Hội chứng sợ chuột (Musophobia) và Giải pháp vượt qua

Chuột là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, tuy nhiên nếu bạn trở nên hoảng loạn, kích thích tột độ, chân tay run rẩy đến bất động, hay thậm chí là khó thở, buồn nôn thì rất có thể bạn đang mắc phải hội chứng sợ chuột (Musophobia). Đây là căn bệnh gặp ở khoảng 4,7% dân số, trong đó có 75% là phụ nữ. Đa số người bệnh thường chọn cách né tránh thay vì đối diện với nỗi sợ hãi này.

Hội chứng sợ chuột (Musophobia) là gì?

Chuột là một trong những loài động vật bị rất nhiều người ghét bỏ bởi chúng thường sinh sống ở những nơi không sạch sẽ nên có dáng vẻ bẩn thỉu, hôi hám, xấu xí. Đồng thời chúng thường xuyên “đột nhập” vào nhà để gặm nhấm đồ đạc, quần áo, giày dép khiến nơi đâu cũng ám mùi hôi khó chịu và đồ đạc cũng bị hư hỏng hết. Do đó mà con người thường luôn tìm cách để tiêu diệt chuột ở những nơi phát hiện có dấu vết chúng.

Hội chứng sợ chuột
Người mắc hội chứng sợ chuột thường trở nên hoảng loạn cực độ, toàn thân co cứng mỗi khi thấy chuột

Thực tế hầu hết mọi người đều cảm thấy sợ hoặc giật mình khi nhìn thấy chuột, đây là một trạng thái khá bình thường. Chẳng hạn khi một người nhìn thấy chuột có thể la lên rồi tìm cách tránh đi, sau đó cũng không còn quá lo lắng. Tuy nhiên nếu một ai đó rơi vào trạng thái cực kỳ hoảng loạn, kích thích tột độ hoặc trở nên bất động, co cứng, đổ mồ hôi hột khi nhìn thấy chuột thì rất có thể những người này đã mắc Musophobia – Hội chứng sợ chuột.

Musophobia ( hoặc cũng có thể gọi surifobia từ tiếng Pháp “souris”, được dịch là “chuột”) là thuật ngữ có nguồn gốc từ phân họ “Murinae” – bao gồm hơn 500 loài gặm nhấm và “phobia” có nghĩa là nỗi ám ảnh phi lý. Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần DSM-V xếp căn bệnh vào nhóm rối loạn lo âu với một nỗi ám ảnh cụ thể có phần thái quá, vượt mức cảm xúc, nhận thức bình thường.

Một số triệu chứng điển hình của Musophobia như

  • Cảm thấy run rẩy, sợ hãi, hoảng loạn cực độ nếu thấy chuột hay nhìn thấy các chuyển động của chúng
  • Đổ mồ hôi hột, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi một, căng cứng to, đồng tử giãn khiến những người này dường như rơi vào trạng thái bất động khi nhìn thấy chuột
  • Luôn cảm thấy rằng chuột là loài vật nguy hiểm, có thể tấn công và làm hại chính mình chứ không chỉ đơn giản là nỗi ghét bỏ bình thường
  • Giật nảy mình khi nghe thấy hoặc cảm thấy có tiếng động giống chuột
  • Luôn cố gắng tìm cách né tránh mọi hoạt động, mọi con đường, mọi tình huống có thể gặp phải những chú chuột đáng ghét
  • Tim đập nhanh, huyết áp tăng, da trắng bệch nếu thấy chuột hoặc nghe thấy tiếng chuột
  • Có thể gặp những ám ảnh, ác mộng có liên quan đến chuột

Các triệu chứng này có thể đã kéo dài trên 6 tháng mới mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu không phải gặp chuột thì các triệu chứng này sẽ không bộc lộ quá rõ ràng nên những người bệnh không để ý. Mặt khác bản thân chính người bệnh thường chỉ cho rằng đó mà cảm giác sợ bình thường, không phải bệnh tâm lý hoặc cũng có xu hướng trốn tránh chuột bằng mọi cách chứ không lựa chọn điều trị.

Thực tế thì hội chứng sợ chuột không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của một người bởi không phải lúc nào cũng gặp chuột, đặc biệt là khi bạn sinh sống và làm việc trong môi trường sạch sẽ. Dù vậy ở một số người, nỗi ám ảnh này nghiêm trọng tới mức chỉ cần nhìn thấy hình ảnh hay nghe thấy tiếng chuột kêu cũng rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ. Do đó việc thăm khám và điều trị cho những người này càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ chuột

Hội chứng sợ chuột (Musophobia) có tỉ lệ cao gặp ở trẻ em trong độ tuổi 8-9 tuổi, tuy nhiên hoàn toàn có thể phát triển kéo dài đến khi trưởng thành. Các nguyên nhân chính gây bệnh thường có liên quan đến những sự kiện từ quá khứ do chuột gây ra cho chính bản thân người đó, hoặc cũng có thể  liên quan đến các yếu tố di truyền, ảnh hưởng từ gia đình. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và dễ dàng hơn.

Hội chứng sợ chuột
Từng bị chuột cắn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng có thể hình ảnh nỗi ám ảnh to lớn về loài động vật này

Cụ thể, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nỗi ám ảnh sợ chuột ở một người như

  • Ảnh hưởng từ gia đình: yếu tố di truyền hoặc nếu trong gia đình có một người sợ chuột thì những người sống cùng cũng rất dễ bị tác động bởi nỗi ám ảnh này. Đặc biệt nếu cha hoặc mẹ của chúng sợ chuột, luôn la hét hoảng loạn khi thấy chuột thì khi đứa con nhìn thấy hình ảnh này từ cha mẹ chắc chắn ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Ảnh hưởng từ những thông tin tiêu cực: việc cha mẹ thường xuyên hù dọa, nói với con về những nguy hiểm từ chuột thì dần dần cũng gây một bóng đen tâm lý khiến con luôn có tâm lý cho rằng đây là loại động vật đáng sợ, cần phải tránh xa. Hoặc việc truyền hình, truyện tranh, phim ảnh cũng thường xây dựng hình ảnh những con chuột đáng sợ, xấu xa, chuyên đi phá hoại khiến rất nhiều người dễ bị tác động bởi điều này.
  • Các sự kiện từ quá khứ: người mắc hội chứng sợ chuột có thể đã trải qua một sự kiện đáng sợ, ám ảnh có liên quan đến loài động vật gặm nhấm này. Chẳng hạn một người đã từng bị chuột cắn đến phát bệnh, phát sốt, từng bị chuột tấn công khi còn nhỏ.. Tất cả ăn sâu vào tiềm thức của người đó, trở thành nỗi ám ảnh lo sợ không thể nào quên, chỉ cần nhìn thấy chột hay  thứ gì đó giống chuột cũng giật nảy mình và tìm cách tránh xa.

Hội chứng sợ chuột có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên tỷ lệ trẻ em và phụ nữ mắc bệnh có xu hướng  cao hơn. Phần vì tâm lý những nhóm đối tượng này khá yếu và nhạy cảm ngay từ đầu nên rất dễ bị tác động bởi những điều này. Mặt khác Musophobia cũng thường xảy ra trên những cơn chuột chống, chuột đồng do chúng có ngoại hình khá xấu xí, có mùi hôi hám nên những đối tượng này cũng dễ bị hoảng sợ hơn.

Ngoài ra, một nhóm đối tượng khác cũng dễ mắc bệnh hơn chính là người sống ở thành thị, nhất là trẻ em. Do khu vực thành thị sẽ ít nhìn thấy chuột hơn và đa phần họ được tiếp xúc qua truyền thông, sách báo nên luôn chịu ảnh hưởng từ những đánh giá, thông tin, hình ảnh từ các kênh này.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng sợ ánh sáng (Heliophobia): Biểu hiện và điều trị

Hướng vượt qua hội chứng sợ chuột

Các triệu chứng của hội chứng sợ chuột nếu đã diễn ra trên 6 tháng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ được chẩn đoán là bệnh. Người bệnh nên đến các chuyên khoa thần kinh hay trung tâm tâm lý trị liệu để thăm khám chính xác nhất. Chuyên gia sẽ cho người bệnh làm các bài test tâm lý, chia sẻ tìm hiểu về những trải nghiệm từ quá khứ để hiểu rõ căn nguyên gây bệnh, từ đó mới đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Như đã nói, thực tế các triệu chứng Musophobia thường xuất hiện trong các tình huống có chuột xuất hiện, không tự dưng xuất hiện nếu không có tác động. Do đó nếu tránh xa khỏi chuột thì hầu như hội chứng này không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hay sức khỏe, tinh thần người bệnh. Tất nhiên trong cuộc sống này không phải lúc nào cũng tránh tuyệt đối được loài động vật này, do đó cần tìm cách vượt qua càng sớm càng tốt.

1. Trị liệu tâm lý

Chăm sóc, phục hồi tâm lý là biện pháp hàng đầu được hướng đến cho các bệnh nhân mắc hội chứng sợ chuột để có thể ngăn chặn, loại bỏ những cảm xúc lo âu này. Nhà trị liệu sẽ trực tiếp trò chuyện với thân chủ để đi sâu vào tâm lý, hiểu được vì sao người đó lại mang nỗi ám ảnh này. Khi đã hiểu rõ được tác nhân gây rối loạn tâm trí thì việc điều trị cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

Hội chứng sợ chuột
Bằng cách cho bệnh nhân đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân sẽ giúp họ dần vượt qua nỗi lo âu ám ảnh về chuột

Một số phương pháp trị liệu thường được ứng dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ chuột như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT); hành vi nhận thức khi tiếp xúc trực tiếp (EV); liệu pháp phơi nhiễm. Mục đích chung của các liệu pháp này chính là giúp bệnh nhân nhận thức được rằng nỗi sợ quá mức của bản thân là hoàn toàn vô lý và thay thế bằng những cái nhìn đúng đắn hơn.

Bằng cách cho thân chủ tiếp xúc với hình ảnh của những con chuột, xem phim về chuột, tìm hiểu sâu hơn về chuột, nhìn những con chuột trong lồng kính hay thậm chí là thử dùng tay chạm vào một con chuột có thể khiến cảm xúc sợ hãi của người bệnh dần thuyên giảm. Nhà tham vấn cũng sẽ cung cấp cho thân chủ các cách để đối diện với nỗi lo lắng, sợ hãi của bản thân khi tiếp xúc với chuột.

Người bệnh có thể tiếp xúc trực tiếp với chuột qua bao tay hoặc trực tiếp bằng tay, tùy từng giai đoạn điều trị. Hiện nay một số đơn vị còn ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào việc tạo ra hình ảnh những chú chuột một cách chân thực nhất để người bệnh có thể nhìn và đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân.

Việc tiếp xúc với chuột sẽ được tăng dần theo từng cấp độ và nên có sự hỗ trợ từ các chuyên gia để đảm bảo việc kiểm soát trạng thái quá khích của người bệnh. Việc giải tỏa căng thẳng, nỗi ám ảnh từ khóa khứ có liên quan đến chuột cũng góp phần loại bỏ được bóng đen từ quá khứ để tinh thần người bệnh thêm thoải mái, tích cực, vượt qua khỏi nỗi sợ.

2. Điều trị dược lý

Có thể không nhất thiết phải điều trị dược lý với bệnh nhân mắc hội chứng sợ chuột. Tuy nhiên nếu môi trường sống của người bệnh không tốt hoặc những kích thích từ bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm trí người bệnh thì bác sĩ cũng có thể xem xét một số loại thuốc phù hợp để xoa dịu thần kinh, ổn định tâm trí và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe mỗi ngày.

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân Musophobia như thuốc giảm lo âu, thuốc an thần. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các nhóm thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên tuyệt đối không được lạm dụng quá mức, chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định.

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Thực tế thì nhiều người dù không mắc hội chứng sợ chuột nhưng vẫn có rất nhiều người cảm thấy giật mình, hoảng hốt khi có sự xuất hiện của loài động vật gặm nhấm này. Đây cũng không phải loài động vật có ích nên nếu càng tránh xa được thì càng tốt, dù vậy thì với những bệnh nhân Musophobia  vẫn nên điều trị để giảm tối thiểu các vấn đề nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh nếu có chuột xuất hiện.

Hội chứng sợ chuột
Dù có sợ chuột hay không vẫn nên giữ nhà cửa sạch sẽ gọn gàng để phòng tránh nguy cơ chuột xuất hiện

Một số lưu ý cần thiết để quá trình điều trị hội chứng sợ chuột hiệu quả hơn như

  • Tìm hiểu, đọc sách báo về loài chuột để hiểu rõ hơn về lại động vật này
  • Xem phim hoạt hình hay đọc truyện tranh về chuột để có một cái nhìn khác thú vị hơn về nỗi sợ của mình
  • Học cách kiểm soát hơi thở để nhanh chóng giữ được bình tĩnh, kiểm soát bản thân nếu thấy chuột
  • Tìm cách đối phó hay tiêu diệt chuột
  • Luôn giữ nhà cửa hay nơi ở sạch sẽ, gọn gàng để tránh nguy cơ chuột xuất hiện
  • Nếu thấy trong nhà hay quanh khu vực ở có chuột xuất hiện cần tìm cách loại bỏ càng sớm càng tốt
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao, đi ngủ sớm để nâng cao sức khỏe tinh thần, vững vàng hơn trước nỗi sợ.
  • Chia sẻ nỗi sợ của bản thân đến với những người xung quanh để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi cần thiết.

Hội chứng sợ chuột cũng có tỷ lệ mắc quá nhiều, dù không gây ra quá nhiều tác động xấu đến cuộc sống hay sức khỏe hưng nên có hướng điều trị từ sớm, không nên bỏ qua hay cố gắng chịu đựng. Vượt qua được nỗi sợ của bản thân cũng là chiến thắng chính mình để có thể tiến về tương lai tốt đẹp hạnh phúc phía trước.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *