Những diễn biến tâm lý thường thấy ở người muốn tự sát

Tự sát được đánh giá là một trong các nguyên nhân phổ biên gây tử vong trên toàn thế giới, chỉ sau các vụ tai nạn giao thông. Để có thể đưa ra quyết định tự sát thì con người đã phải trải qua rất nhiều sự giằng xé về nội tâm, những diễn biến phức tạp về tâm lý trước khi thực hiện hành vi muốn tự sát của mình. 

diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát
Những người có ý định tự sát thường sẽ trải qua các diễn biến tâm lý, giằng xé dữ dội.

Tự sát – Vấn đề đáng báo động hiện nay

Tự sát là hành vi tự kết liễu để lấy đi tính mạng và chấm dứt cuộc sống của chính mình. Theo số liệu thống kê nhận thấy, cứ khoảng 40 giây trôi qua thì sẽ có một người tử vong trên toàn thế giới. Mỗi vụ tự sát chính là một bi kịch to lớn có thể ảnh hưởng đến gia định và toàn xã hội. Tự sát có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, trong đó, trẻ em có xu hướng tự sát cao hơn so với người trưởng thành, đặc biệt là trẻ vị thành niên.

Tự sát được xem là nguyên nhân phổ biến xếp thứ 2 gây ra các vụ tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 29 (chỉ sau các vụ tai nạn giao thông). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, mỗi năm có khoảng từ 800.000 người tự sát và con số này đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua.

Trong khoảng 10 năm gần đây, tỉ lệ tự sát ở thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi đang tăng cao, chiếm đến hơn 40%. Tại nước ta, tình trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gai tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê nhận thấy, nếu như năm 2003 tỉ lệ tự sát ở thanh thiếu niên từ 14 đến 25 tuổi  là 3.4% thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 4.1%.

Trong kết quả của một cuộc điều tra được thực hiện bởi Viện Sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai vào năm 2020 cho biết, trong khoảng 6.407 học sinh ở lứa tuổi từ 11 đến 17 thì có khoảng 11% em chia sẻ rằng bản thân đã từng có ý nghĩ muốn tự sát trong vòng 1 năm qua. Ngoài ra, một số em còn chia sẻ rằng, áp lực học tập chính là lý do lớn nhất khiến trẻ hình thành các suy nghĩ tiêu cực, lâu dần muốn tìm đến cái chết để tự giải thoát chính mình.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết thêm, một số chứng bệnh về sức khỏe tâm thần hoặc yếu tố gia đình, không giang mạng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực này. TS. Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Hỗ trợ phát triển Cộng đồng cũng đã từng đưa ra phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự sát ở thanh thiếu niên. Ông cho biết, ngoài những yếu tố phổ biến nêu trên thì dạng giới và xu hướng tính dục cũng có thể khiến cho nhiều người bị ảnh hưởng về tâm lý nặng nề và có nhiều nguy cơ tự sát.

Diễn biến tâm lý thường gặp ở người có ý định muốn tự sát

Xét về góc độ tâm lý thì mỗi người sẽ có những ngưỡng cảm xúc riêng biệt, mức chịu đựng đau khổ, khó khăn cũng sẽ khác nhau. Tùy vào mức độ của mỗi người mà các phản ứng cảm xúc khi đứng trước những áp lực, biến cố cũng sẽ không giống nhau, mỗi người sẽ có những suy nghĩ và hành vi của riêng mình.

Những áp lực, căng thẳng tâm lý cứ kéo dài dai dẳng và đến mức độ nào đó khiến con người không thể nào chịu đựng được nữa thì họ sẽ có nhiều khả năng muốn tìm đến cái chết. Vậy diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát sẽ diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu.

1. Rơi vào tuyệt vọng, bế tắc

Một điều đáng ngạc nhiên đó chính là đa số những người có ý định muốn tự sát đều có chất lượng cuộc sống cao hơn so với mức trung bình của cuộc sống. Theo đó, tỉ lệ tự sát ở những người phát triển, giàu có sẽ cao hơn so với những nước nghèo hoặc hiểu theo một cách khác thì những quốc gia càng đề cao sự tự do của mỗi cá nhân và càng phát triển ổn định thì tỉ lệ tự sát lại càng cao.

Trong một kết quả của một cuộc thống kế nhận thấy rằng, những người có trình độ học vấn cao hoặc nhận được nhiều sự tin tưởng, tín nhiệm và kì vọng của những người xung quanh lại có nhiều nguy cơ muốn tìm đến cái chết. Theo đó, các nhà tâm lý học cũng đã đưa ta lời giải thích cho vấn đề này bởi khi có được một cuộc sống ấm no và quá đầy đủ thì con người thường tự nâng cao tiêu chuẩn về sự hạnh phúc. Cũng chính vì thế mà họ thường dễ rơi vào trạng thái suy sụp, thất vọng và bế tắc bởi những rắc rối không lường trước trong cuộc sống.

diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát
Tuyệt vọng, bế tắc là tâm lý đầu tiên của những người bắt đầu có suy nghĩ về cái chết.

Trong rất nhiều các nghiên cứu thực tế nhận thấy rằng, ý nghĩ muốn tự sát thường xuất hiện do con người quá thất vọng trước những hoàn cảnh, sự kiện, tình huống hiện tại đang xảy ra không đúng với mong muốn và kì vọng của bản thân. Các nhà tâm lý học cho biết rằng, nghèo khó không phải là yếu tố dẫn đến hành vi tự tử nhưng bởi sự tụt dốc từ cuộc sống đầy đủ, giàu có bỗng nhiên trở nên tù túng, thiếu thốn chính là lý do tác động nặng nề đối với tâm lý của con người và thôi thúc họ thực hiện hành vi tự sát nhằm để tự giải thoát chính mình.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những tù nhân hoặc những người bệnh ở bệnh viện tâm thần, họ thường tự sát vào khoảng một tháng đầu tiên sau khi bị giam giữ, điều trị. Trong giai đoạn này họ phải đấu tranh dữ dội về mặt tâm lý, giằng xé nội tâm kịch kiệt để có thể thích ứng tốt với sự mất tự do. Cũng chính bởi những tình huống thực tế đó mà các chuyên gia có thể khẳng định rằng, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến quá trình tự tử ở nhiều người đó chính là khoảng cách giữa kì vọng, tiêu chuẩn của con người với điều kiện thực tế.

2. Dằn vặt, tự trách bản thân

Sau khi cảm thấy tuyệt vọng và bế tắc về những sự việc đang xảy ra thì nhiều người sẽ bắt đầu cảm thấy tự trách bản thân, cho rằng mình là người vô dụng, bất tài. Theo đó, các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, những người có lòng tự trọng thấp thường sẽ có xu hướng đổ lỗi và chỉ trích cho người khác và ít khi nhận lỗi về mình. Ngược lại, những người có lòng tự trọng cao thường là đối tượng dễ tự vẫn bởi họ luôn cảm thấy có lỗi và dằn vặt vì những sự việc khó khăn đã xảy ra.

Họ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực về chính mình và cho rằng tất cả mọi chuyện điều là do lỗi lầm của mình gây ra, tất cả mọi người đều tốt, đều không có lỗi trong khi bản thân họ lại quá bất tài. Những cảm giác bất lực, tội lỗi, tủi hổ hoặc cảm giác bị nhục mạ, xâm phạm, từ chối, bỏ rơi khiến nhiều người cảm thấy chán ghét bản thân và tự đẩy mình vào hố vực sâu, từ đó dễ nảy sinh ra những ý nghĩ muốn tự sát.

Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân lớn khiến cho nhiều thanh niên hoặc người trưởng thành thuộc cộng đồng LGBT thường phải đối mặt với những sự tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Tuy rằng hiện nay xã hội đã cởi mở và có cái nhìn tích cực hơn với cộng động LGBT nhưng vẫn tồn tại không ít những người có thái độ xem thường, tẩy chay khiến cho nhiều người bị tác động tâm lý nặng nề trong thời gian dài và dẫn đến tự sát.

3. Tự ý thức cao về giá trị của bản thân

Diễn biến tâm lý thường thấy nhất ở người muốn tự sát đó chính là sự tự ý thức về bản thân, họ tự so sánh chính mình với các tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội. Chính vì sự so sánh khắc nghiệt không ngừng nghỉ với một cái tôi cao đẹp và tốt hơn (cái tôi từng có trong quá khứ hạnh phúc, tự do và thành công) khiến cho nhiều người càng rơi vào sự tuyệt vọng, lẩn quẩn trong một vòng quay không có lối thoát và càng gần hơn với cái chết.

Các chuyên gia tâm lý nhận thấy rằng, những ý nghĩ kích thích tiêu cực này có thể đo lường được ở những người có ý định muốn tự sát. Cụ thể nhất đó chính là quá trình phân tích ngôn ngữ mà họ sử dụng trong bức thư tuyệt mệnh. Theo đó, nhà tâm lý học nổi tiếng – Edwin Shneidman đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tự sát cho biết rằng: “Con đường ngắn nhất để chúng ta có thể hiểu về tự sát không phải qua nghiên cứu cấu trúc bộ não, cũng không phải qua số liệu thống kê xã hội hay những căn bệnh thần kinh mà là trực tiếp qua chính cảm xúc được mô tả lại bằng từ ngữ của người đã tự vẫn”.

diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát
Người có ý định tự sát bắt đầu ý thức cao hơn về giá trị của bản thân.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, việc áp dụng chương trình phân tích để có thể phân loại và đếm các loại từ ngữ mà người tự tử đã dùng mang lại hiệu quả rất tốt. Đối với các bức thư tuyệt mệnh giả, những bức thư thật thường sẽ sử dụng đại từ ngôi thứ nhất ít hơn so với bình thường và điều này chứng tỏ rằng sự tự ý thức cao về chính bản thân mình.

Và tất nhiên không giống với những bức thư tuyệt mệnh của những người bị sát hại, người có ý định tự sát thường rất hiếm khi sử dụng những từ ngữ chung chung như các đại từ chúng ta, chúng tôi. Nếu nội dung có nhắc đến một người nào đó đặc biệt thì thường sẽ là những người không thấu hiệu họ, người đã bị chia cắt hoặc hay bị họ chống đối. Thông thường thì những người thân thiết, người yêu hoặc bạn bè sẽ không được nhắc đến.

4. Ảnh hưởng tiêu cực

Thông thường chúng ta hay cho rằng, những người tự sát thường phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, hầu hết những người phiền muộn đều không có nhiều ý định muốn tự sát và không phải bất kì trường hợp nào tự sát cũng đều do ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Dựa vào các số liệu thống kê trên các loài động vật nhận thấy rằng, con người chính là loài động vật duy nhất trên hành tinh có khả năng đánh giá và chỉ trích lẫn nhau mà có thể làm cho đối phương cảm thấy hổ thẹn, tủi nhục đến mức có thể tự kết liễu mạng sống của mình. Đây được xem là hệ quả rõ ràng của quá trình tiến hóa “học thuyết suy nghĩ”.

Con người thường có xu hướng dành thời gian để suy nghĩ, phân tích và đánh giá xem những người xung quanh đang nghĩ gì về mình. Trong đó bao gồm cả những suy nghĩ của người khác về bản thân và cả những điều mà họ đang nghĩ về chính mình.

Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng, những người tự sát thường cảm thấy có lỗi và luôn tìm kiếm sự trừng phạt thích đáng cho những sai lầm của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, người có ý định muốn tìm đến cái chết đồng nghĩa với việc họ đã dần mất đi nhận thức đúng đắn về bản thân mình.

5. Suy giảm nhận thức

Giai đoạn tiếp theo trong diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát đó chính là sự thay đổi và khác biệt rõ rệt đến đáng sợ trong suy nghĩ của họ. Lúc này, con người bắt đầu bị sụp đổ về mặt nhận thức, mọi thứ xung quanh trở nên mơ hồ. Chẳng hạn như, đối với người có ý định muốn tự sát thì viễn cảnh thời gian của họ sẽ bị thay đổi bất thường, họ sẽ có cảm giác như một ngày trôi qua rất lâu hoặc có thể kéo dài vô tận. Tình trạng này có thể xuất hiện do họ đã cảm thấy quá chán ghét cuộc sống, họ luôn ở trong tâm thế lo lắng về hiện tại và cả tương lai.

Nhiều bằng chứng trong thực tế nhận thấy rằng, những người đang có ý định muốn tự sát thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc suy nghĩ và định hướng cho tương lai. Họ thường chọn dùng nỗi sợ hãi cái chết để có thể dần giải thoát bản thân ra khỏi những suy nghĩ đó. Đây được xem là một trong các cơ chế phản kháng tự động của mỗi con người. Nó giúp chúng ta có thể thoát khỏi những sự nhận thức về suy nghĩ sai lầm trong quá khứ, tương lai trở nên tuyệt vọng và mờ mịt.

6. Mất phản xạ có điều kiện

Đây chính là giai đoạn cuối cùng trong diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát. Giai đoạn này khiến họ tách biệt ý định tự tử với những hành động tự tử thật sự. Quá trình mất phản xạ có điều kiện sẽ diễn ra khi người ta vượt qua được nỗi sợ hãi đặc biệt khi nghĩ về và đối diện diện với cái chết. Đây cũng được xem là một kết quả khác của sự suy giảm nhận thức ở con người.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu nhận thấy, trong thực tế có rất nhiều người ẩn chứa suy nghĩ muốn tự sát vì nhiều lý do khác nhau nhưng chỉ nhận thấy một số lượng ít các vụ tự sát thực sự. Các chuyên gia giải thích rằng, ngoài mong muốn tự kết liễu mạng sống của mình thì con người cần phải đạt đến năng lực để tự sát. Tức nghĩa là họ phải thoát khỏi nỗi sợ hãi về cái chết và có khả năng chịu đựng được nỗi đau đớn.

diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát
Khi bị mất phản xạ có điều kiện, nhiều người sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi đối diện với cái chết.

Theo đó, các nhà khoa học cho biết, tiền sử chịu đựng nỗi đau thể chất cũng là yếu tố có thể làm gia tăng khả năng thực hiện hành vi tự sát ở nhiều người. Một đứa trẻ từng phải trải qua những đòn roi, những trận bạo lực gia đình hoặc là nạn nhân của tình trạng bị lạm dụng tình dục thì có thể quen dần với nỗi đau. Đây chính là nhân tố giúp cho các nạn nhân có thể đối mặt với cái chết một cách dễ dàng hơn.

Diễn biến tâm lý ở người muốn tự sát rất phức tạp, họ phải trải qua các giai đoạn giằng xé, đấu tranh mãnh liệt về mặt tinh thần lẫn thể chất. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về những giai đoạn tâm lý của một người có ý định tự kết liễu đời mình trước khi họ thực hiện nó. Đồng thời nhờ thế mà gia đình, người thân cũng có thể nhận biết những biểu hiện bất thường để kịp thời ngăn chặn hành vi tiêu cực này.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *