Dùng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có hiệu quả không?
Dùng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ là một trong các phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn. Trẻ nhỏ có thể cải thiện tốt về nhiều khía cạnh, từ tình cảm, cảm xúc cho đến hành vi, nhận thức.
Âm nhạc trị liệu là gì?
“Trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc nhóm người” – Theo nhận định của Liên đoàn âm nhạc trị liệu thế giới.
Quá trình dùng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ thường hướng đến các mục đích cụ thể như:
- Phát triển nhận thức về cơ thể.
- Giúp trẻ nhỏ cải thiện tốt về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói, phi ngôn ngữ.
- Hỗ trợ phát triển và nâng cao khái niệm tự thân.
- Gia tăng và kéo dài thời gian chú ý ở trẻ tự kỷ.
Tùy thuộc vào từng mục tiêu điều trị khác nhau mà các chuyên gia sẽ ứng dụng các kỹ thuật đặc biệt khác nhau. Thông thường, đối với những trường hợp trẻ nhỏ muốn cải thiện lời nói thông qua liệu pháp âm nhạc thì sẽ được tích hợp các kỹ thuật như múa, hát xướng âm, nghe những bài nhạc được lặp đi lặp lại, thao tác trên các nhạc cụ,…
Cùng với những mục tiêu cụ thể, khi áp dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ thì các chuyên gia sẽ sử dụng lần lượt theo từng mức độ dựa trên 4 lĩnh vực phát triển đặc trưng của trẻ nhỏ, đó là cảm xúc, ngôn ngữ và phát triển nhận thức, vận động. Thời gian gần đây, trị liệu âm nhạc là một trong các phương pháp can thiệp mang đến nhiều hiệu quả cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng.
Vì sao cần áp dụng trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ?
Như đã chia sẻ ở trên, dùng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ cải thiện tốt các kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như kỹ năng xã hội, giao tiếp, những vấn đề về nhận thức, hành vi, giác quan, vận động, kỹ năng tri giác, tính quyết đoán, tự lập, tự quyết định, lựa chọn. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và nhà trị liệu đã tìm thấy được những trải nghiệm âm nhạc phù hợp đối với hầu hết các trẻ tự kỷ, tạo nên sự kết nối cá nhân và giúp củng cố, xây dựng niềm tin đối với họ.
Các chuyên gia nhận thấy, những đứa trẻ mắc phải chứng tự kỷ thường sẽ có sự quan tâm đặc biệt và hứng ứng tốt đối với âm nhạc. Cũng bởi, những giai điệu, âm thanh, ngôn ngữ có trong âm nhạc sẽ làm hấp dẫn và thúc đẩy trẻ nhỏ. Âm nhạc đôi khi được sử dụng giống như một chất để làm củng cố tự nhiên đối với những phản hồi mong muốn ở trẻ tự kỷ.
Đồng thời, âm nhạc cũng là một trong các liệu pháp hữu hiệu đối với những trẻ tự kỷ bị ám ảnh hoặc không thích một số âm thành nào đó. Trẻ sẽ đối phó tốt hơn với sự nhạy cảm của âm thanh hoặc là sự khác biệt của cá nhân đối với quá trình tiếp nhận và xử lý thính giác. Nếu nhận thấy trẻ tự kỷ có sự chú ý và quan tâm đặc biệt đối với âm nhạc thì phụ huynh cũng nên cân nhắc đến việc áp dụng liệu pháp này để hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tự kỷ của trẻ.
Lợi ích của âm nhạc trị liệu đối với trẻ tự kỷ
Không giống với việc huấn luyện hoặc giảng dạy về âm nhạc, trị liệu âm nhạc được ứng dụng cho trẻ tự kỷ không đối hỏi trẻ phải có khả năng tốt về âm nhạc, không cần phải hát giỏi, đàn hay, thành thạo ngôn ngữ hoặc có khả năng giao tiếp tốt. Ngược lại, khi được áp dụng liệu pháp âm nhạc, trẻ nhỏ sẽ được học hỏi, trau dồi ngôn ngữ, giúp trẻ gia tăng sự tự tin, hòa nhập tốt hơn với cộng động và dần thích nghi với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số lợi ích vượt trội luôn được nhắc đến khi áp dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ như:
1. Cải thiện rối loạn học tập
Đa phần những trẻ mắc bệnh tự kỷ đều có dấu hiệu chậm nói, gặp phải một số khó khăn trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ, lời nói. Để cải thiện tốt triệu chứng này, các chuyên gia thường ưu tiên áp dụng liệu pháp âm nhạc để giúp trẻ nhỏ cân bằng tốt hơn.
Theo chia sẻ thì khi âm thanh được phát ra sẽ truyền đến dây thần kinh thính giác, sau đó hệ thống thần kinh trung ương sẽ tiếp nhận và thông tin này sẽ được xử lý ở não bộ. Bên cạnh đó, một phần thông tin cũng sẽ được truyền thẳng đến dây thần kinh vận động bên trong tủy sống, giúp kích thích sự chuyển động của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà âm nhạc không chỉ giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt lời nói mà còn có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và cân bằng nhận thức hiệu quả.
Bệnh viện Cộng đồng Herdecke – Đức đã thực hiện một nghiên cứu liên tiếp trong 2 năm, kết quả công bố cho thấy rằng, liệu pháp âm nhạc có khả năng tạo điều kiện tốt cho sự phát triển lời nói ở trẻ nhỏ, giúp kích thích sản xuất lời nói, ngôn ngữ, hỗ trợ gia tăng sự tập trung, cải thiện khả năng ghi nhớ, cải thiện năng lực học tập.
2. Tăng tương tác và biểu đạt cảm xúc
Một điều khá bất ngờ mà nhiều người không biết đó chính là cơ chế tạo ra lời nói cũng giống như việc bạn nghe và hát cùng với âm nhạc. Giai điệu, âm nhạc và lời được kết hợp với nhau để có thể tạo ra những âm thanh theo nhịp của một bài hát. Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp ở trẻ thì liệu pháp âm nhạc còn có tác dụng tốt đối với sự tương tác của các cá nhân, giúp trẻ tự kỷ biết cách thể hiện cảm xúc của chính mình.
3. Giảm bớt sự lo lắng
Vào năm 2006, một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Đại học Wisconsin La Crosse (Hoa Kỳ) đã chia sẻ rằng, âm nhạc trị liệu có khả năng thay đổi những hành vi nghi thức và thường xuyên lặp đi lặp lại của trẻ tự kỷ. Đồng thời, âm nhạc cũng chính là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ giảm bớt sự lo lắng, tức giận cáu gắt và tăng động. Âm nhạc cũng giúp trẻ cải thiện tốt trí nhớ, rèn luyện cảm giác, tri giác và gia tăng sự vận động.
4. Cải thiện hành vi
Bên cạnh những lợi ích trên thì âm nhạc trị liệu còn có khả năng giúp cho trẻ tự kỷ cải thiện tốt khả năng tập trung, gia tăng sự chú ý. Trong một nghiên cứu khoa học được tiến hành vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên tổng 41 trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ và theo dõi trong vòng 10 tháng. Kết quả nhận thấy rằng những đứa trẻ được tham gia vào các buổi trị liệu âm nhạc kéo dài 1 tiếng mỗi tuần ít có những hành vi kích động, gây hấn, bạo lực, tăng động, ồn ào.
5. Phát triển kỹ năng giao tiếp
Theo nhận định của các chuyên gia thì những trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa hay Asperger đều sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình giao tiếp xã hội. Trẻ dường như không biết được cách ứng xử trong những tình huống giao tiếp, không thể hiểu và biết rõ ngụ ý trong từng câu nói hoặc cử chỉ của người khác, không thực hiện theo các quy tắc giao tiếp bằng văn bản.
Vào năm 1973, Hiệp hội trị liệu âm nhạc Mỹ thành lập với mục tiêu áp dụng âm nhạc trị liệu trong quá trình cải thiện và điều trị cho những đối tượng mắc chứng tự kỷ. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện vào thời gian này đều cho thấy rằng trẻ em và cả người lớn bị tự kỷ đều đáp ứng tốt với liệu pháp âm nhạc.
Âm nhạc có thể giúp người bệnh:
- Giảm thiểu các hành vi kích động, bất ổn và gia tăng những hành vi mong đợi.
- Cải thiện khả năng giao tiếp, phát triển tốt những kỹ năng về xã hội.
- Tạo niềm vui, cảm giác tích cực.
- Giảm bớt lo lắng, bất an, ổn định tinh thần và cảm xúc.
Trong nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, âm nhạc có khả năng phá vỡ bức tường ngăn cấm trẻ nhỏ tác động đến tiềm thức, chính vì thế khi tiếp xúc với âm nhạc trẻ có thể gia tăng tốt khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài. Khác với việc sử dụng lời nói, âm nhạc có thể truyền tải cả tình cảm thông qua sắc thái, tiết tấu, giai điệu, âm thanh. Khi trẻ nghe, hát và vận động theo âm nhạc thì trẻ hoàn toàn có thể hiểu và hòa mình tốt vào thế giới bên ngoài, nhờ đó ngôn ngữ và giao tiếp được cải thiện.
Dùng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ góp phần giúp trẻ cải thiện và nâng cao các kỹ năng, mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần phải tìm gặp chuyên gia để tư vấn, hướng dẫn cụ thể để có thể cân nhắc lựa chọn liệu pháp phù hợp, áp dụng các kỹ thuật hiệu quả cho từng trường hợp trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm:
- Châm cứu bấm huyệt chữa tự kỷ có hiệu quả không?
- Điều Trị Tự Kỷ Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
- Nỗi sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!