Rối loạn học tập: Nguyên nhân, dấu hiệu và liệu pháp điều trị

Rối loạn học tập là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, khiến cho trẻ gặp phải khó khăn trong quá trình nói, viết, đọc, phát âm hoặc làm toán. Cha mẹ cần phải có cách hỗ trợ trẻ hiệu quả và kịp thời để giúp trẻ mau chóng vượt qua được những vấn đề này và đạt được nhiều thành công trong học tập cũng như các khía cạnh khác của đời sống. 

Rối loạn học tập
Rối loạn học tập khiến nhiều trẻ nhỏ bị suy giảm về khả năng nghe, đọc, viết, tính toán.

Rối loạn học tập là gì?

Rối loạn học tập hay còn được nhiều người gọi là chứng khó học, đây là tình trạng bệnh gây nên nhiều khó khăn đối với quá trình học tập theo nhiều phương pháp thông thường. Những người mắc phải chứng rối loạn này thường sẽ gặp nhiều cản trở, bị suy giảm về khả năng học tập, kém tiếp thu và hiểu nhanh như những người bình thường. Hoặc một số trường hợp khác sẽ không thể hoàn thành tốt các bài tập nếu không có sự hỗ trợ của những yếu tố khác như các thiết bị nghe nhìn, hình ảnh minh họa,….

Dựa vào số liệu thống kê cho biết, hiện nay tỉ lệ trẻ em mắc phải chứng rối loạn học tập ngày càng tăng cao nhưng vẫn chưa nhận được sự can thiệp kịp thời của nhà trường, phụ huynh và toàn xã hội. Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu cho biết, chứng rối loạn học tập hiện đang ảnh hưởng đến 10 -15% các trẻ em đang ở độ tuổi đến trường và có thể kéo dài dai dẳng trong tương lai ếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Đã có hàng loạt các thống kê dịch tễ học của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ của tình trạng rối loạn học tập. Theo đó, tỉ lệ rối loạn viết chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm từ 5 đến 20%, tức là cứ trong 10 trẻ sẽ có khoảng 2 trẻ gặp khó khăn trong vấn đề viết.

Kế đến có thể nhắc đến tình trạng rối loạn đọc, tỉ lệ từ 5 đến 17%, rối loạn chú ý chiếm từ 3 đến 12%, rối loạn tính toán chiếm từ 3 đến 6%, rối loạn phổ tự kỷ là 0.78%. Theo chia sẻ của GS Trương Đình Kiệt – Viện trưởng Viện Di truyền Y học, cho biết: “Vấn đề này đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và có những hành động can thiệp cụ thể. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy nước này có đến 2,9 triệu người bị RLHT, Việt Nam thì chưa có con số thống kê nào cụ thể về RLHT”.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn học tập

Rối loạn học tập ở trẻ nhỏ có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, những rối loạn này có thể khởi phát từ sự bất ổn trong hệ thống thần kinh hoặc cấu trúc của não bộ cũng như một số khả năng hoạt động của các chất có trong não.

Chính vì những sự bất thường này làm cho việc tiếp nhận, xử lý và truyền đạt thông tin của con người bị kém hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn nhận thấy, sự tác động từ các môi trường xung quanh như gia đình, xã hội, trường học cũng có thể là tác nhân làm phát triển các rối loạn học tập.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý thực thể như nội tiết suy giáp, rối loạn vận động, chuyển hóa PKU Galactosemia, di truyền Down, thần kinh di chứng sau viêm màng não, xuất huyết não hoặc các bệnh rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn học tập ở trẻ

Các dấu hiệu rối loạn học tập ở trẻ em cũng rất khó nhận biết, mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng và các dạng rối loạn khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan sát và dành nhiều thời gian cho trẻ để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, giúp bé khắc phục sớm để hạn chế những ảnh hưởng trong tương lai.

Rối loạn học tập
Trẻ bị rối loạn học tập thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc viết và đọc.

Một vài biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn học tập như:

  • Trẻ gặp phải khó khăn trong việc viết và đọc: Hầu hết những trẻ bị rối loạn học tập đều bị suy giảm về khả năng đọc so với những bạn cùng lứa tuổi. Trẻ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các mặt chữ, đọc rất chậm và rất khó trong việc lắng nghe các phát âm. Ngoài ra, sự khó khăn này còn khiến cho nhiều trẻ không thể viết tốt, dễ bị mắc phải các lỗi chính tả, ngữ pháp,…
  • Vấn đề về toán học: Một số trường hợp trẻ cũng có thể gặp sự cản trở trong việc làm toán, đếm số hoặc ghi nhớ các con số một cách chính xác. Trẻ sẽ không thể tính được những bài toán đơn giản, học bảng cửu chương hoặc nhận biết rõ về các ký hiệu có trong toán học.
  • Hay mất tập trung: Chứng rối loạn này còn có thể khiến cho trẻ nhỏ không thể tập trung quá lâu vào việc học hoặc các công việc hàng ngày. Trẻ sẽ thường bỏ dở công việc của mình, lơ đễnh, không chú ý khiến cho năng lực học tập bị tụt giảm đáng kể.
  • Trí nhớ kém: Trẻ bị rối loạn học tập có trí nhớ kém hơn so với bình thường, trẻ rất hay quên, sao nhãng về một tình huống, vấn đề nào đó. Chính vì vậy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học bài, ghi nhớ.
  • Vụng về: Các hành động, cử chỉ không dứt khoát, có phần vụng về cũng sẽ xuất hiện ở những người mắc chứng rối loạn học tập.
  • Gặp vấn đề về việc tuân theo các chỉ dẫn: Trẻ nhỏ sẽ gặp phải nhiều sự khó khăn trong việc thực hiện các chỉ dẫn hoặc làm theo kế hoạch đã định sẵn.
  • Khó tổ chức: Những trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường sẽ không có khả năng hoặc khó sắp xếp những công việc, bài tập theo một quy trình cụ thể và phù hợp.
  • Không nói được giờ đồng hồ: Đây là một trong các triệu chứng thường thấy ở người bệnh, họ sẽ gặp nhiều cản trở hoặc không thể nói đúng được giờ cụ thể trên đồng hồ.

Chẩn đoán và liệu pháp điều trị rối loạn học tập hiệu quả

Nếu nhận thấy trẻ em không đọc hoặc khả năng học tập không đúng với lứa tuổi thì gia đình nên cân nhắc cho trẻ được đến thăm khám và đánh giá cụ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem có bất kì vấn đề về thể chất nào đang cản trở việc học tập của trẻ hay không, quá trình này bao gồm kiểm tra thị lực và thính giác.

Sau đó, trẻ nhỏ cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một loạt các bài kiểm tra và đánh giá trí thông minh thông qua lời nói và không lời. Chuyên gia cũng sẽ kiểm tra học thuật về các kỹ năng viết, đọc, phát âm và toán học của từng trẻ. Các bậc phụ huynh có thể yêu cầu cho trẻ được thực hiện những bài kiểm tra này ngay tại trường, cùng với các chuyên gia.

Tiếp đó, trẻ sẽ được đánh giá tâm lý để tìm hiểu xem trẻ có đang gặp phải các vấn đề về cảm xúc như trầm cảm, lo lắng hoặc bất kì các rối loạn phát triển nào không. Các nhà tâm lý học sẽ hỏi về thái độ và phản ứng của trẻ đối với trường học, các mối quan hệ, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ nhỏ.

Để có thể xác định được một đứa trẻ có mắc chứng rối loạn học tập không thì cần phải đánh giá và dựa vào những tiêu chí sau:

  • Đọc hiểu
  • Chính tả
  • Hiểu ý nghĩa của các tài liệu viết
  • Khả năng viết (sử dụng ngữ pháp, dùng câu từ, diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc).
  • Suy luận toán học
  • Hiểu được ý nghĩa của các con số, mối quan hệ của chúng (đối với những trẻ nhỏ lớn hơn).

Sau khi chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đến đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và kết hợp cùng gia đình, nhà trường để hỗ trợ trẻ cải thiện tốt hơn. Dưới đây là một số liệu pháp có thể giúp trẻ rối loạn học tập khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh và dần cải thiện được khả năng học tập của bản thân.

1. Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất

Cha mẹ, thầy cô và chuyên gia cần phải trao đổi cùng nhau để có thể đưa ra phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng trẻ. Để có thể làm được điều này, bạn cần phải dành thời gian để quan sát cách trẻ nghe, đọc, viết, học tập và tiếp thu thông tin mỗi ngày.

Rối loạn học tập
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để quan sát và tìm ra phương pháp học tốt nhất cho trẻ

Để giúp trẻ học tập tốt hơn, gia đình có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì đối với trẻ nhỏ bị rối loạn học tập thì phương pháp sử dụng hình ảnh mang lại hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ tiếp xúc với các loại sách báo sinh động, dạy trẻ bằng cách truyền đạt bằng lời nói, xem video, thảo luận cùng trẻ,…Việc kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ giúp trẻ nhỏ dễ tiếp thu hơn, đồng thời cũng tạo cho trẻ nhiều sự hứng thú hơn.

2. Xây dựng khả năng tự nhận thức, giúp trẻ tự tin hơn

Hãy bắt đầu nói cho trẻ biết về những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân để giúp trẻ gia tăng động lực, cải thiện tốt sự tự tin của mình. Cha mẹ và thầy cô hãy tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể phát huy tốt những ưu điểm của bản thân, đồng thời cần khắc phục những điểm chưa tốt để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Đôi khi trẻ không thể tự nhận thức được tiềm lực của bản thân, nhiều trẻ cảm thấy vô cùng tự ti vào chính mình, cho rằng mình là đứa vô dụng. Đặc biệt là những trẻ bị rối loạn học tập còn cho rằng bản thân vô cùng tồi tệ vì ngay cả những việc đơn giản như đọc, viết trẻ cũng không thể hoàn thành tốt. Do đó, việc trao đổi và chia sẻ với trẻ về những ưu và nhược điểm sẽ góp phần giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình hơn, từ đó nâng cao được sự tự tin và dễ dàng khắc phục những khuyết điểm của bản thân.

3. Hình thành lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh luôn cần thiết đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Nó không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ phát triển tinh thần của trẻ nhỏ. Do đó, gia đình cần phải chú ý nhiều hơn đối với chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đảm bảo về thực đơn ăn uống, chất lượng giấc ngủ.

Rối loạn học tập
Tập luyện thể dục mỗi ngày là cách hiệu quả giúp trẻ nâng cao sự tập trung, cải thiện trí tuệ.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, hoa củ quả, thịt cá lành mạnh. Ngoài ra, giấc ngủ cũng cần phải được đảm bảo tốt, trẻ cần rèn luyện thói quen ngủ và thức cùng một thời điểm trong ngày, tránh việc thức khuya.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cùng trẻ nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao đơn giản tại nhà. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 20 phút để đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga hoặc đơn giản là những bộ môn như đánh cầu lông, đá banh cũng giúp trẻ tăng cường được sức khỏe thể chất, đồng thời cân bằng được tốt trạng thái tâm lý, gia tăng sự tập trung, trí thông minh.

4. Chia sẻ tình trạng của con với những người xung quanh

Nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý sợ con tuổi thân, sợ mọi người đánh giá, bình phẩm nên e ngại việc tiết lộ tình trạng bệnh lý của con với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc giấu kín vấn đề sức khỏe của trẻ chỉ khiến cho mọi người càng có xu hướng dành cho trẻ những lời nói khó nghe, trẻ có thể bị phê phán, chỉ trích về khả năng học tập yếu kém của mình.

Chính vì thế, cha mẹ nên chia sẻ với người thân, bạn bè, họ hàng, hàng xóm về căn bệnh mà trẻ đang gặp phải. Có như thế mọi người mới thấu hiểu, đồng cảm và giúp bạn hỗ trợ trẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể giúp bạn trấn an trẻ bằng những lời yêu thương, những lời động viên để trẻ có thêm nhiều động lực để cố gắng.

5. Can thiệp giáo dục

Cho đến hiện nay thì tình trạng rối loạn học tập vẫn chưa có bất kì loại thuốc điều trị nào và việc sử dụng thuốc cũng không được khuyến khích bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Chỉ với một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị rối loạn có kèm theo các triệu chứng tâm thần khác thì mới được cân nhắc dùng thuốc để kiểm soát.

Đa phần, những đứa trẻ bị rối loạn học tập đều được ưu tiên áp dụng các biện pháp can thiệp giáo dục đặc biệt. Tại đây các chuyên gia sẽ trao đổi, tiếp cận và hỗ trợ trẻ về những cách học và đọc hiểu quả. Trẻ cũng có thể được tiếp xúc với nhiều kỹ năng học mới và phù hợp hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh rối loạn học tập đang phổ biến ở trẻ em hiện nay. Bệnh có thể được điều trị và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *