Chứng sợ thang máy: Nguyên nhân và cách giúp vượt qua

Chứng sợ thang máy có thể liên quan đến những ám ảnh từ quá khứ do thang máy hoặc ảnh hưởng từ các rối loạn ám ảnh khác. Gặp chuyên gia tâm lý, thử đi thang máy nhiều lần cùng bạn bè, người thân rồi dần tiến đến việc tự đi một mình sẽ giúp người bệnh có thể vượt qua nỗi ám ảnh này. Tuy nhiên để chiến thắng căn bệnh này cần có sự quyết tâm rất lớn từ người bệnh.

Chứng sợ thang máy là gì?

Chứng sợ thang máy là một vấn đề tâm lý thuộc nhóm rối loạn lo âu được đặc trưng bởi những nỗi sợ phi lý và diễn đạt một cách quá mức bình thường. Ở những người mắc chứng sợ thang máy họ thường có xu hướng choáng váng, lo lắng, toát mồ hôi lạnh, nôn mửa, chân tay run rẩy, thậm chí có thể ngất xỉu nếu phải vào thang máy hoặc chỉ đơn giản là khi nhìn thấy thang máy.

Chứng sợ thang máy
Chứng sợ thang máy khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, hoảng loạn, buồn nôn khi bước vào thang máy

Những người mắc chứng bệnh này thường có xu hướng tránh né tối đa việc đi thang máy hay nhìn thấy thang máy. Họ có thể chấp nhận đi hàng chục lầu thang bộ chỉ để không phải bước vào thang máy. Nếu phải đi thang máy họ sẽ trở nên cực kỳ run rẩy, đứng không vững, nỗi sợ hãi có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ sau.

Thực tế thì chứng sợ thang máy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay đời sống của người bệnh. Bởi nếu chỉ đơn giản là sợ thang máy thì người bệnh chỉ cần không phải nhìn thấy, không phải đi thang máy thì sẽ chẳng xảy ra bất cứ vấn đề gì. Thang máy cũng không phải những vật dụng nhất định phải có, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ở nhà thấp, tránh đi lên những nơi quá cao để không cần phải đi thang máy.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng sự ra đời của thang máy đã đem đến vô vàn lợi ích trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong việc tiết kiệm thời gian đi lại. Mặt khác đôi lúc trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn ở những nơi thấp, có những công việc quan trọng hay cuộc thi, cuộc gặp mặt bắt buộc bạn phải đi lên những nơi cao tầng. Hoặc chẳng hạn nếu đang đi cùng đối tác mà để họ đi thang máy còn bạn chọn đi thang bộ sẽ rất kỳ cục. Do đó tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách vượt qua căn bệnh này là điều rất nên làm.

Nguyên nhân chứng sợ thang máy

Chứng sợ thang máy được hình thành từ nhiều nguyên nhân, có thể liên quan đến các tác nhân ngoài môi trường  chứ không phải là một nỗi sợ bẩm sinh.. Cụ thể, một số yếu tố liên quan gồm

Ám ảnh từ quá khứ

Từng bị nhốt trong thang máy một mình, bị kẹt hay gặp các sự cố khác có liên quan đến thang máy chính là một trong những nguyên nhân điểm hình khiến một người mắc chứng sợ đi thang máy. Đặc biệt ở những người có tâm lý yếu hay  gặp các tổn thương trên cơ thể sau các sự cố này sẽ càng dễ mang nỗi ám ảnh, mỗi lần nhìn thấy thang máy thì những hình ảnh từ quá khứ lại tái diễn trở lại.

Chứng sợ thang máy
Ám ảnh từ các sự cố thang máy khiến những người này luôn cảm thấy thang máy là nơi nguy hiểm nên không dám bước vào

Rất nhiều bài báo cũng đã chỉ ra ở những nạn nhân từng gặp sự cố, tai nạn gặp phải trong thang máy sẽ tự hình thành tâm lý cẩn thận, cảnh giác và sợ hãi khi đi thang máy. Dần dần những điều này trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến họ luôn cảm thấy rằng thang máy là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và luôn tìm cách để không phải tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, việc chứng kiến các sự cố thang máy (dù không phải nạn nhân) hay đọc quá nhiều các bài báo, thông tin có liên quan đến các tai nạn trong thang máy cũng khiến nhiều người hình thành tâm lý này. Chứng sợ thang máy có thể gặp ở bất cứ ai như người thường xuyên lo lắng, nghi ngờ xung quanh hay trẻ em và phụ nữ bởi những đối tượng này thường có tâm lý yếu hơn cả.

Các hội chứng sợ hãi

Nếu không gặp các sự cố do thang máy nhưng lại mắc hội chứng này thì rất có thể lo liên quan đến một số hội chứng sợ hãi khác. Cụ thể

  •  Hội chứng sợ độ cao (Acrophobia): sử dụng thang máy đi lên các tầng cao hơn có thể gây ra nỗi khiếp sợ cho những người mắc bệnh này, đặc biệt với các dạng thang máy lắp kính trong suốt để quan sát. Nguyên nhân gây ra bệnh này cũng có thể do những trải nghiệm tiêu cực về độ cao, gen di truyền hoặc việc tiếp xúc với những người sợ độ cao trong thời gian dài. Không chỉ thang máy mà những người này cũng không dám leo cầu thang, đứng ngoài ban công, đến gần khu vực cửa kính để nhìn xuống hay sử dụng các hầm để xe có nhiều tầng.
  • Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia): Rõ ràng thang máy chính là một ví dụ điển hình của không gian hẹp nên những người mắc chứng bệnh này chắc chắn sẽ không dám bước vào. Nếu phải bước đến nơi nào có không gian hẹp người bệnh luôn có cảm giác khó thở, trái tim bị bóp nghẹt khi thang máy bị đóng lại mà không thể tìm cách trốn thoát, dần dần hình thành chứng sợ thang máy. Nguyên nhân gây ra hội chứng này cũng được do là có liên quan đến yếu tố di truyền, trải nghiệm đen tối ở quá khứ, cấu tạo bất thường của hạch hạnh nhân (Amygdala). Ngoài sợ thang máy, những người này không không dám đến rạp chiếu phim, đi lên ô tô hay trung tâm thương mại…

Do các vấn đề về sức khỏe

Một vài vấn đề về sức khỏe khiến bạn không thể đi thang máy hoặc khi đi thang máy sẽ ảnh hưởng nên dần dần hình thành tâm lý không dám sử dụng phương tiện này. Chẳng hạn như bị “say” khi đi thang máy, nhiều lần bị choáng váng, nhức đầu, buồn nôn mỗi lần bước vào thang máy cũng dần dẫn đến chứng sợ thang máy.

Chứng sợ thang máy
Việc cảm thấy choáng váng, đứng không vững khi bước vào thang máy cũng là lý do khiến nhiều người lo lắng không dám đi

Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp này thường là do người đó không thể giữ thăng bằng khi thang máy di chuyển. Thông thường khi di chuyển, mắt sẽ phát hiện những chuyển động đầu tiên, sau đó là lòng bàn chân cảm nhận được sự tiếp xúc giữa chân với mặt đất làm tăng thêm áp lực, cuối cùng là cơ xương khớp nhận được các tín hiệu này để thực hiện dịch chuyển. Tuy nhiên nếu hệ thần kinh trung ương không nhận được các tín hiệu đồng bộ sẽ dẫn đến các triệu chứng choáng váng, nôn ói, đứng không vững như trên.

Người sợ độ cao hay sợ không gian hẹp cũng gặp các triệu chứng vì lý do tương tự như trên. Ngoài ra chứng sợ thang máy cũng có xu hướng gặp ở cả những người say tàu xe nặng.

Làm thế nào để vượt qua chứng sợ thang máy

Như đã nói, việc không đi thang máy cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống nên nhiều người thường chọn cách chấp nhận, bỏ qua không điều trị. Dù vậy vẫn không thể tránh khỏi những thời điểm cần tận dụng sự tiện lợi của thang máy, chẳng hạn như khi đang cần đi thi gấp, đang đi cùng đối tác, khách hàng. Mặt khác thay vì trốn tránh mỗi chúng ta nên học cách đối mặt và vượt qua nỗi sợ hãi để làm chủ chính bản thân mình.

Gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý

Hầu hết những người mắc chứng sợ thang máy đều có liên quan đến một nỗi ám ảnh nào đó mà bản thân họ không tự vượt qua được. Vẫn có những người chấp nhận đi thang máy khi có các tình huống nguy cấp, quan trọng tuy nhiên sau đó có có thể tụt giảm hết năng lượng, gặp ác mộng khi ngủ khiến toàn thân cực kỳ mệt mỏi.

Chứng sợ thang máy
Trị liệu tâm lý có thể giúp ích rất nhiều cho những người mắc chứng sợ thang máy

Khi bản thân một người không thể tự giúp được mình thì việc tìm đến sự giúp đỡ của những chuyên gia là điều cực kỳ cần thiết.  Nhà trị liệu tâm lý chính là những người có thể giúp bạn loại bỏ những nỗi ám ảnh từ quá khứ, thanh lọc tâm trí, hiểu rõ rằng thang máy không hề đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Các giải pháp giúp làm giảm hay loại bỏ nỗi sợ này cũng được nhà trị liệu hướng dẫn cho bệnh nhân.

Bản thân người mắc chứng sợ thang máy cần phải trung thực khi chia sẻ các trải nghiệm với nhà tham vấn để được hỗ trợ tốt nhất. Các sự kiện từ quá khứ cũng có thể được gợi nhắc để nhà trị liệu hiểu rõ căn nguyên vấn đề, từ đó tìm cách tháo gỡ những nút thắt trong tâm trí bệnh nhân hiệu quả.

Liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp phơi nhiễm thường được nhà trị liệu áp dụng chính cho bệnh nhân. Chuyên gia sẽ tạo một môi trường thuận lợi để thân chủ tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ hãi của bản thân, chính là thang máy đồng thời hướng dẫn cách để kiểm soát nỗi sợ hãi của mình, nhờ đó cảm giác lo âu từ chứng sợ thang máy dần được giảm đáng kể.

Cải thiện các vấn đề sức khỏe

Tập luyện thể dục thể thao, nâng cao tâm trí, cải thiện việc giữ thăng bằng chính là cách để vượt qua chứng sợ thang máy. Trong đó Yoga và Pilates được cho là hai bộ môn có thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng hiệu quả nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ qua. Đây là những bộ môn cực tốt trong việc nâng cao tinh thần, cải thiện giấc ngủ, giúp cơ thể ngày càng thêm dẻo dai và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo các bộ môn chạy bộ, tập tạ, đạp xe hay bất cứ bộ môn nào mà mình yêu thích để cải thiện sức khỏe toàn diện. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, cứng cáp thì không còn lo thì trạng xiêu vẹo, đứng không vững, mệt mỏi mỗi khi bước vào thang máy.

Thay đổi cách suy nghĩ

Hành vi và cảm xúc sẽ thay đổi theo cách mà bộ não điều khiển, nghĩa là nếu bạn nghĩ rằng không được bước vào thang máy thì tự khắc đôi chân của bạn sẽ trở nên run rẩy, không dám tiến vào; trong khi đó nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ làm được, mình nên thử thì toàn bộ cơ thể sẽ trở nên kích động hơn, quyết liệt hơn và sẵn sàng tiến vào thang máy cho dù rất lo sợ.

Chứng sợ thang máy
Tập đi thang máy cùng người thân có thể giúp bạn cảm thấy an tâm và bình tĩnh hơn

Thay đổi cách suy nghĩ, đẩy mạnh quyết tâm cao độ chính là một trong những điều cần làm để chứng sợ thang máy. Một số biện pháp có thể giúp ích cho bạn như sau

  • Tìm hiểu về thang máy để thấy rằng dù có nhưng tỷ lệ các vụ tai nạn thang máy xảy ra là rất ít, tất cả đều được kiểm duyệt, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi vận hành nên có thể yên tâm khi sử dụng.
  • Tìm hiểu về các phương pháp xử lý nếu gặp các sự cố khi đi thang máy cũng giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi bước vào thang máy.
  • Chủ động đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân. Ban đầu bạn có thể cùng đi với người thân, đi lên 1- 2 tầng, sau đó tăng dần lên 10- 11 tầng và đi một mình. Dần dần cảm giác lo lắng, sợ hãi sẽ không còn hoặc giảm đi vì bạn đã tiếp xúc với nó nhiều lần.
  • Nếu cảm thấy đứng không vững, hãy lựa chọn đứng gần các tay cầm để không bị ngã
  • Với người mắc chứng sợ thang máy nên ưu tiên đi các thang máy mới, sạch sẽ, nếu có thông tin về kiểm duyệt thang máy để kiểm tra sẽ càng ưu tiên hơn
  • Có thể cầm một vật gì đó, hít sâu và nhắm mắt trong khi đi thang máy cũng giúp giảm cảm giác sợ hãi đáng kể

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Chứng sợ thang máy hoàn toàn có thể cải thiện nếu người bệnh quyết tâm kiên trì điều trị, thực hiện theo đúng các chỉ định từ chuyên gia tâm lý. Vượt qua nỗi ám ảnh của bản thân chính là chiến thắng chính mình, nhờ đó dù đứng trước khó khăn nào bạn cũng sẽ cảm thấy không còn quá nghiêm trọng như mình vẫn tưởng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *