trong vài phút sẽ giúp giảm lo lắng, hoảng loạn, căng thẳng và hỗ trợ khắc phục tình trạng khó thở hữu hiệu.

3. Tập thể dục đều đặn

Ngoài các bài tập hít thở sâu, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng khó thở do căng thẳng bằng cách tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp giải phóng endorphin có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Đồng thời điều hòa huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và đưa nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh về trạng thái cân bằng.

căng thẳng gây khó thở
Tập thể dục thường xuyên – Giải pháp giúp khắc phục tình trạng căng thẳng gây khó thở hữu hiệu

Tất cả các bộ môn đều có tác dụng giảm căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tình trạng khó thở, thở nông. Khi bị căng thẳng, cơ thể thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, yoga, đi bộ, chạy bộ, đánh cầu,…

Tập thể dục mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích đầy đủ, bạn cần tập luyện hằng ngày hoặc ít nhất 3 – 4 buổi/ tuần. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng và đẩy lùi cảm xúc tiêu cực hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn và làm việc hiệu quả hơn.

4. Đảm bảo ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là cách đơn giản giúp bạn giảm stress và cải thiện tình trạng khó thở. Chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày có thể làm giảm nồng độ các hormone gây stress như cortisol, epinephrine,… Đồng thời giúp điều chỉnh cảm xúc và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Đặc biệt, ngủ đủ giấc sẽ giúp ổn định hoạt động của phổi và tim mạch. Khi hai cơ quan này bình thường hóa hoạt động, tình trạng khó thở, thở nông và đánh trống ngực sẽ thuyên giảm rõ rệt. Đây cũng là lý do những người mất ngủ, thiếu ngủ sẽ phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

5. Trị liệu tâm lý

Căng thẳng, stress là nguồn cơn của rất nhiều các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội,… Ngoài ra, stress trường diễn còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiền đình và các vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

Thực tế, không ít người phải đối mặt với các vấn đề nan giải không có hướng giải quyết và hậu quả là căng thẳng kéo dài trong nhiều tháng. Trong trường hợp này, bạn nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia thay vì tự đối mặt.

căng thẳng gây khó thở
Nếu không thể kiểm soát căng thẳng, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để can thiệp trị liệu

Trị liệu tâm lý được xem là giải pháp vàng cho các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… Can thiệp biện pháp này kịp thời sẽ giúp bạn học cách cân bằng cảm xúc và tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề cá nhân.

Liệu pháp tâm lý còn trang bị cho cá nhân mỗi người các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải tỏa tâm trạng, kiểm soát stress, kỹ năng giao tiếp và quản lý cuộc sống. Trò chuyện với các chuyên gia cũng sẽ giúp bạn tìm thấy sự an ủi, thấu hiểu và có động lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

6. Sử dụng thuốc

Ngoài tâm lý trị liệu, bạn có thể phải sử dụng thuốc nếu tình trạng khó thở do căng thẳng kéo dài. Thuốc giúp cải thiện tình trạng lo lắng, bất an, căng thẳng và giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng tăng thông khí (khó thở, tim đập nhanh, choáng váng,…).

Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

Sử dụng thuốc chỉ có thể kiểm soát triệu chứng tạm thời. Do đó, bắt buộc phải thực hiện các biện pháp đi kèm để giải tỏa stress hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng cần có kỹ năng kiểm soát cảm xúc nhằm phòng ngừa căng thẳng tái phát.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Stress gây khó thở, thở nông có thể được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Bởi tình trạng này kéo dài có thể gây tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *