Suy Nghĩ Quá Nhiều Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe?

Chắc hẳn ai cũng biết suy nghĩ nhiều không phải là một thói quen tốt. Thế nhưng, rất ít người biết được những tác hại của thói quen này. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thể chất và tâm thần.

suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
Thói quen suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tâm thần

Suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Suy nghĩ (tư duy) là hoạt động của não bộ được thực hiện mỗi ngày. Hoạt động này giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề nan giải và xây dựng cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, không ít người có thói quen suy nghĩ quá nhiều.

Suy nghĩ quá nhiều là tình trạng thường xuyên nghĩ về các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, có thể là vấn đề tài chính, công việc, học tập, tương lai hoặc mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Tình trạng này khiến cho tâm trạng giảm thấp, cơ thể mệt mỏi và ủ rũ. Hơn nữa, suy nghĩ quá nhiều khiến những ý nghĩ trở nên tiêu cực và bi quan hơn.

Thói quen suy nghĩ quá nhiều gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe bao gồm cả khía cạnh thể chất và tâm thần. Nếu không khắc phục tình trạng này sớm, bạn sẽ phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu về ảnh hưởng của thói quen suy nghĩ quá nhiều sẽ giúp mỗi người ý thức được tác hại và tìm cách cải thiện trong thời gian sớm nhất.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Suy nghĩ quá nhiều gây ra vô số ảnh hưởng đối với sức khỏe bao gồm:

1. Suy nghĩ quá nhiều gây đau đầu

Suy nghĩ quá nhiều là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến. Khi suy nghĩ liên tục, não bộ sẽ phải hoạt động quá mức khiến cho nồng độ các chất dẫn truyền thần bị rối loạn và hậu quả là gây ra tình trạng đau đầu, choáng đầu. Trong thời gian đầu, mức độ đau thường không đáng kể nhưng sẽ tăng dần theo thời gian nếu không có biện pháp cải thiện.

Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì
Suy nghĩ nhiều quá là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, choáng đầu mà nhiều người bỏ qua

Đau đầu có thể xuất hiện cục bộ hoặc khu trú ở vùng nhất định. Ở nữ giới, tình trạng này thường sẽ đi kèm với hoa mắt và chóng mặt do phái nữ có khả năng cao gặp phải tình trạng thiếu máu não. Đau đầu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm giảm khả năng tập trung khi làm việc và điều này vô tình khiến cho bạn giảm hiệu suất lao động, mệt mỏi và gia tăng mức độ lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống.

2. Mất ngủ – Tác hại của thói quen suy nghĩ quá nhiều

Không chỉ là nguyên nhân gây đau đầu, suy nghĩ quá nhiều còn là tác nhân dẫn đến mất ngủ, không ngủ được, ngủ chập chờn và không sâu giấc. Nguyên nhân được xác định là do hoạt động suy nghĩ (tư duy) khiến cho não bộ bị kích thích quá mức dẫn đến hiện tượng giảm serotonin và melatonin.

Trong đó, serotonin có tác dụng thư giãn và giúp ngủ ngon giấc. Melatonin có vai trò tạo cảm giác buồn ngủ, giãn cơ và giải tỏa căng thẳng. Hiện tượng sụt giảm các hormone này gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Nếu không thay đổi thói quen suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Khi giấc ngủ bị rối loạn, bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống và có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý mãn tính. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng mất ngủ, bạn nên có các biện pháp cải thiện để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

3. Suy nghĩ quá nhiều gây stress (căng thẳng)

Những vấn đề nan giải, khó khăn trong cuộc sống chính là tác nhân gây stress. Tuy nhiên, nếu bạn không thả lỏng đầu óc mà suy nghĩ quá nhiều đến những chuyện đã xảy ra, mức độ lo lắng sẽ tăng lên dẫn đến stress. Stress thực chất là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với áp lực từ bên trong hoặc bên ngoài.

Khi bị stress, biểu hiện đầu tiên là mệt mỏi, chán nản, bi quan, cơ thể luôn uể oải và kém tập trung. Nếu không cải thiện, mức độ stress có thể nghiêm trọng dần theo thời gian khiến cho cơ thể phải đối mặt với một loạt các triệu chứng thể chất và tâm lý trở nên bất ổn.

Ngoài ra, căng thẳng diễn ra quá thường xuyên còn khiến cho nồng độ hormone cortisol và epinephrine tăng mạnh trong một thời gian dài. Hậu quả là gây mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh dẫn đến mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung và khó kiểm soát tâm trạng.

Stress không gây ra hậu quả một cách đột ngột nên đa phần mọi người đều không chú ý đến. Tuy nhiên khi đối mặt với căng thẳng, bên trong cơ thể sẽ xảy ra một loạt các phản ứng dẫn đến sự rối loạn của nhiều cơ quan – đặc biệt là não bộ.

4. Tăng huyết áp và gia tăng các vấn đề tim mạch

Khi suy nghĩ quá nhiều, mức độ lo lắng và căng thẳng sẽ tăng lên. Lúc này, não bộ sẽ truyền tín hiệu đến các cơ quan nội tiết làm tăng sản xuất một số loại hormone. Trong đó, hormone epinephrine khiến cho nhịp tim tăng lên để đẩy mạnh quá trình bơm máu đến não, phổi và một số cơ quan khác. Vì vậy, khi lo lắng hay sợ hãi quá mức, bạn sẽ nhận thấy tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, thở nhanh, đổ mồ hôi, đánh trống ngực và hồi hộp.

Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì
Suy nghĩ nhiều làm tăng hormone epinephrine dẫn đến tăng huyết áp và một loạt các vấn đề tim mạch

Nếu duy trì thói quen suy nghĩ quá nhiều trong một thời gian dài, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Ngoài ra, việc tăng huyết áp, tăng nhịp tim và bồn chồn cũng khiến bạn khó có cảm giác thư giãn và gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Có thể thấy, những ảnh hưởng của thói quen suy nghĩ quá nhiều thường có mối liên hệ mật thiết. Nếu không thay đổi thói quen sớm, một loạt vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện khiến cho cả thể chất và tinh thần của bạn trở nên suy sụp.

5. Gây suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng vỏ não bị rối loạn chức năng do các tế bào phải hoạt động quá mức. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và suy nghĩ quá nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ. Thói quen thường xuyên nghĩ đến những vấn đề nan giải, khó khăn trong cuộc sống khiến tế bào não phải hoạt động liên tục và hậu quả là dẫn đến suy nhược.

Suy nhược thần kinh có biểu hiện là tâm trạng thay đổi thất thường, mất ngủ, cơ thể nóng lạnh, tăng nhịp tim, thường trực trạng thái lo lắng, chán nản và buồn bã. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu có biện pháp khắc phục phù hợp và thay đổi hoàn toàn thói quen suy nghĩ quá nhiều.

Ngược lại, nếu giữ thói quen hay suy nghĩ, lo lắng, suy nhược thần kinh sẽ trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Đây chính là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý và thần kinh. Ngoài việc bản thân mỗi người phải có ý thức bảo vệ sức khỏe, những người xung quanh cũng cần quan tâm đến người bệnh để họ được thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Suy nghĩ quá nhiều kéo dài làm giảm trí nhớ

Giảm trí nhớ là tình trạng thường thấy ở người cao tuổi do chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau – trong đó suy nghĩ quá nhiều là nguyên nhân mà nhiều người không ngờ đến.

Từ 20 tuổi đi, các tế bào thần kinh bắt đầu thoái hóa và tốc độ thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn nếu thường xuyên phải lo lắng, suy nghĩ và đối mặt với căng thẳng. Bên cạnh đó, suy nghĩ nhiều còn gây stress và dẫn đến tăng hormone cortisol.

Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì
Suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài khiến cho tế bào thần kinh bị thoái hóa và hậu quả là gây giảm trí nhớ

Hormone này khiến cho lượng máu tuần hoàn về tim và phổi tăng nhưng lại giảm lưu lượng máu ở não bộ và những cơ quan khác. Não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất sẽ xảy ra hiện tượng suy nhược và thoái hóa. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trọng lượng cơ thể nhưng não là cơ quan cần nhiều oxy nhất. Hiện tượng giảm lưu lượng máu lên não sẽ khiến cho các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, hoạt động kém và cuối cùng dẫn đến suy giảm trí nhớ.

7. Gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Ít người biết rằng, suy nghĩ quá nhiều còn ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa. Ống tiêu hóa có rất nhiều tế bào thần kinh và những tế bào này nhận tín hiệu từ não bộ. Khi suy nghĩ quá nhiều, não bộ sẽ bị rối loạn dẫn đến ống tiêu hóa hoạt động bất thường.

Ngoài ra, suy nghĩ quá nhiều còn làm gia tăng hormone cortisol. Hormone này làm giảm nồng độ prostaglandin ở niêm mạc dạ dày khiến cho hàng rào bảo vệ suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị ăn mòn và xâm lấn niêm mạc dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó, hormone cortisol còn gây viêm ống tiêu hóa và giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày, đường ruột.

Những tác động này khiến cho ống tiêu hóa rối loạn nhu động và có nguy cơ bị viêm loét cao. Với những người có sẵn các vấn đề tiêu hóa, suy nghĩ quá nhiều chính là yếu tố khiến triệu chứng bùng phát trở lại.

8. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý

Suy nghĩ quá nhiều làm tăng nồng độ cortisol và gây rối loạn các tuyến nội tiết như tuyến giáp, hệ trục não bộ – tuyến yên, buồng trứng (đối với nữ giới) và tinh hoàn (đối với nam giới). Hậu quả là gây rối loạn kinh nguyệt, da sạm nám, khô ráp và kém đàn hồi. Về lâu dài, nữ giới sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe sinh lý như khô hạn, giảm ham muốn, khó đạt cực khoái,…

Suy nghĩ nhiều quá có tác hại gì
Ít người biết rằng, thói quen suy nghĩ quá nhiều còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của cả nam và nữ

Không chỉ riêng nữ giới, sức khỏe sinh lý của nam giới cũng gặp phải nhiều ảnh hưởng nếu có thói quen suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này khiến cho nồng độ hormone testosterone giảm thấp, gia tăng kháng thể kháng tinh trùng, tăng nguy cơ xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…

9. Làm nghiêm trọng các vấn đề sức khỏe sẵn có

Suy nghĩ quá nhiều còn làm nghiêm trọng các vấn đề sức khỏe sẵn có từ các vấn đề sức khỏe thể chất đến các bệnh tâm lý. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng do thói quen nghĩ nhiều còn còn là yếu tố kích hoạt một loạt các vấn đề sức khỏe bùng phát như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hội chứng ruột kích thích, viêm da cơ địa,…

Với những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và các bệnh lý thần kinh, suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Chính vì vậy, cần thay đổi thói quen này trong thời gian sớm nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

10. Gia tăng các vấn đề tâm lý

Suy nghĩ quá nhiều xảy ra trong thời gian dài làm gia tăng các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống,… Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các vấn đề tâm lý tăng lên đáng kể và tất cả đều có liên quan đến stress. Vì vậy, bản thân mỗi người cần biết cách kiểm soát cảm xúc và hạn chế suy nghĩ quá nhiều về những việc đã xảy ra trong cuộc sống.

Quẩn quanh với những suy nghĩ thường không mang lại bất cứ lợi ích gì, ngược lại còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, cần học cách suy nghĩ tích cực và nỗ lực để cải thiện cuộc sống thay vì chìm đắm trong sự bi quan, phiền muộn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, bạn nên tìm cách khắc phục để tránh những hậu quả về lâu dài. Trong trường hợp không thể tự mình vượt qua, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *