Bài test tự kiểm tra chứng khó đọc tại nhà đơn giản nhất

Bài test kiểm tra chứng khó đọc tuy không thể cung cấp đầy đủ các thông tin để thay thế cho các chẩn đoán chuyên khoa nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân và có cân nhắc đúng xem có nên tìm gặp bác sĩ hay không. 

Bài test kiểm tra chứng khó đọc
Bài test kiểm tra chứng khó đọc giúp bạn tự đánh giá được mức độ nguy cơ của bản thân.

Sơ lược về chứng khó đọc

Chứng khó đọc là một dạng rối loạn học tập mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc, viết và đánh vần. Tuy rằng hội chứng này không gây ảnh hưởng hay liên quan đến trí thông minh nhưng nó lại có khả năng làm suy giảm năng lực học tập và tác động ít nhiều đến cuộc sống, sống việc của người bệnh.

Thông thường thì chứng khó đọc sẽ xuất hiện nhiều ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị chứng khó đọc ở người lớn. Theo nghiên cứu thì tình trạng này có liên quan đến một số loại gen nắm giữ chức năng kiểm soát sự phát triển của não bộ. Các yếu tố di truyền cũng sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ khởi phát bệnh.

Các triệu chứng khó đọc của mỗi người sẽ khác nhau. Tùy vào mỗi độ tuổi, tính cách và môi trường sống, giáo dục thì mỗi người sẽ có những biểu hiện riêng biệt, có người chậm đọc, phát âm không đúng, khó ghi nhớ mặt chữ,…Thường thì các triệu chứng khó đọc sẽ khó nhận biết đối với những trẻ dưới 3 tuổi. Sau khi trẻ đến tuổi đi học thì những biểu hiện đó sẽ rõ ràng hơn, cha mẹ dễ dàng nhận thấy những sự bất thường của trẻ trong quá trình học tập, đọc viết.

Bài test tự kiểm tra chứng khó đọc đơn giản

Như đã chia sẻ ở trên, tùy vào độ tuổi của mỗi người bệnh mà các biểu hiện của chứng khó đọc sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì các dấu hiệu khó học cũng sẽ dễ nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc đánh vần, đọc, nói chậm.
  • Gặp phải các vấn đề về phát âm.
  • Khả năng ghi nhớ, xử lý và hiểu những gì được nghe kém hơn so với bình thường.
  • Gặp nhiều cản trở trong việc học những ngôn ngữ mới.
  • Dễ nhầm lẫn giữa các từ hoặc chữ có nét tương đồng.
  • Trẻ khó ngồi yên, không thể tập trung quá lâu khi học hoặc nghe người khác kể chuyện.
  • Khó khăn trong việc học hát, ghi nhớ lời bài hát hoặc học bảng chữ cái.
  • Không thể phát âm đúng một số từ cơ bản, dễ đọc chệch các kí tự.

Tuy nhiên, đôi khi những biểu hiện này cũng có thể do sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác. Chính vì thế, nếu nghi ngờ bản thân hoặc một ai đó mắc chứng khó đọc thì trước tiên bạn cũng nên thử kiểm tra và đánh giá bằng các bài test kiểm tra tại nhà. Tuy rằng bài test không thể thay thế hoàn toàn cho kết quả chẩn đoán nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình và đưa ra lời khuyên xem bạn có cần tìm gặp bác sĩ không.

Dưới đây là một số câu hỏi với những thang điểm đánh giá giúp bạn có thể tự kiểm tra chứng khó đọc tại nhà một cách đơn giản.

1. 

Bạn có hay nhìn nhầm những từ như hao với hoa không?

 

Hiếm khi

 

3

 

Thỉnh thoảng

 

6

Thường xuyên

 

9

Luôn luôn

 

12

2.Khi đọc, bạn có hay bị quên hoặc bỏ sót dòng không?2468
3.Bạn có cảm thấy khó khăn khi phân biệt bên trái và bên phải không?1234
4.Bạn có thường bị nhầm lẫn tên của các đồ vật hay không? Chẳng hạn như cái ghế thành cái bàn.1234
5.Khi đọc, bạn có cần phải đọc lại một số đoạn văn để dễ hiểu hơn không?1234
6.Bạn có cảm thấy bối rối và lo ngại khi phải đọc bản đồ hoặc tìm đến nếu đang ở một nơi xa lạ không?1234
7.Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải tìm kiếm từ ngữ để miêu tả hay nói về một điều gì không?1234
8.Bạn có cảm thấy bối rối khi cùng lúc nhận được quá nhiều sự hướng dẫn không?1234
9.Bạn có hay suy nghĩ ra những giải pháp, hướng đi sáng tạo cho những vấn đề, sự việc xảy ra không?1234
10.Khi ghi lại những lời nhắn cuộc gọi, cuộc họp bạn có thường xuyên viết sai không?1234
DễHơi khóKhóRất khó
11.Bạn có thấy dễ dàng trong việc phát âm các từ như v -oi- voi?36912
12.Khi viết, bạn có gặp khó khăn trong việc sắp xếp các suy nghĩ của mình trên giấy?2468
13.Bạn có cảm thấy bảng cửu chương dễ học không?2468
14.Bạn có cảm thấy bảng chữ cái dễ học không?1234
15.Bạn có thể khó khăn trong việc đọc thành tiếng không?1234

Một điều khá bất ngờ trong bài kiểm tra này đó chính là đôi khi cả những người không mắc chứng khó đọc cũng có thể gặp phải một số vấn đề nêu trên. Bạn cần hiểu rằng, bài test tự kiểm tra chứng khó đọc này không thể kết luận được một người có đang mắc bệnh hay không. Nó chỉ có thể đánh giá nguy cơ và chỉ ra các dấu hiệu của một vài phạm vi nhất định.

Bên cạnh đó, bảng câu hỏi này có thể giúp bạn nhận thức tốt hơn về bản chất của những khó khăn, trở ngại mà bản thân đang gặp phải, có thể đánh giá chuyên môn thêm. Để biết được bạn đang có nguy cơ bị chứng khó đọc hay không, hãy cộng tổng điểm sau khi đã làm bài kiểm tra và đối chứng với kết quả sau.

  • Tổng điểm thấp hơn 45 – Có thể bạn không mắc chứng khó đọc

Theo nghiên cứu thì không có bất kì cá nhân nào được chẩn đoán mắc chứng khó đọc nếu tổng điểm kiểm tra của họ dưới 45. Vì thế, nếu kết quả kiểm tra của bạn dưới con số này thì bạn cũng có thể an tâm rằng mình không bị ảnh hưởng bởi hội chứng rối loạn học tập.

  • Tổng điểm từ 45 đến 60 –  Dấu hiệu tương đồng với chứng khó đọc đang ở mức trung bình

Kết quả của các nghiên cứu nhận thấy rằng, những người thuộc nhóm này sẽ nhận thấy bản thân có một số dấu hiệu của chứng khó đọc ở mức trung bình. Tuy nhiên, đối với những người trước đây chưa từng được chẩn đoán mắc chứng khó đọc ( có thể là do không phát hiện hoặc không được chẩn đoán) cũng có thể rơi vào nhóm này.

  • Tổng điểm cao hơn 60 – Nhiều khả năng bạn đang mắc chứng khó đọc ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng

Hầu hết những người sau khi đạt trên 60 điểm đều được chẩn đoán mắc chứng khó đọc ở mức độ trung bình hoặc trầm trọng. Chính vì thế, nếu nhận thấy điểm số sau khi kiểm tra cao bạn nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán sớm, từ đó có phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn đọc về thông tin của bài test kiểm tra chứng khó đọc. Nếu nghi ngờ bản thân mắc phải hội chứng này thì bạn cũng nên thử thực hiện tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ trước khi tiến hành thăm khám.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *