Ornithophobia: Nỗi sợ hãi tột độ và phi lý đối với loài chim

Thuật ngữ Ornithophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được sử dụng để đề cập đến hội chứng tâm lý mà người bệnh sợ hãi mãnh liệt và vô lý với các loài chim. Khác với nỗi sợ thông thường, hội chứng này cần được điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng đối với sức khỏe và cuộc sống.

hội chứng sợ chim
Hội chứng sợ chim dù chưa được công nhận là hội chứng tâm lý chính thức nhưng đã được khuyến cáo điều trị

Ornithophobia là gì?

Ornithophobia là thuật ngữ đề cập nỗi sợ hãi tột độ, mãnh liệt và phi lý về loài chim. Về cơ bản, chim là loài động vật gần như vô hại và ít khi gây ra nỗi sợ cho con người. Tuy nhiên, một số người có thể sợ hãi quá mức về loài động vật này do trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ.

Hội chứng sợ chim là một trong những dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Hội chứng này có cơ chế và biểu hiện tương tự như các hội chứng ám ảnh sợ khác như hội chứng sợ gà, hội chứng sợ chú hề, chứng sợ độ cao, sợ biển,… Tuy nhiên, Ornithophobia chưa được công nhận là hội chứng tâm lý chính thức trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Chim là loài động vật gần gũi với con người nên bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải. Khi nhìn thấy chim hoặc nghe thấy tiếng chim hót, bệnh nhân có thể trở nên sợ hãi tột độ, hoảng loạn và kinh hãi. Hội chứng sợ chim không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các khía cạnh khác của cuộc sống.

Đối tượng có nguy cơ mắc chứng sợ chim

Thông thường, con người chỉ hình thành nỗi sợ với những đối tượng/ tình huống tiềm ẩn mối nguy hiểm. Rất ít người có nỗi ám ảnh quá mức về các loài chim. Theo khảo sát, hội chứng này thường gặp ở những đối tượng sau:

Ornithophobia
Hội chứng Ornithophobia thường gặp ở những người từng bị chim tấn công hoặc bị nhiễm bệnh từ các loài chim
  • Tiền sử gia đình bị hội chứng sợ chim, sợ gà, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ hoặc các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác
  • Từng trải qua những sự kiện tiêu cực có liên quan đến chim như bị chim tấn công, bị lây nhiễm bệnh từ chim
  • Người có tính cách bi quan, hay lo lắng và tiêu cực

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ chim (Ornithophobia)

Hội chứng sợ chim có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Các chuyên gia nhận thấy hội chứng này thường có liên quan đến những yếu tố sau đây:

  • Trải nghiệm tiêu cực: Trải qua những sự kiện tiêu cực có liên quan về các loài chim như từng bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với chim hoặc bị chim tấn công,… sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ chim. Nỗi sợ này được phát triển nhằm giúp cơ thể nhận ra mối nguy hiểm tiềm ẩn từ loài chim. Vì vậy, trong các cơn hoảng loạn, bệnh nhân luôn muốn thoát khỏi tình huống hiện tại càng sớm càng tốt do sợ bị tấn công hoặc gặp phải thảm họa có liên quan đến loài động vật này.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Trẻ có thể phát triển cảm giác sợ hãi quá mức về chim do học từ phản ứng của các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khi bố mẹ và anh chị em ruột sợ hãi quá mức khi nhìn thấy các loài chim, trẻ cũng sẽ “vô thức” ghi nhớ phản ứng này và hình thành nỗi sợ tương tự. Đây cũng là lý do các hội chứng ám ảnh sợ có tính chất gia đình dù có cùng huyết thống hay không.
  • Có các vấn đề tâm lý khác: Chứng Ornithophobia có thể liên quan đến những hội chứng khác như hội chứng sợ mèo, sợ vịt, sợ động vật,… Ngoài ra, người bị trầm cảm và rối loạn lo âu cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này do tính cách hay lo lắng, căng thẳng và bi quan.

Nhận biết hội chứng sợ chim

Hội chứng sợ chim đặc trưng bởi nỗi sợ phi lý, bất thường và không thể kiểm soát về loài chim. Đa phần người mắc hội chứng này đều ý thức được nỗi sợ của bản thân là vô lý nhưng không thể khống chế dù rất nỗ lực. Đây là điểm khác biệt giữa hội chứng ám ảnh sợ với cảm giác sợ hãi thông thường.

Ornithophobia
Người mắc hội chứng sợ chim thường né tránh ra ngoài vì lo sợ sẽ nhìn thấy loài động vật này

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ chim:

  • Luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng và căng thẳng mỗi khi nghĩ về loài chim.
  • Nhận thấy nỗi sợ của bản thân là phi lý nhưng không thể khống chế và kiểm soát.
  • Khi nghe tiếng chim hót hoặc nhìn thấy chim, bệnh nhân trở nên sợ hãi, hoảng loạn, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, run rẩy, tăng nhịp tim, kinh hoàng và thậm chí là ngất xỉu.
  • Khi đối diện với loài chim, một số người có cảm giác sắp có thảm họa xảy ra và sợ hãi về việc bị chim tấn công, sợ cái chết, sợ bị mất kiểm soát và sợ mất trí nhớ.
  • Nỗi sợ và bất an về loài chim phải kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Nỗi sợ quá mức so với mức độ nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như người bệnh sợ hãi tột độ, kinh hãi và ngất xỉu ngay cả khi nghe thấy tiếng chim hót hoặc nhìn thấy những loài chim nhỏ, vô hại. Nếu cảm giác sợ hãi chỉ xảy ra khi nhìn thấy các loài chim lớn, hung tợn như đại bàng thì không xem là hội chứng sợ chim (Ornithophobia).
  • Có các hành vi né tránh như không đề cập đến các loài chim trong cuộc trò chuyện, không xem hình ảnh, sách báo về loài động vật này và hạn chế tối đa ra đường, đến công viên, sở thú để tránh nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng chim hót
  • Cảm giác sợ hãi quá mức về loài chim làm cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt, vui chơi, làm việc và học tập

Hội chứng sợ chim (Ornithophobia) có ảnh hưởng gì?

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đều gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Hội chứng sợ chim khiến nhiều người hạn chế việc ra ngoài và không dám đến các không gian như sở thú, khu du lịch, công viên,… Các hành vi né tránh này khiến người bệnh không thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái.

Ngoài ra, người bệnh cũng hiếm khi mở cửa sổ vì lo sợ sẽ có chim bay vào nhà và nghe thấy tiếng chim hót. Liên tục phải né tránh loài động vật này khiến bệnh nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng cao độ, bất an, sợ hãi và mệt mỏi. Tâm trạng tiêu cực khiến người bệnh dễ bị stress và cáu kỉnh, tức giận với mọi người.

Tương tự như các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác, hội chứng sợ chim (Ornithophobia) không được điều trị sẽ làm gia tăng các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đồng thời gia tăng tỷ lệ nghiện rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất gây nghiện.

Trạng thái căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol và adrenalin liên tục trong một thời gian dài. Tình trạng này làm gia tăng các vấn đề thể chất như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình,… Gia tăng hormone cortisol và adrenaline còn có liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, giảm chức năng sinh lý ở nam/ nữ giới và kích hoạt các bệnh có cơ chế dị ứng bùng phát.

Chẩn đoán hội chứng sợ chim bằng cách nào?

Vì chưa được công nhận là rối loạn tâm lý chính thức nên không có tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sợ chim. Các bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn chung của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi để đưa ra chẩn đoán tổng quát. Về cơ bản, các bệnh lý này đều có cùng cơ chế và biểu hiện. Vì vậy, quá trình chẩn đoán và điều trị thường tương tự nhau.

Hội chứng sợ chim thường được chẩn đoán dựa vào những biểu hiện sau đây:

  • Cảm giác sợ hãi, hoảng loạn bùng phát khi nhìn thấy và nghe thấy tiếng chim hót
  • Nỗi sợ và cảm giác căng thẳng, bất an kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Nỗi sợ về chim phải đủ nghiêm trọng để gây ra những ảnh hưởng đối với thói quen sinh hoạt, hiệu suất làm việc và học tập
  • Cảm giác sợ hãi vô lý về loài chim khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tuột dốc rõ rệt

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp, xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chất gây nghiện. CT và MRI não bộ cũng có thể được thực hiện để loại trừ những khả năng khác có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ chim

Đa phần những trường hợp mắc hội chứng sợ chim (Ornithophobia) đều có đáp ứng tốt với điều trị. Hiện tại, liệu pháp tâm lý là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị hội chứng này. Nếu can thiệp sớm, bệnh nhân gần như không phải sử dụng thuốc.

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị hội chứng sợ chim:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được xem là giải pháp vàng trong điều trị các vấn đề tâm lý, tâm thần. Phương pháp này được thực hiện bằng hình thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Thông qua giao tiếp, chuyên gia sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý của người bệnh, từ đó làm giảm các triệu chứng do hội chứng sợ chim gây ra.

Ornithophobia
Nỗi sợ vô lý về chim sẽ được cải thiện thông qua các liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý có hiệu quả trong điều trị hội chứng sợ chim (Ornithophobia):

  • Liệu pháp thôi miên: Liệu pháp thôi miên được thực hiện trong trường hợp hội chứng sợ chim phát triển từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Thông qua trạng thái “ám thị” do thôi miên, chuyên gia có thể hiểu rõ nguồn gốc nỗi sợ và giúp bệnh nhân vượt qua tổn thương tâm lý. Ngoài ra, liệu pháp thôi miên cũng được thực hiện cùng với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) để người bệnh cởi mở hơn trong việc thay đổi suy nghĩ tiêu cực.
  • Liệu pháp tiếp xúc (phơi nhiễm): Liệu pháp tiếp xúc được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Đối với hội chứng sợ chim, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân thích nghi và học cách đối phó với nỗi sợ trong những tình huống như nghe tiếng chim hót, nhìn thấy hình ảnh và video clip về loài chim. Mục đích cuối cùng của liệu pháp tiếp xúc là giúp bệnh nhân bình thường hóa phản ứng khi nhìn thấy chim trong cuộc sống thật.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ chim. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến loài chim như sợ bị chim tấn công, sợ nhiễm bệnh từ chim,… Bằng cách thay đổi những suy nghĩ không phù hợp, cảm giác sợ hãi và hành vi né tránh các loài chim sẽ được cải thiện rõ rệt.

2. Sử dụng thuốc

Đa số những trường hợp can thiệp điều trị sớm đều không phải sử dụng thuốc. Ngược lại, những trường hợp chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể kết hợp dùng thuốc song song với trị liệu tâm lý. Thuốc được xem xét sử dụng trong trường hợp bệnh nhân lo lắng cực độ, căng thẳng, mất ngủ, muộn phiền và hoảng loạn trong quá trình trị liệu.

Các loại thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ chim (Ornithophobia) bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để nâng cao cảm xúc, giảm tình trạng phiền muộn và đau khổ liên quan đến hội chứng sợ chim. Nhóm thuốc này tương đối ít tác dụng phụ so với các loại thuốc hướng thần khác. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả khá chậm (thường là từ 6 – 8 tuần sử dụng).
  • Thuốc an thần, giải lo âu: Thuốc an thần, giải lo âu thường được sử dụng ngắn hạn trong thời gian chờ thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng. Thuốc có thể giải lo âu, giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện các vấn đề giấc ngủ có liên quan. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có khả năng gây nghiện nên phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được sử dụng để giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến hội chứng sợ chim như tim đập nhanh, cao huyết áp, đau đầu,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này tác động trực tiếp đến tim mạch nên tiềm ẩn một số rủi ro. Vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

3. Các kỹ thuật thư giãn

Hội chứng sợ chim (Ornithophobia) gây ra sự căng thẳng, sợ hãi và bất an kéo dài. Tình trạng này sẽ gia tăng nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm lý. Do đó, ngoài việc tập trung loại bỏ nỗi sợ vô lý, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân các kỹ thuật thư giãn.

Các biện pháp thư giãn giúp giảm đáng kể cảm giác sợ hãi và lo lắng, căng thẳng. Đồng thời hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và kiểm soát các triệu chứng thể chất có liên quan. Kết hợp các biện pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình trị liệu và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc quá mức.

Các biện pháp thư giãn dành cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ chim:

  • Ngồi thiền
  • Tập yoga
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Liệu pháp mùi hương
  • Liệu pháp nhiệt (chườm nóng, tắm nước ấm)

Ngoài các biện pháp thư giãn, bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh. Tránh xa chất kích thích, thuốc lá và rượu bia để tránh làm gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Hội chứng sợ chim (Ornithophobia) không phải tình trạng hiếm gặp nên bệnh nhân không cần phải lo lắng quá mức. Dũng cảm đối mặt và kiên trì trong quá trình điều trị sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác sợ hãi vô lý. Từ đó thoải mái trong cuộc sống và không phải trốn tránh loài động vật vô hại này.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *