Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng cần đáng quan tâm

Trong thực tế, nhiều người vẫn luôn quan tâm đến việc trẻ em bị bắt nạt trực tiếp tại trường học nhưng ít ai lại nghĩ rằng con trẻ sẽ bị bắt nạt trực tuyến. Tuy nhiên, dựa vào kết quả nghiên cứu trong những năm trở lại đây cho biết rằng, tình trạng học sinh bị bắt nạt qua mạng đang trở thành nguy cơ đáng báo động và tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường. 

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng
Bắt nạt qua mạng là tình trạng thường gặp ở học sinh, đặc biệt là lứa tuổi THPT.

Thực trạng học sinh bị bắt nạt qua mạng hiện nay?

Sự phát triển của công nghệ góp phần cải thiện đời sống của mỗi con người, tuy nhiên, nó cùng tồn tại không ít các mối nguy hiểm khó lường nếu chúng ta không biết cách sử dụng lành mạnh. Môi trường không gian mạng không chỉ là nơi kết nối, giao lưu, buôn bán để cùng nhau gắn kết, phát triển mà hiện nay nó còn đang cho phép cá nhân ẩn mình sau một lớp mặt nạ ẩn danh để có thể thoải mái thực hiện các tội ác trực tuyến.

Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp lừa đảo thông qua mạng xã hội, họ sử dụng các thông tin sai lệch để lợi dụng và chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc một số trường hợp lợi dụng mạng xã hội để bắt nạt, bạo hành người khác. Một điều đáng quan tâm hơn là hành vi bắt nạt qua mạng lại phổ biến hơn ở lứa tuổi học sinh, nhất là những trẻ ở độ tuổi vị thành niên.

Theo định nghĩa của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì bắt nạt trực tuyến đó chính là hình thức bắt nạt sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và nó sẽ diễn ra trên các trang mạng xã hội, các nền tảng trò chơi, tin nhắn, điện thoại di động. Hành vi này sẽ liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích khiến cho đối phương tức giận, sợ hãi, xấu hổ.

Một tổ chức từ thiện chống bắt nạt có tên là Ditch the Label đã từng thực hiện một cuộc nghiên cứu cùng với sự hợp tác của trường cao đẳng và một số trường học khác tại Vương quốc Anh (UK) nhận thấy rằng, Instagram là nền tảng mạn xã hội mà nhiều học sinh bị bắt nạt nhất. Tuy nhiên, vấn nạn này không chỉ xuất hiện riêng ở Anh mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng
Bắt nạt trực tuyến hiện là vấn nạn đáng báo động của giới trẻ hiện nay

Tại hội thảo khoa học “Chương trình phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến đưa vào trường học” được tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Trần Thành Nam đã trình bày về cuộc nghiên cứu bắt nạt trực tuyến của học sinh tại nước ta từ năm 2015 đến 2018 của các trường THCS và THPT. Kết quả nhận thấy rằng có khoảng 30.6% các trường hợp học sinh bị bắt nạt qua mạng và có 26,7% học sinh có hành vi bắt nạt người khác thông qua các trang mạng xã hội.

Google dẫn báo cáo cáo từ DQ Institute nhận thấy rằng trong năm 2020, Việt Nam là một trong các quốc gia có chỉ số an toàn trực tuyến dành cho học sinh thấp nhất trên toàn thế giới. Một số hành vi bắt nạt qua mạng thường thấy ở học sinh như gửi tin nhắn đả kích, đăng tải các thông tin sai lệch của người khác lên các diễn đàn mạng, đăng tải công khai các bức ảnh, video riêng tư của người khác nhưng không được họ cho phép, chia sẻ các cuộc hội thoại gây xấu hổ, chế nhạo hoặc sử dụng các lời lẽ thô tục, phỉ báng trong các bình luận của hội nhóm,….

Theo nhận định của các chuyên gia thì khi học sinh có nhiều thời gian tiếp xúc với mạng xã hội, các thiết bị kết nối mạng thì sẽ càng có khả năng bị bắt nạt hoặc thực hiện các hành vi bắt nạt người khác. Xét theo độ tuổi thì các em học sinh THPT sẽ có mức độ và hành vi nghiêm trọng hơn so với học sinh cấp THCS. Nếu không được phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ khiến nạn nhân phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm lý và cả sinh hoạt đời sống hàng ngày.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Hậu quả khôn lường khi học sinh bị bắt nạt qua mạng

Như đã chia sẻ ở trên, thực trạng học sinh bị bắt nạt qua mạng hiện đang là vấn đề đáng báo động và cần được quan tâm nhiều hơn. Theo chia sẻ của bà Trần Thu Hà – nhà báo và là tác giả của rất nhiều các đầu sách về giáo dục trẻ em cho biết rằng dù trẻ em bị bắt nạt ngoài đời thực hay trên các trang mạng cũng sẽ phải gánh chịu các tổn thương sâu sắc và lâu dài.

Không giống với trường hợp bị bạo hành về thể xác mà cha mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy, sự mất mát và tổn thương về mặt tinh thần của những em bị bắt nạt qua mạng rất khó nhận biết nhưng sẽ để lại vô vàn các di chứng sâu sắc về sau. Điều đáng nói là những em học sinh khi bị bắt nạt trực tuyến lại có xu hướng muốn che giấu vấn đề mà mình đang gặp phải, trẻ ít khi chia sẻ với cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Điều này khiến cho các em phải tự mình gánh chịu các tổn thương nặng nề về mặt tinh thần, lâu dần dẫn đến uất ức và nảy sinh các hành động dại dột.

Dựa vào kết quả của một cuộc nghiên cứu được tiến hành từ trường ĐH Giáo dục và ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhận thấy rằng các hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua nạt vô cùng nặng nề. Tuy chỉ là thế giới ảo nhưng trẻ phải gánh chịu nhiều tác động to lớn về mặt tâm lý, nhiều học sinh phải đối mặt với nguy cơ bị tăng động, trầm cảm, rối loạn lo âu, mất kiểm soát,….

Trong nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy rằng, hậu quả của bắt nạt trực tuyến đối với học sinh kinh khủng hơn gấp nhiều lần so với bắt nạt trực tuyến. Cũng bởi hình thức bắt nạt này được thực hiện 24/7, nó hoàn toàn không bị giới hạn về thời gian, trẻ có thể bị uy hiếp, hạ nhục bất cứ khi nào và quy mô có thể được lan rộng một cách nhanh chóng.

Trong một chia sẻ của TS Trần Thanh Nam, ông cho biết: “Bắt nạt trực tuyến phần lớn xuất phát từ trêu đùa cho vui song hậu quả để lại là rất lớn. Chẳng hạn như có trường hợp, nạn nhân của bắt nạt trực tuyến là một nữ sinh có hình thể không được hấp dẫn. Từ những lời bình phẩm của bạn bè trêu đùa trên mạng khiến em bắt đầu có suy nghĩ về hình thể của mình. Lúc đầu em nghĩ cách ăn kiêng, sau đó bắt đầu móc họng khi ăn. Thậm chí, em còn rạch tay, tự làm mất máu để giảm cân. May mắn, mẹ em phát hiện kịp và phải đưa em đến bác sĩ tâm lý để điều trị kịp thời”.

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng
Hầu hết các học sinh bị bắt nạt qua mạng đều bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Tuy chỉ là hình thức bắt nạt ảo nhưng các hậu quả mà nó để lại là vô cùng thực. Ở mỗi người, hậu quả của bắt nạt qua mạng sẽ biểu hiện một cách khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh đều chia sẻ rằng, tâm lý của con họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc bị bắt nạt trực tuyến và thậm chí có những trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm trong một khoảng thời gian kéo dài.

Những học sinh là nạn nhân của vấn nạn bắt nạt trực tuyến sẽ luôn cảm thấy hoảng sợ, lo lắng, bất an hoặc liên tục tức giận, mất kiểm soát bới các thông tin sai lệch, nội dung đả kích trên mạng xã hội. Trẻ sẽ không thể tập trung vào bất kì công việc gì, kết quả học tập bị sa sút, chất lượng đời sống dần bị suy giảm, các mối quan hệ cũng sẽ dễ bị rạn nứt.

Lúc này trẻ sẽ có nhiều xu hướng thu mình lại, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, trở nên nhạy cảm hơn. Nhiều trẻ còn liên tục nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực, nhiều hậu quả thương tâm có thể xảy ra nếu tình trạng bắt nạt trực tuyến không thể được khắc phục kịp thời. Trong thực tế, đã có không ít các trường hợp học sinh tự tìm cách kết liễu mạng sống bởi không thể chiujd dựng được các áp lực mà cộng đồng mạng tạo ra.

Cách khắc phục tình trạng bắt nạt qua mạng ở học sinh

Cũng bởi những hậu quả nghiêm trọng mà tình trạng bắt nạt qua mạng có thể gây ra cho các em học sinh mà việc phòng tránh và ngăn chặn cần phải được nâng cao. Ngay khi phát hiện con mình đã trở thành nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến thì các bậc phụ huynh cũng nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp như sau:

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Đôi khi việc trẻ bị bắt nạt trên mạng xã hội chỉ đơn giản là vì quá nhàm chán, nhiều người xem đó là một trò chơi tiêu khiển hoặc do sự ganh tỵ, thù ghét, đố kỵ. Hoặc do trẻ có những đặc điểm khác lạ so với người khác, việc học hành không được tốt, hoàn cảnh gia đình phức tạp, trẻ có tính cách nhút nhát, rụt rè,…Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân vì đâu trẻ bị công kích sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng tìm cách tháo gỡ và khuyên nhủ con trẻ.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu rõ về nguyên nhân còn giúp cho cha mẹ dễ dàng nói chuyện với thủ phạm nếu có thể tìm ra họ. Đồng thời, cần lưu giữ lại bằng chứng, các thông tin cần thiết để cung cấp bằng chứng trong các trường hợp cần thiết để có thể bảo vệ con mình tránh khỏi các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

2. Chia sẻ, trấn an tinh thần con

Những em học sinh bị bắt nạt qua mạng đều có cảm giác lo sợ, hoang mang và rất cô đơn. Do đó, cha mẹ cần phải dành thời gian để quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá hấp tấp và tra hỏi con quá nhiều điều, hãy cố gắng tạo cảm giác thoải mái, giúp trẻ dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Việc con bị bắt nạt trên các trang mạng xã hội sẽ khiến con bị suy sụp tinh thần, tổn thương sâu sắc về tâm trí nên cha mẹ cần phải tinh tế và thấu hiểu con nhiều hơn. Thay vì cứ liên tục gặng hỏi thì hãy cố gắng trấn an và giúp con trở nên bình tĩnh hơn. Hãy cho con biết đây không phải là lỗi do con và cha mẹ sẽ luôn ở cạnh để bảo vệ con.

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng
Cha mẹ cần biết các chia sẻ, trấn an để con trở nên bình tĩnh hơn

Nếu con đang trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng quá mức thì phụ huynh cũng nên dành cho con không gian riêng để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, cũng cần phải theo dõi và quan sát các biểu hiện của con để tránh trường hợp con thực hiện các hành vi gây hại cho bản thân.

Sau khi con thực sự bình tĩnh và thoải mái thì hãy bắt đầu trò chuyện với con, dành nhiều thời gian để lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu với nỗi đau của con. Hãy luôn nhắc nhở con rằng đây không phải là lỗi của con, cha mẹ sẽ cùng con giải quyết vấn đề để con được an tâm hơn.

3. Thông báo với nhà trường

Một số trường hợp, việc trẻ bị bắt nạt qua mạng có thể xuất phát từ hành vi trêu đùa quá mức của bạn bè. Các thông tin sai lệch, hình ảnh chế giễu được đăng tải tràn lan trên các hội nhóm của trường lớp, các trang confession hoặc trẻ bị công kích trong các nhóm trao đổi của lớp học. Lúc này phụ huynh nên tìm gặp giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng nhà trường để trao đổi và đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.

Đồng thời, phụ huynh cũng nên gặp gỡ giáo viên để hiểu rõ hơn về các xung đột, xíc mích giữa các em, từ đó sẽ có cách giải quyết tốt các mâu thuẫn không đáng có. Trong một vài trường hợp cùng cần phải có sự gặp gỡ giữa các bậc phụ huynh để cùng nhau khắc phục vấn đề một cách hiệu quả.

4. Tiến hành chặn tài khoản, bảo mật độ riêng tư

Đối với các trường hợp không thể xác nhận được danh tính của kẻ bắt nạt thì cách tốt nhất đó chính là nhanh chóng chặn các tài khoản gây rối, đồng thời báo cáo nội dung xấu để tránh bị làm phiền. Hiện nay, trên hầu hết các nền tảng xã hội đều có tính năng bảo vệ sự riêng tư của người dùng, vì thế khi nhận thấy những nội dung xấu, sai lệch về mình được đăng tải trên mạng xã hội thì bạn có quyền báo cáo để bắt buộc họ phải chỉnh sửa hoặc xóa bài vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên dạy con cách bảo mật các thông tin khi dùng mạng xã hội để đảm bảo an toàn cho con. Trước khi cho con dùng mạng xã hội, cha mẹ cũng cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin cần thiết để giáo dục con một cách hiệu quả. Hướng dẫn con sử dụng đúng cách và theo dõi, đặt ra những quy định cần thiết để hạn chế tối đa các hệ lụy xấu khi sử dụng mạng xã hội sai cách.

5. Hạn chế tiếp cận với mạng xã hội

Hạn chế truy cập và tiếp xúc với mạng xã hội là cách tốt để phòng tránh các hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các em đều cần phải sử dụng mạng xã hội để học tập, trao đổi với nhau. Một số em lại luôn cảm thấy tò mò về những lời bán tán trên các trang mạng, liên tục truy cập để xem thông tin về bản thân.

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng
Phụ huynh cần biết cách giáo dục và hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Tuy nhiên, nếu cứ liên tục tiếp xúc với những trang mạng đó chỉ khiến các em trở nên lo lắng, sợ hãi và bất an. Lúc này cha mẹ nên giúp trẻ phân bố và sắp xếp lại thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, đưa ra quy định cụ thể về thời gian lướt web. Hiện nay trên các thiết bị thông minh hoặc các trang mạng cũng có tính năng hạn chế truy cập. Phụ huynh có thể tìm hiểu và áp dụng để giúp trẻ nhỏ giảm bớt các hậu quả nghiêm trọng đến từ việc bị bắt nạt qua mạng.

6. Trình báo cơ quan chức năng

Nếu các hành vi, nội dung được đăng tải trên mạng xã hội hoặc hình thức bắt nạt qua mạng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, cuộc sống của nạn nhân thì cần phải trình báo với cơ quan chức năng để được kiểm soát và xử lý tốt. Trước khi trình báo bạn cũng cần thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, lưu giữ lại hình ảnh, bằng chứng của thủ phạm để thuận tiện cho việc điều tra.

Tuy nhiên, một số trường hợp do trẻ em cảm thấy xấu hổ, sợ sệt nên không muốn cho nhiều người biết về vấn đề mà mình đang gặp phải. Lúc này cha mẹ cần phải bình tĩnh để phân tích, lý giải cụ thể cho con, giúp con hiểu rõ được vấn đề. Hãy cho con biết rằng đây là cách tốt nhất để bảo vệ sự an toàn cho con.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Hậu quả khi học sinh bị bắt nạt qua mạng là vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý phù hợp, kịp thời. Hi vọng qua các thông tin trên đây, phụ huynh sẽ biết cách quan tâm con nhiều hơn để kiểm soát tốt việc sử dụng mạng xã hội của con cái, đồng thời ngăn chặn và khắc phục tốt tình trạng trẻ bị bắt nạt trực tuyến.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *