Chứng Sợ Gương (Catoptrophobia) Là Như Thế Nào?

Chứng sợ gương (Catoptrophobia) luôn nằm trong top những hội chứng kì lạ nhất thế giới. Người mắc hội chứng này thường có ám ảnh, nỗi sợ to lớn khi phải nhìn thấy hình ảnh phản diện của mình trong gương, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tinh thần của bệnh nhân, đặc biệt trong việc chăm sóc ngoại hình, dáng vẻ của bản thân.

Chứng sợ gương (Catoptrophobia) là gì?

Gương là một vật dụng không thể thiếu trong nhà, đặc biệt là các cô gái để soi ngắm dáng vẻ của bản thân. Hình ảnh trên gương phản chiếu chân thật dáng vẻ bên ngoài của cơ thể, khuôn mặt, qua đó có thể điều chỉnh mọi vấn đề về ngoại hình một cách chỉn chu, lịch sự, trang nhã đúng như mong muốn trước khi ra ngoài. Không chỉ chị em mà các anh em cũng cần phải soi gương.

Chứng sợ gương
Người mắc chứng sợ gương luôn cảm thấy lo lắng, hoảng hốt, kích động khi soi gương

Thế nhưng ở những người mắc hội chứng sợ gương (Catoptrophobia) lại trở nên hoảng loạn đột độ, nôn ói, run rẩy khi nhìn thấy gương, đặc biệt là soi gương chính mình. Theo các chuyên gia, lý giải cho điều này, thực tế không phải người bệnh sợ gương mà chính xác là sợ nhìn thấy hình bóng phản chiếu trong gương. Đây là một vấn đề tâm lý thuộc nhóm rối loạn lo âu.

Catoptrophobia luôn được xếp vào nhóm các bệnh kỳ lạ nhất thế giới bởi thực tế có thể thấy gương không phải là vật dụng đáng sợ, ngược lại nó có thể đem lại vô vàn hữu ích trong cuộc sống. Tuy nhiên ở những người mắc chứng bệnh này, dù họ có thể nhìn nhận được những lợi ích của những chiếc gương nhưng không thể nào kiểm soát được trạng thái lo lắng quá mức nếu thấy sự xuất hiện của vật dụng này.

Một số biểu hiện điển hình của hội chứng sợ gương như:

  • Không đặt bất cứ chiếc gương hay các vật dụng nào có khả năng phản chiếu trong phòng
  • Nếu cửa thuộc dạng gương hay kính cũng dùng giấy bịt vào
  • Nếu thấy gương hay soi gương có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi tột độ, tim đập nhanh, nhịp thở gấp, mặt trắng bệch, đồng tử giãn rộng, chân tay run rẩy, huyết áp tăng nhanh.
  • Từ chối hoặc tìm cách trốn tránh, đi qua những vị trí có gương một cách nhanh chóng nhất
  • Gặp ác mộng nếu vô tình soi gương
  • Không chỉ soi gương mà những người mắc Catoptrophobia còn có xu hướng không chụp ảnh selfie bằng điện thoại do phải nhìn hình ảnh phản diện của mình trên màn hình
  • Cảm giác khó thở, nôn ói, choáng váng, đứng loạng choạng, thậm chí là buồn nôn, nôn mửa nếu vô tình soi gương

Do không có gương soi đồng thời cũng không thể nhìn thấy những hình ảnh phản chiếu của bản nên những người này cũng thường ra ngoài trong trạng thái luộm thuộm, thiếu chỉn chu, thiếu gọn gàng. Thậm chí có những người còn không thể hình dung được dung mạo của bản thân mình như thế nào vì đã quá lâu chưa được soi gương.

Hội chứng sợ gương Catoptrophobia nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại gây ra vô vàn những bất lợi trong cuộc sống, sức khỏe tinh thần của người bệnh. Nhiều người thường chọn cách tránh né, sống chung với nỗi sợ hãi chứ không điều trị. Dù vậy gương lại là một vật dụng quen thuộc và rất cần thiết nên không lúc nào cũng trốn tránh mãi mà cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân hội chứng sợ gương

Chứng sợ gương là một vấn đề tâm lý, không xuất phát bẩm sinh. Các chuyên gia thực tế vẫn chưa thể tìm chính xác nguyên nhân vì sao một người sợ gương có thể rơi vào hoảng loạn đến mức trở nên run rẩy, hoảng loạn đột tộ đến như thế, tuy nhiên những ám ảnh từ quá khứ thường có mối liên hệ mật thiết với dạng rối loạn lo âu này.

Chứng sợ gương
Ám ánh từ những lời nói của mọi người về ngoại hình chính là nguyên nhân khiến rất nhiều người cảm thấy gương là vật dụng đáng sợ

Có thể chia hội chứng sợ gương thành 3 nhóm với những nguyên nhân điển hình như sau

  • Sợ gương và sợ hình ảnh cơ thể: Như đã nói, người mắc chứng sợ gương thường không nằm ở việc họ sợ gương mà sợ chính hình ảnh phản chiếu của bản thân trên gương. Nguyên nhân có thể do họ bị ám ảnh về ngoại hình khi bị người khác chê bai, chỉ trích, hạ nhục về ngoại hình quá nhiều. Mỗi khi soi gương có thể khiến người bệnh nhớ lại những ám ảnh này và trở nên cực kỳ kích động, hoảng loạn, muốn phá nát gương hoặc tìm cách trốn tránh ngay lập tức. Do đó theo các chuyên gia, nếu liên quan đến yếu tố này thì người bệnh có thể mắc kèm theo rối loạn ăn uống hay rối loạn dạng cơ thể.
  • Sợ phản xạ: không chỉ gương mà một vài vật dụng khác có tính phản xạ có thể cho một vài hình ảnh bóp méo khác biệt, kỳ dị.  Một số người có tâm lý yếu, đặc biệt là ở trẻ em nếu vô tình thấy các hình ảnh này có thể bị ám ảnh, ghim sâu vào trong tiềm thức và khiến người đó dần sợ hãi hơn mỗi lần nhìn vào gương.
  • Ma quỷ hay các vấn đề tâm linh: chứng sợ gương catoptrophobia cũng có thể liên quan hoặc bị nhầm lẫn với spectrophobia – chứng sợ quang phổ và có liên quan đến chứng sợ ma. Nhiều người thường cho rằng việc soi gương đêm có thể khiến ma quỷ xuất hiện hay ma quỷ cũng hay trú ngụ trong gương nên thường không dám sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng bởi việc đọc truyện hay thường xuyên bị người khác hù dọa quá mức. Mặt khác trong một số văn hóa, người ta cũng cho rằng gương là nơi kết nối giữa linh hồn với cái chết nên việc soi gương có thể vô tình tạo ra các đường dây đưa họ biến mất hoàn toàn.. Do đó một số người có xu hướng che gương lại, sợ hãi không dám đến gần để bảo vệ cho linh hồn của chính mình và mọi người xung quanh.

Nói chung, những người dễ mắc phải chứng sợ gương thường là phụ nữ, trẻ em, đặc biệt với những người từng bị trêu ghẹo về ngoại hình. Hay những đứa trẻ thường bị cha mẹ hù dọa, trêu ghẹo bằng cách cho chụp hình bằng những app biến dị, biến dạng cũng rất dễ có những ám ảnh này.

Ảnh hưởng từ hội chứng sợ gương

Thực tế thì việc không có gương cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mắc chứng sợ gương, tuy nhiên xét về khía cạnh cuộc sống hay tinh thần thì những tác động nó gây ra là vô cùng to lớn. Gương giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng nhất về ngoại hình, dáng vẻ của bản thân, chẳng hạn như để tóc này có hợp không, mặc bộ này có đẹp không, trang điểm đã đều hay chưa.

Chứng sợ gương
Trong trạng thái kích thích, người bệnh có thể thực hiện rất nhiều hành vi không thể kiểm soát được

Từ nhà riêng, nhà hàng, quán ăn, trường học hay thậm chí là ngoài đường đâu đâu bạn cũng có thể thấy có gương hoặc các dạng kính có thể phản chiếu. Không giống như ở nhà bạn có thể dẹp bỏ hết các vật dụng này, khi đã bước ra ngoài thì bạn cần chấp nhận. Chẳng hạn bạn không thể không đi vệ sinh chỉ vì trong đó có gắn gương, hay leo bộ thang máy 20 tầng vì bên trong có gương phản chiếu.

Cảm xúc sợ hãi, hoang mang, thường xuyên tăng huyết áp thường xuyên khiến những người mắc chứng sợ gương này không dám ra đường, chỉ trốn tránh trong nhà. Cuộc sống, công việc hay học tập cũng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi không thể nào tránh hỏi gương hay các hình ảnh có tính phản chiếu suốt cả đời.

Hướng điều trị chứng sợ gương

Người mắc chứng sợ gương nếu đã có các triệu chứng kéo dài trên 6 tháng với mức độ ngày càng tăng, đáp ứng đủ các biểu hiện trong sổ tay chẩn đoán DSM – V sẽ được xác định là bệnh. Việc thực hiện chẩn đoán sẽ  do các bác sĩ tâm thần hay các chuyên gia tâm lý chỉ định để đảm bảo cho kết quả chính xác nhất, nhờ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người.

Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu luôn là một trong những giải pháp hàng đầu dành cho những người có vấn đề về tâm lý để loại bỏ bóng đen tâm lý, nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, từ đó nhanh chóng vượt qua nỗi sợ vô lý từ bản thân. Nhà trị liệu sẽ trao đổi, tìm hiểu về những trải nghiệm trong quá khứ của thân chủ nhằm đi sâu vào tâm trí, nắm bắt cốt lõi vấn đề, từ đó đưa ra các liệu pháp trị liệu phù hợp nhất.

Chứng sợ gương
Chăm sóc tâm lý là biện pháp hàng đầu để loại bỏ nỗi sợ vô lý cho người bệnh

Với những rối loạn ám ảnh sợ như chứng sợ gương, liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp phơi nhiễm được đánh giá mang đến hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu của các phương pháp này chính là giúp người bệnh hiểu rõ rằng gương không phải vật dụng đáng sợ, việc soi gương càng không phải việc làm gì sai trái nên cần phải tự tin hơn. Mặt khác khi được tiếp xúc dần với nỗi sợ hãi của bản thân thì mức độ sợ hãi hoảng loạn cũng được thuyên giảm rất nhiều.

Nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng việc cho thân chủ xem ảnh về gương, xem những video có hình gương rồi dần tiến đến việc để thân chủ trực tiếp soi gương. Để tránh các trạng thái kích thích quá mức, người bệnh sẽ được nhà trị liệu hướng dẫn các biện pháp thư giãn tâm lý, kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như liệu pháp hít thở. Hít thật sâu và thở ra từ từ, đồng thời nhìn trực diện vào gương sẽ khiến bạn nhận ra rằng vật dụng này hoàn toàn vô hại.

Bên cạnh đó, với những người bị ám ảnh bởi ngoại hình dẫn tới không dám sử dụng gương còn cần được giải tỏa nỗi ám ảnh về ngoại hình. Chỉ khi những suy nghĩ cho rằng bản thân mình thật xấu xí, đáng ghét, lấy lại sự tự tin về chính mình thì người bệnh cũng dám nhìn trực diện, dám đối diện với hình ảnh phản chiếu của bản thân.

Với những người mắc chứng sợ gương do các vấn đề liên quan đến ma quỷ thì nhà trị liệu cũng cần dành nhiều thời gian để làm công tác tư tưởng giúp thân chủ hiểu rằng điều này không có thật. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian đối với những người có tín ngưỡng, tuy nhiên đây cũng là cách tốt nhất giúp người bệnh vượt qua Catoptrophobia.

Dùng thuốc

Thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn được nỗi sợ của một người, tuy nhiên nó có thể xoa dịu thần kinh tạm thời, kiểm soát trạng thái kích thích, hoảng loạn quá mức với những người mang chứng sợ gương. Thuốc không được dùng trong thời gian dài mà thường chỉ dùng trong một thời gian ngắn hoặc trong các trường hợp đặc biệt để hỗ trợ người bệnh tốt nhất.

Thường bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc như thuốc an thần thuốc giảm lo âu, thuốc giảm kích thích thần kinh. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ thần kinh, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng quá mức, ngừng liều dùng sớm vì sẽ làm giảm kết quả điều trị.

Chăm sóc đời sống sinh hoạt mỗi ngày

Theo các chuyên gia, người mắc chứng sợ gương nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để tâm trí luôn được thư giãn, thả lỏng, từ đó nhanh chóng lấy lại tinh thần. Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, tích cực, loại bỏ những điều tiêu cực trong cuộc sống, gia tăng sự tự tin cho bản thân cũng mang đến cho người bệnh rất nhiều lợi ích trong suốt quá trình điều trị.

Chứng sợ gương
Hãy luôn tự tin và yêu thương chính bản thân mình thay vì phải phụ thuộc vào lời nói của người khác

Cụ thể, để sớm vượt qua hội chứng sợ gương, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau

  • Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các chỉ định và nhà trị liệu trong suốt quá trình điều trị
  • Dành thời gian ngủ đủ, tránh xa tiêu cực, luôn giữ được tỉnh táo và sáng suốt trong nhiều trường hợp
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để có vóc dáng khỏe đẹp hơn, gia tăng sự tự tin vào bản thân
  • Luôn yêu thương chính bản thân mình, dù xấu hay dù gầy, dù đen hay trắng mỗi người vẫn luôn có nét đẹp riêng. Những người muốn tốt cho bạn sẽ cho bạn những lời khuyên đúng đắn chứ không hạ thấp bạn, do đó đừng nên bị ảnh hưởng bởi những lời nói tiêu cực của người ngoài.
  • Ghi nhật ký về những cảm xúc, thay đổi về suy nghĩ, hành động của bản thân trong suốt liệu trình điều trị
  • Trang trí cho chiếc gương đẹp hơn để gia tăng sức mạnh, sự tự tin khi tiếp xúc. Chẳng hạn như nếu người bệnh thích doraemon thì có thể dùng stick hình doremon để dán lên gương, điều này có thể giúp họ tìm thấy sự thích thú, niềm vui trong khi vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
  • Chia sẻ với người thân hay những người xung quanh về nỗi sợ của bản thân, nhờ đó có thể tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp khi cần thiết.

Chứng sợ gương có thể vô vàn nhưng bất cập trong cuộc sống đến những người mắc bệnh, do đó cần tìm giải pháp vượt qua càng sớm càng tốt. Nâng cao đời sống tinh thần, tự tin vào bản thân, yêu thương bản thân mỗi ngày chính là những giải pháp tuyệt vời nhất để phòng tránh căn bệnh này cũng như các rối loạn tâm lý khác.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Nhung Do says: Trả lời

    Cảm ơn bài viết rất hữu ích ạ. Tôi bị sợ gương khi soi gương lâu quá 3 phút. Vì khi soi lâu nhìn vào trong gương là tôi cảm thấy bất an, và ko biết mình là ai nữa nên sinh ra cảm giác sợ hãi. Bình thường đi qua gương hay soi gương trong thời gian ngắn tôi ko có những suy nghĩ đó ùa về thì ko sao. Đặc biệt là khi ở nhà 1 mình là tôi hay bị cảm giác lo âu sợ hãi đó ùa về. Ôi nỗi ám ảnh. Những lúc như vậy tôi thường ra trước nhà xem có ai qua lại ko để bắt chuyện tránh cảm giác đó ở lại lâu trong mình, đồng thời khi cô người trò chuyện là tâm lý tôi được giải toả khỏi suy nghĩ ko biết mình là ai nữa.
    Nhung Do

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *