Chứng sợ động vật (Zoophobia): Dấu hiệu và hướng khắc phục
Chứng sợ động vật (Zoophobia) là một dạng của hội chứng sợ với sự đặc trưng là nỗi ám ảnh, sợ hãi tột độ đối với một hoặc một số loài động vật. Một số nỗi sợ thường gặp như sợ nhện, sợ chuột, sợ gián, sợ chim, sợ chó, sợ mèo,….
Chứng sợ động vật (Zoophobia) là gì?
Chứng sợ động vật hay còn có tên tiếng anh là Zoophobia là nỗi sợ tột độ, sự ám ảnh phi lý có liên quan đến động vật. Người Zoophobia có thể sợ hãi quá mức đối với các loài động vật nói chung (như các sinh vật chuyển động, hay ngọ nguậy) hoặc một là nỗi sợ cụ thể đối với một hoặc một số loài động vật nào đó. Một số trường hợp khác còn xuất hiện nỗi sợ mang tính chất phi lý hoặc đơn giản là không thích các loại động vật mà chúng không phải là con người.
Chứng sợ động vật là một dạng của hội chứng sợ và có rất nhiều người mắc phải tình trạng này. Một vài người cảm thấy sợ những loại động vật bò sát, một số người khác lại cảm thấy sợ nhện, sợ chuột, sợ gián,…Một số dạng của nỗi sợ động vật như:
– Hội chứng sợ côn trùng: Sợ hãi đối với các loại côn trùng nói chúng
- Hội chứng sợ nhện (Arachnophobia)
- Hội chứng sợ ong (Melissophobia)
– Hội chứng sợ bò sát (Herpetophobia):
- Hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia)
– Sợ các loài thú (động vật có vú):
- Hội chứng sợ chó (Cynophobia)
- Hội chứng sợ chuột (Musophobia hay Murophobia): Đây là nỗi sợ phổ biến và thường gặp nhiều ở phái nữ.
- Hội chứng sợ mèo (Ailurophobia): Nhiều người cảm thấy ám ảnh và sợ hãi với ánh mắt của mèo, sợ chúng nhìn chằm chằm vào người, sợ màu sắc của mèo.
- Hội chứng sợ ngựa (Equinophobia): Nỗi sợ này có thể xuất phát từ việc sợ bị ngựa đá.
- Hội chứng sợ dơi (chiropterophobia): Nỗi ám ảnh có liên quan đến những con ma cà rồng, dơi hút máu.
– Sợ các loài khác:
- Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia): Sợ ăn cá, sợ cá chết, sợ chạm vào cá.
- Hội chứng sợ giun (Vermiphobia): Sợ sự trơn trượt, uốn éo, quằn quẹo.
- Hội chứng sợ ếch (Ranidaphobia): Sợ da ếch, sợ các loài lưỡng cư nói chung.
- Hội chứng sợ chim (Ornithophobia)
- Hội chứng sợ gà (Alektorophobia)
Dấu hiệu nhận biết chứng sợ động vật
Một trong các triệu chứng điển hình và dễ bắt gặp nhất của những người mắc chứng sợ động vật đó chính là nỗi sợ tột độ, bao trùm về một hoặc một loài động vật nào đó. Nỗi sợ này thường được phóng đại một cách thái hóa kèm theo những mối đe dọa phi lý từ loài động vật đó. Nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn khi loài động vật này xuất hiện hoặc ngay khi không có mặt nó.
Một người mắc phải chứng sợ động vật sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng, bồn chồn, sợ hãi khi nghĩ, nghe hoặc nói về loài động vật khiến họ ám ảnh. Hoặc các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi họ nhìn thấy các video, hình ảnh về động vật đó. Họ sẽ có xu hướng né tránh các hoạt động tiếp xúc với động vật hoặc đến những nơi mà chúng thường hay sinh sống.
Một vài ví dụ thực tế như, họ có thể tránh xem những đoạn phim, chương trình nói về động vật, không đến sở thú hoặc thậm chí là không bao giờ ghé thăm những ngôi nhà có nuôi thú cưng. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm hạn chế các hoạt động xã hội hoặc thậm chí gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Bên cạnh đó, những ai mắc phải hội chứng sợ động vật, khi tiếp xúc với loài động vật mà họ ám ảnh thì họ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng về thể chất. Chẳng hạn như tức ngực, nhịp tim tăng nhanh, ra nhiều mồ hôi, hoảng loạn, run sợ, buồn nôn, hụt hơi, mất kiểm soát, thậm chí là ngất xỉu. Đối với trẻ em thì có thể khóc lóc, bám víu lấy những người xung quanh, la hét dữ dội.
Chứng sợ động vật – Nguyên nhân do đâu?
Vẫn chưa thể xác định được rõ ràng về nguyên nhân gây ra chứng sợ động vật. Tuy nhiên, theo một số nguyên cứu chuyên khoa cũng đã nhận thấy một vài yếu tố có khả năng góp phần tạo nên nỗi sợ hãi này. Cụ thể như:
- Do các trải nghiệm tiêu cực từng có trong quá khứ khiến một người bị ám ảnh về một hoặc nhiều loại động vật khác nhau.
- So sự ảnh hưởng của các hành vi học được từ cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô hoặc bất cứ ai. Theo chia sẻ của các chuyên gì thì cách sợ động vật cũng có thể được học hỏi từ những người xung quanh. Ví dụ như cha hoặc mẹ của bạn có nỗi ám ảnh về nhện thì bạn có thể học điều đó và bắt đầu cảm thấy sợ hãi đối với những con nhện.
- Di truyền cũng có thể là yếu tố gây nên chứng sợ động vật ở một số trường hợp.
- Do sự ảnh hưởng của khả năng xử lý nỗi sợ của mỗi người khác nhau. Đối với những người thường xuyên lo lắng, nhút nhát, sợ sệt thì có nhiều khả năng phát triển thành các nỗi ám ảnh cụ thể.
Hướng khắc phục hiệu quả cho người sợ động vật
Chứng sợ động vật có thể được điều trị tốt nếu phát hiện sớm và kịp thời áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp. Việc điều trị thường sẽ được tiến hành khi nỗi sợ hãi gây ảnh hưởng và làm suy giảm đến chất lượng đời sống, tác động tiêu cực với những mối quan hệ xung quanh.
Các phương pháp điều trị có thể làm giảm bớt triệu chứng sợ hãi, giúp bệnh nhân dần kiểm soát được nỗi sợ của mình. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng như:
1. Liệu pháp tiếp xúc
Theo đánh giá của các chuyên gia thì cách tốt nhất để kiểm soát và làm thuyên giảm nỗi sợ động vật đó chính là đối mặt, tiếp xúc với đối tượng ám ảnh. Trong quá trình điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ dần cho đối tượng được gần gũi, tiếp cận với loài động vật mà họ đang cảm thấy sợ hãi. Các bước tiếp xúc sẽ được thực hiện theo cấp độ tăng dần, dựa theo mức độ lo lắng và khả năng chịu đựng của từng đối tượng khác nhau.
Ví dụ một kịch bản để giúp bạn cải thiện chứng sợ chim như:
- Đầu tiên bạn bắt đầu suy nghĩ về những loài chim
- Nói về chim
- Nhìn vào những hình ảnh của một con chim
- Nghe tiếng chim hót
- Xem các video, thước phim về những loài chim khác nhau.
- Đi đến sở thú để xem những loài chim.
- Chạm hoặc vuốt ve một chú chim nhỏ.
- Để một con chim đậu trên tay hoặc cơ thể.
Để thực hiện được liệu pháp này một cách hiệu quả, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một số kỹ năng cần thiết để kiểm soát cảm xúc, quản lý sự lo lắng, sợ hãi của bản thân khi đối mặt với yếu tố gây ám ảnh. Đồng thời, bạn cũng sẽ được dạy một bài kỹ thuật thư giãn, hít thở sâu để hạn chế nỗi sợ của mình.
2. Liệu pháp nhận thức hành vi
Cùng với việc áp dụng liệu pháp tiếp xúc thì các trường hợp mắc chứng sợ động vật cũng sẽ được khắc phục bằng liệu pháp nhận thức và hành vi. Với sự kết hợp này sẽ giúp cho bạn giải quyết tốt những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, từ đó hạn chế và làm thuyên giảm được sự sợ hãi, lo lắng khi tiếp xúc với động vật.
Chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi trực tiếp với đối tượng, khai thác sâu vào trong tiềm thức và tư duy của họ để có thể điều chỉnh được những suy nghĩ, hành vi chưa phù hợp. Bạn sẽ dần định hình lại những niềm tin và cảm xúc đúng đắn để có thể giảm bớt nỗi sợ của mình. Đồng thời, chuyên gia cũng giúp bạn có nhận thức chính xác hơn về động vật, từ đó giúp bạn giải thoát khỏi nỗi ám ảnh của mình.
3. Sử dụng thuốc
Đối với một số trường hợp cần thiết, nỗi sợ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ gia đình, xã hội thì cần được cân nhắc sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát. Tuy rằng hiện nay không có bất kì loại thuốc nào có thể điều trị tận gốc nỗi sợ hãi này, nhưng các loại thuốc được sử dụng sẽ có khả năng kiểm soát và làm giảm đi sự lo lắng, sợ hãi trong quá trình điều trị.
Thông thường, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của mỗi đối tượng để kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp nhất. Một số loại thuốc an thần hoặc thuốc chẹn beta giao cảm sẽ được dùng nhiều cho các trường hợp mắc chứng sợ động vật.
Mặt khác, các loại thuốc này cần phải được chỉ định sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tự sử dụng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bởi nếu dùng với liều lượng không thích hợp thì có nhiều khả năng khiến cho nỗi sợ càng tăng cao hoặc gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe.
4. Các biện pháp hỗ trợ khác
Bên cạnh những phương pháp điều trị nêu trên thì để hạn chế chứng sợ động vật, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, trang bị cho mình những kỹ thuật thư giãn, đối phó với sự sợ hãi. Dưới đây là một vài biện pháp bạn có thể áp dụng:
- Để tránh những nỗi sợ hãi đến từ động vật thì bạn nên cố gắng hạn chế việc tiếp xúc hoặc tham gia các hoạt động có liên quan đến loài động vật khiến bạn khiếp sợ.
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tươi ngon, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Tập luyện thể dục thường xuyên cũng là cách giúp bạn nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Khi có một cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt, bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn và hạn chế được những nỗi sợ không cần thiết.
- Chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ, tìm cách nâng cao chất lượng giấc ngủ của bản thân để luôn có được một tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.
- Tích cực tham gia vào nhiều hoạt động kết nối với mọi người xung quanh để cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng sợ động vật và có thể dễ dàng lý giải cho những nỗi sợ vô lý của mình về những con vật như chó, mèo, nhện. Nếu nhận thấy sự ảnh hưởng của nỗi sợ đối với đời sống thì bạn cũng nên cân nhắc đến việc thăm khám và nói chuyện với chuyên gia để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ độ cao: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
- Hội chứng sợ chú hề (Coulrophobia): Biểu hiện và cách cải thiện
- Hội chứng sợ lái xe (Amaxophobia): Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!