Cha mẹ cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát?

Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, mỗi năm có đến gần 46.000 trường hợp tử vong ở trẻ em do tự sát. Con số này đang ngày càng gia tăng đáng kể và chính là nỗi lo của hầu hết các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Vậy cha mẹ cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ tự sát?

cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát
Tự sát ở trẻ vị thành niên là một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới

Thực trạng trẻ vị thành niên tự sát hiện nay

Hiện nay, tự sát ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ vị thành niên đang là một vấn đề nhức nhối và đáng báo động của toàn xã hội. Trên thế giới, tại các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ thì tỉ lệ trẻ tự sát hoặc có ý định tự sát đang ngày càng gia tăng. Ở nước ta, đây cũng là một trong các vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm.

Dựa theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cứ mỗi 40 giây trên toàn thế giới thì sẽ có một người muốn tìm đến cái chết. Số liệu thống kê cho biết có đến hơn 800.000 ca tự tử mỗi năm. Tuy rằng, hành vi tự sát có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng theo báo cáo từ thực tế thì tự tử chính là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây tử vong (chỉ sau các vụ tai nạn giao thông) trên toàn thế giới ở những người từ 15 đến 29 tuổi.

Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng đã từng đưa thông tin, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 các trẻ vị thành niên trên toàn thế giới chết do tự sát. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, tự sát là 1 trong 5 nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở lứa tuổi từ 10 đến 19. Cứ 7 trẻ thì sẽ có 1 trẻ vị thành niên bị chẩn đoán mắc phải các vấn đề rối loạn thần kinh. Chính do đó mà mỗi năm có đến 46.000 các trường hợp trẻ tử vong do tự sát. Cứ 11 phút trôi qua thì có 1 trẻ em trên toàn thế giới tự kết liễu cuộc đời mình.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tự sát ở trẻ em đang là một trong các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu. Nó có thể là sự ảnh hưởng của các bệnh lý tâm thần nhưng cũng có thể là do những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như bạn bè, gia đình, học tập,…Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá thờ ơ, chưa tìm hiểu và chưa thể biết cách nhận diện, cảnh báo để kịp thời hỗ trợ và can thiệp, tránh để xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Vì sao trẻ nhỏ lại muốn tìm đến cái chết?

Dựa vào kết quả của những cuộc nghiên cứu chuyên khoa thì nguyên nhân hàng đầu có thể thúc đẩy và dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ vị thành niên đó chính là căn bệnh trầm cảm, lo âu. Đây được xem là các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên vô cùng nhạy cảm.

Có thể nói, lúc này các e, đã không còn là trẻ nhỏ nhưng vẫn chưa đủ trưởng thành để có thể nhận thức và kiểm soát bản thân. Trẻ sẽ vô cùng nhạy cảm với những tác động của xã hội, môi trường cùng với sự biến đổi nhanh chóng về tâm sinh lý làm cho nhiều trẻ rơi vào khủng hoảng, bế tắc.

Dựa vào số liệu thống kê thì tại nước ta có khoảng gần 26.3% các trường hợp trẻ vị thành niên bị trầm cảm, 6.3% trẻ có suy nghĩ về cái chết, 4.6% trẻ bắt đầu lên kế hoạch tự sát và 5.8 trẻ nhỏ cố gắng thực hiện hành vi tự sát. Nếu xét ở phạm vi trong nước thì nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều trẻ em muốn tìm đến cái chết đó chính là do áp lực thi cử, học tập.

cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát
Áp lực học tập là một trong các nguyên nhân đẩy trẻ nhỏ vào con đường cùng.

Với chương trình học quá phức tạp, học sinh phải học với lịch trình dày đặc gồm các môn chính khóa, học thêm ngoài giờ và cả những lớp học nâng cao, năng khiếu. Dường như trẻ nhỏ hiện nay phải dành hầu hết thời gian của mình cho việc học tập, thậm chí có nhiều trẻ nhỏ không được vui chơi, thư giãn đúng theo lứa tuổi của mình.

Ngoài ra, một số gia đình liên tục tạo sức ép cho con, đặt ra cho con những mục tiêu và kỳ vọng quá lớn khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng tột độ. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ nhỏ rơi vào khủng hoảng, sốc tâm lý khi phải đối diện với việc học tập, đặc biệt là những kì thi cử, trẻ nhỏ có thể rơi vào bế tắc sau các thất bại từ việc học.

Bên cạnh đó, nhưng mâu thuẫn trong cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè, gia đình cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ nghĩ đến cái chết. Các mối quan hệ thân thiết trở nên rạn nứt, mâu thuẫn xã hội không được giải quyết và chia sẻ tốt sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán chường. Trẻ sẽ dần hình thành các suy nghĩ tiêu cực, mất sự kiểm soát và dễ dẫn đến các hành vi tự làm hại bản thân hoặc có thể là tự kết liễu đời mình.

Dấu hiệu cảnh báo con bạn đang có ý định muốn tự sát

Trẻ vị thành niên khi có ý định muốn tự tử thường có những biểu hiện và phản ứng rất bất thường. Tuy nhiên, cha mẹ lại thường khá thờ ơ và đôi khi cho rằng đó là những dấu hiệu của lứa tuổi ẩm ương hoặc cho là trẻ hư hỏng, không vâng lời.

Để có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra thì các bậc phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian quan tâm con, chú ý đến những biểu hiện bất thường của trẻ nhỏ. Nếu con trẻ có những dấu hiệu sau đây thì nhiều khả năng trẻ đang bị tổn thương tâm lý nặng nề và có ý định muốn chấm dứt cuộc đời của mình:

  • Trẻ hay buồn rầu, ủ rũ, chán nản và mệt mỏi.
  • Dường như trẻ không còn năng nổ, sôi động và không cảm thấy hứng thú với các hoạt động xảy ra xung quanh, thậm chí là những điều mà trẻ từng rất yêu thích trước đây.
  • Trẻ luôn than thở về sự buồn chán, cho rằng bản thân mang nhiều tội lỗi, cảm thấy mình thật bất tài, vô dụng.
  • Cảm thấy tương lai mờ mịt, vô vọng.
  • Có xu hướng sống khép kín, thu mình và không muốn trò chuyện với ai, kể cả những người thân thiết trong gia đình.
  • Mất sự tập trung, không thể chú ý vào việc đang làm, suy giảm trí nhớ.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc có thể ngủ li bì, buồn ngủ liên tục.
  • Giảm sự tự tin, tự hạ thấp giá trị của bản thân.
  • Có ý định cất giấu, tàng trữ các đồ vật, dụng cụ có thể phục vụ cho hành vi tự sát.
  • Suy nghĩ về cái chết, liên tục nói về cái chết.
  • Trẻ trở nên cáu kỉnh, dễ nổi nóng, tức giận, có các hành vi và lời nói chống đối cha mẹ, người thân, thầy cô.
  • Muốn chết, có ý định và cố gắng thực hiện hành vi tự sát.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát?

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo hành vi muốn tự sát của con cái thì cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh, không nên quá khích động hay thể hiện thái độ phản đối, chửi mắng, la rầy con. Thông thường, những đứa trẻ muốn tìm đến cái chết đều đã trải qua các giai đoạn tổn thương, dằn vặt tâm lý dữ dội. Chính vì thế, thay vì la mắng, đả kích thì cha mẹ nên có thái độ bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và chia sẻ với trẻ nhiều hơn.

cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát
Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với con cái.

Tự sát ở trẻ vị thành niên tuy là một vấn đề nhức nhối đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng. Dưới đây là một số điều mà cha mẹ cần làm khi biết con đang có ý định tự sát:

1. Tìm cách cất giấu và thu hồi những vật dụng nguy hiểm

Như đã chia sẻ ở trên, những đứa trẻ đã bắt đầu có ý nghĩ muốn tự sát chắc chắn sẽ lên kế hoạch cho bản thân, trẻ có thể cất giấu những đồ vật sắc nhọn, những loại thuốc nguy hiểm nhằm phục vụ cho mục đích của bản thân. Vì thế, khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường về mặt tâm lý thì cha mẹ nên âm thầm tìm kiếm và thu hồi những món đồ này.

Trẻ có thể cất giữ dao, kéo, dây thừng, gậy, lưỡi lam, thuốc ngủ, thuốc sâu,…Cha mẹ nên loại bỏ hoàn toàn những vật dụng có thể gây hại và trở thành công cụ để con thực hiện hành vi tự sát. Trong thời gian này, cha mẹ cũng cần sắp xếp thời gian bên cạnh con nhiều hơn. Tốt nhất là luôn có người ở cạnh con để có thể kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu. Đồng thời hãy kiểm tra cửa sổ, ban công, khóa chặt cửa để đảm bảo an toàn, đặc biệt là những gia đình sống tại chung cư, có nhà cao tầng.

2. Quan tâm, dành thời gian chia sẻ với con

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ và Quảng bá Văn học Việt Nam – Văn học Nga từng chia sẻ rằng, giải pháp duy nhất để có thể bảo vệ con trước nguy cơ tự sát đó chính là sự thấu hiểu. Cha mẹ nên dành thời gian để lắng nghe, tâm sự và quan tâm con đúng cách.

Lúc này điều con cần nhất là sự đồng cảm, san sẻ và thấu hiểu của chính những người thân bên cạnh. Chính cách hành xử của cha mẹ chính là cơ hội quý giá để con có thể nhận thức tốt hơn về cuộc sống, về giá trị của bản thân.

Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, không có bất kì một đứa trẻ nào muốn tự sát khi chúng đang sống trong một gia đình hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái và vui vẻ. Khi trẻ đã bắt đầu nghĩ đến cái chết cũng chính là lúc trẻ cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng nhất. Những sự tổn thương, những áp lực và những khó khăn không thể tìm ra lối thoát khiến cho trẻ phải suy nghĩ đến việc “chết” để tự giải thoát cho chính mình.

Chính vì thế, ngay lúc này cha mẹ nên học cách lắng nghe, động viên thay vì trách mắng và phán xét con. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, cùng con chia sẻ về những khó khăn, trở ngại mà con đang phải đối mặt.

Đôi lúc những áp lực và sự tuyệt vọng của trẻ đến từ chính cha mẹ của mình. Chính vì thế nhiều trẻ sẽ không muốn trò chuyện với cha mẹ, trẻ cảm thấy không tìm được điểm chung và sự đồng cảm nơi họ. Lúc này, các bậc phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người thân bên cạnh như anh chị, cô dì, chú bác, ông bà hoặc thầy cô, bạn bè thân thiết của trẻ.

Khi trẻ được bày tỏ những suy nghĩ, những nỗi đau đớn trong lòng ra bên ngoài thì trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng sẽ bớt cô đơn hơn vì trẻ hiểu được xung quanh vẫn còn những người thực sự quan tâm và yêu thương trẻ. Nhờ đó mà trẻ có thêm động lực để cố gắng và sống tiếp.

3. Giải quyết nguyên nhân

Để có thể ngăn cản được hành vi tự sát của trẻ thì cách tốt nhất đó chính là giải quyết nguyên nhân khiến trẻ hình thành suy nghĩ đó. Hầu hết những trẻ nhỏ muốn tự tự đều có vấn đề về tâm lý hoặc đã trải qua giai đoạn bị tổn thương, sang chấn nghiêm trọng. Các vấn đề như học tập, các mối quan hệ, bị lạm dụng tình dục, mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ có ý định tự sát.

Vì thế, sau khi đã trấn an và chia sẻ nhiều hơn với trẻ thì các bậc phụ huynh cũng nên dần khai thác và tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, việc này cần phải có thời gian và sự kiên trì nhất định. Bởi trẻ sẽ không dễ dàng thổ lộ và chia sẻ quá nhiều về những tổn thương của mình cho cha mẹ. Chỉ khi trẻ cảm thấy thực sự an toàn và cảm nhận rõ ràng về sự quan tâm của cha mẹ thì mới có thể mở lòng.

4. Đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa tâm thần

Sau khi đã áp dụng tất cả các cách trên thì tâm trạng của trẻ cũng sẽ được ổn định đôi phần. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần sự hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Lúc này có thể trẻ sẽ không chấp nhận việc đến thăm khám hoặc cho rằng mình đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tâm thần nào đó.

Chính vì thế cha mẹ cần phải biết cách sử dụng lời nói phù hợp, dùng từ ngữ nhẹ nhàng để khuyến khích và khuyên bảo con. Cha mẹ cần giải thích và phân tích cụ thể cho con về vấn đề này, nói cho con hiểu về các vấn đề tâm lý và đây hoàn toàn là điều bình thường.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chia sẻ với con về những giai đoạn bản thân rơi vào trạng thái bất lực, bi quan và tiêu cực. Hãy nói cho con hiểu rằng trong cuộc sống có rất nhiều điều không thể tiến triển đúng theo ý muốn của mình và bản thân chúng ta sẽ có cách để vượt qua tất cả.

Khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thì cha mẹ cũng nên ở cạnh và động viên trẻ nhiều hơn. Bởi nhiều trẻ nhỏ sẽ có tâm lý lo sợ, hoang mang và vô cùng hoảng loạn khi phải đối mặt với bác sĩ. Sau khi được thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng sức khỏe, bác sĩ cũng sẽ tư vấn đề phác đồ điều trị, đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp với mỗi trẻ nhỏ.

cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ Tự Sát
Trẻ nhỏ cần được trị liệu tâm lý để ổn định hơn về mặt tinh thần

Đối với các trường hợp trẻ nhỏ đã có ý định muốn tự sát thì cần phải được quan tâm nhiều hơn, đôi khi trẻ sẽ được yêu cầu nhập viện để thuận tiện cho việc theo dõi và tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra. Quá trình điều trị cho trẻ có thể gặp nhiều khó khăn và phải kiên trì trong thời gian dài. Chính vì thế, cha mẹ cần phải bên cạnh giúp đỡ và luôn đồng hành cùng trẻ để trẻ có đủ động lực vượt qua giai giai đoạn này.

Thông thường thì các trường hợp này sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý, trẻ nhỏ sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với chuyên gia để có thể dần tháo gỡ các khúc mắc, nút thắt trong lòng. Chuyên gia tâm lý sẽ khai thác sâu vào nội tâm của trẻ, điều chỉnh tốt nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, dạy cho trẻ cách suy nghĩ tích cực, kiểm soát cảm xúc, đối mặt và xử lý với khó khăn để tránh tình trạng bị tái phát.

Một vài trường hợp nặng hoặc mắc phải các chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu thì sẽ được cân nhắc sử dụng thêm một số loại thuốc. Việc dùng thuốc của trẻ nhỏ cần được theo dõi kỹ lưỡng bởi bác sĩ và người thân bởi trẻ có thể lạm dụng thuốc để tự sát.

5. Giúp trẻ xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia thì cha mẹ cũng cần giúp con xây dựng và cải thiện tốt đời sống sinh hoạt hàng ngày. Sức khỏe tinh thần luôn đi kèm với thể chất nên trẻ nhỏ cần phải được cân bằng cả hai để có thể góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình trị liệu.

Một số điều cha mẹ cần làm cho con như:

  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Cùng trẻ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tham gia các hoạt động ngoài trời để cải thiện tinh thần, tăng cường sức đề kháng.
  • Đảm bảo tốt giấc ngủ cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ thức khuya. Nếu trẻ cảm thấy khó ngủ để hỗ trợ bằng các liệu pháp thư giãn như sử dụng tinh dầu thơm, nghe nhạc, ngồi thiền, uống trà thảo mộc,….
  • Đảm bảo rằng trẻ không tiếp xúc với những chất độc hại, chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cà phê,….
  • Hướng dẫn con một số biện pháp thư giãn, giải tỏa stress hiệu quả như đọc sách, nghe nhạc, chơi với thú cưng, đi dạo, chăm sóc cây cối, ngồi thiền, tập yoga,….
  • Tạo điều kiện để trẻ được tham gia vào những câu lạc bộ, những hoạt động dựa trên sở thích của trẻ.
  • Tránh việc tạo áp lực quá lớn đối với việc học tập của con. Cha mẹ nên hỗ trợ con trong việc sắp xếp và lên kế hoạch cho các sinh hoạt hàng ngày, đưa ra thời gian biểu hợp lý, đảm bảo cả việc học và việc vui chơi, giải trí, thư giãn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên đây là những điều mà cha mẹ cần làm gì nếu phát hiện con có suy nghĩ tự sát. Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với con, hỗ trợ con giải quyết tốt các vấn đề khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống. Đồng thời, đừng tạo áp lực lớn đối với việc học tập của con cái, tránh gây ra những tình huống đáng tiếc.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *