Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải là bị trầm cảm không?
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm không là điều rất nhiều người đang rơi vào trạng thái này băn khoăn. Thực tế đây có thể là biểu hiện của những người có tính cách nhạy cảm, yếu đuối hay đang phải chịu nhiều áp lực quá sức. Tuy nhiên nếu bạn không nhanh chóng giải tỏa được các cảm xúc tiêu cực này hoàn toàn có thể dẫn tới trầm cảm.
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm không?
Khóc là một trạng thái hết sức bình thường của con người, gặp ở tất cả mọi người, dù là nam hay nữ, người già hay trẻ nhỏ. Người ta có thể khóc vì hạnh phúc, khóc vì buồn, khóc vì cảm động, khóc khi hoài niệm về quá khứ hoặc khi suy nghĩ về tương lai. Đôi khi nước mắt cũng có thể trào ra khi mắt có nhiều bụi bẩn, tuyến lệ lúc này sẽ tiết ra để làm sạch mắt hơn.
Tuy nhiên việc hay suy nghĩ và khóc nhiều lại liên quan đến các trạng thái cảm xúc, đặc biệt là buồn phiền. Những dòng suy nghĩ này không chỉ ở hiện tại mà còn xuyên không gian hồi tưởng về quá khứ hoặc tiến triển đến cả tương lai. Cảm xúc mà người này thường có chính là tiếc nuối, thất vọng, buồn bã, chán nản, tiêu cực nên mới dẫn đến trạng thái khóc.
Vậy liệu việc thường xuyên khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm hay không? Thực tế thì ở những người có tính cách ít nói, tiêu cực, nhạy cảm, yếu đuối cũng thường rất hay suy nghĩ và có thể khóc bất cứ lúc nào. Họ thường dễ cảm thấy nản lòng, chán nản, thất vọng, tiếc nuối về những hành động ở quá khứ, lo lắng rằng tương lai không thuận lợi đến bật khóc.
Tình trạng này rất dễ nhìn thấy ở những người đang trong tuổi dậy thì, người có tinh thần yếu, người sống nội tâm luôn cảm thấy cô đơn hay những người phải chịu quá nhiều áp lực hoặc người mới trải qua một biến cố lớn vượt ngoài sức chịu đựng. Họ thường không biết chia sẻ với ai, tự ôm những khó khăn một mình, không biết giải quyết thế nào khiến những cảm xúc xấu xí cứ chực dâng trào khiến họ lúc nào cũng chực bật khóc.
Tuy nhiên việc hay suy nghĩ nhiều, hay khóc nhiều liệu có phải trầm cảm thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Chính từ những áp lực, những cú sốc, nhưng cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa mà cứ tích tụ trong tâm trí chính sẽ chính là nguyên nhân gây trầm cảm. Lúc này, người bệnh có xu hướng gần như tách biệt bản thân, xa lánh những người xung quanh, luôn suy nghĩ tiêu cực và gần như có thể khóc bất cứ lúc nào.
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm thì câu trả lời là có nếu người đó xuất hiện những dấu hiệu sau đây
- Tách biệt, trốn tránh mọi người, không muốn giao tiếp với ai
- Khí sắc sụt giảm, trông rất thiếu sức sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung, lơ đãng
- Giảm hoặc tăng cân một cách đột ngột
- Tính tình thay đổi, có thể trở nên nóng nảy, dễ kích động hơn, kể cả trong các tình huống cực kỳ bình thường
- Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc khiến tinh thần sụt giảm và mệt mỏi, căng thẳng mỗi ngày
- Nhạy cảm quá mức, một lời nói bình thường cũng khiến họ suy nghĩ cả ngày theo chiều hướng tiêu cực và bật khóc
- Cảm giác như cả thế giới đang quay lưng với mình, tuyệt vọng, hạ thấp bản thân, luôn cho rằng mình kém cỏi nên không ai cần
- Không hào hứng tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa những nơi ồn ào nhộn nhịp dù trước đó không hề như vậy
- Kể cả không có bất cứ tác động nào nhưng họ vẫn có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực và bật khóc
Các triệu chứng điển hình kể trên nếu đã kéo dài trong vòng 6 tháng với mức độ tăng dần sẽ được chẩn đoán là trầm cảm. Cảm xúc tiêu cực sẽ bao trùm lấy toàn bộ tâm trí người bệnh, tác động đến mọi suy nghĩ, hành vi, thay đổi cả về tính cách, khẩu vị. Nếu không sớm kiểm soát có thể xuất hiện các hành vi gây hủy hoại bản thân chẳng hạn như giật tóc, đập đầu vào tường, rạch tay, thậm chí là tự tử khi bản thân không còn đủ sức chống chọi với các cảm xúc này.
Hay suy nghĩ có phải trầm cảm không, nếu kết quả là chính xác thì người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần hoặc gặp gỡ với nhà trị liệu tâm lý để được thăm khám và chỉ định điều trị trong thời gian sớm nhất để phòng trường hợp xấu, tổn hại đến tính mạng người bệnh có thể xuất hiện.
Hay suy nghĩ có phải trầm cảm, nên làm gì để vượt qua?
Dù có phải trầm cảm hay không thì việc hay suy nghĩ quá mức, hay khóc cũng khiến tinh thần bị tụt dốc rất nhanh, luôn có cảm giác bị tiêu cực, dễ chán chường với mọi thứ. Do đó dù thuộc nhóm đối tượng nào hay ngay cả với những người dù không hay khóc nhưng có tính cách nhạy cảm hơn cũng cần học lối sống lạc quan tích cực hơn, để tránh các nguy cơ này.
Chia sẻ suy nghĩ
Vì sao chúng ta thường hay suy nghĩ nhiều? Chính là do có những băn khoăn không thể giải đáp khiến não bộ không thể ngừng hoạt động để tìm ra lời giải. Những suy nghĩ trong tâm trí cũng giống như một bài toán khó vậy, nếu không thể một mình giải quyết thì hãy nhờ đến đồng đội. Mỗi người một ý kiến, một giải pháp, áp dụng nhiều công thức khác nhau thì tự nhiên đáp số cuối cùng cũng xuất hiện.
Hãy tin rằng, xung quanh luôn có rất nhiều người luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào. Đó chính là cha mẹ, là người bạn thân thiết, là người yêu hay chính là người đồng nghiệp bên cạnh mỗi ngày. Thay vì cứ giữ những thắc mắc, băn khoăn, hoang mang không biết nên giải quyết như thế nào thì hãy cứ thẳng thắn tìm người để chia sẻ. Cho dù chưa tìm được cách giải quyết thì ít nhất bạn cũng thấy thoải mái hơn.
Hay suy nghĩ, hay khóc nhiều có phải trầm cảm không, nên giải quyết thế nào thì nếu không thể nói, bạn cũng có thể lựa chọn cách viết hết ra suy nghĩ của mình, qua đó có thể phân tích rõ ràng và giải quyết hiệu quả hơn. Thực tế đôi lúc cái chúng ta cần không phải là lời giải đáp rằng vấn đề đó đúng sai thế nào, xử lý ra sao mà chỉ cần một người lắng nghe, một nơi để trút hết nỗi lòng là có thể thoải mái hơn.
Áp dụng các liệu pháp tĩnh tâm
Hay khóc, hay suy nghĩ khiến tinh thần chúng ta dễ rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, kích động, lúc này sẽ càng dễ xảy ra những xung đột, những vấn đề không mong muốn. Học cách tĩnh tâm, kiểm soát cảm xúc, giữ bình tâm trước mọi tình huống là điều bất cứ ai cũng cần có. Khi tinh thần ở trạng thái cân bằng, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề sẽ khác.
Theo các chuyên gia, thiền và yoga chính là hai liệu pháp cực kỳ tốt để cân bằng tâm trí, kiểm soát hơi thở, hạn chế được rất nhiều vấn đề các bệnh tâm lý, tâm thần. Trong các liệu pháp tâm lý cho những bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu cũng được áp dụng để giúp người bệnh đối diện với căng thẳng, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực có thể xuất hiện.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, luyện tập thiền và yoga giúp hệ thống tim mạch, huyết áp của bạn trở về các chỉ số ổn định, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện. Những suy nghĩ tiêu cực nhanh chóng được giải phóng và thay thế bằng những cảm xúc tích cực hơn, tinh thần hân hoan tiến về tương lai tốt đẹp phía trước, không còn bị ảnh hưởng từ những điều trong quá khứ.
Do đó nếu đang băn khoăn liệu tình trạng khóc nhiều, hay suy nghĩ của bản thân có phải trầm cảm không, nên giải quyết thế nào thì bạn hoàn toàn có thể luyện tập các liệu pháp này. Kể cả với người bị trầm cảm nhẹ nếu thực hành áp dụng các liệu pháp này từ sớm hoàn toàn có thể loại bỏ bệnh mà không cần đến dùng thuốc hay các phương pháp điều trị khác.
Hãy thử đi ra ngoài dạo mát
Thông thường chúng ta thường dễ khóc, dễ suy nghĩ khi ở một mình, đặc biệt là khi về phòng. Sự cô đơn và bí bách ở phòng thường khiến cảm xúc dễ dâng trào hơn hẳn, đồng thời khi không có ai bên cạnh thì những hành vi mang tính chất tiêu cực sẽ càng dễ xảy ra hơn. Bởi thế nên nếu thuộc tuýp người nhạy cảm, hay suy nghĩ, hay khóc dù có phải trầm cảm hay không cũng không nên ở một mình, hoặc không nên ở một mình khi buồn.
Ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành chính là liều thuốc cực kỳ tốt cho những trái tim đang cảm thấy kiệt sức. Bạn có thể chọn đi dạo ở công viên hay bất cứ đâu nhưng tại những nơi càng nhiều cây xanh thoáng mát càng tốt. Những làn gió tươi mát thổi đến đâu sẽ cuốn trôi những buồn phiền tới đó, trả lại một tinh thần bình tâm, nhẹ nhàng.
Nếu được bạn cũng có thể lựa chọn đi cùng bạn bè. Kết hợp tập thể dục tại công viên hay nhìn ngắm, lắng nghe tiếng nói cười của những người xung quanh cũng là một thú vui riêng rất thích hợp với những người đang cảm thấy buồn phiền, suy nghĩ không thông một vấn đề nào đó.
Giải tỏa hết mọi cảm xúc bức bối
Việc phải kìm nén cảm xúc thực tế là một điều gì đó cực kỳ khó khăn. Với nhiều người, khóc thực sự là một cách để họ giải tỏa hết mọi cảm xúc, ấm ức, khó chịu trong lòng. Cứ cố gắng làm việc khác để quên đi nỗi buồn chưa chắc đã là một cách hay vì rõ ràng nỗi buồn vẫn còn ở đó, chỉ là đang bị che lấp đi mà thôi. Bởi thế việc cứ dối lòng, tự đánh lừa cảm xúc của bản thân không phải là cách hay.
Nếu thực sự quá mệt mỏi nếu khóc được hãy cứ khóc, khóc thật to bạn sẽ thấy thoải mái hơn hẳn. Tuy nhiên điều quan trọng là sau khi khóc xong bạn cần phải gạt nước mắt, mạnh mẽ đứng lên để bảo vệ bản thân. Chẳng thể nào cứ chìm đắm mãi trong biển nước mắt của chính bản thân mình được. “Sau cơn mưa trời lại sáng”, hãy tin rằng không có bất cứ vấn đề nào là không thể giải quyết.
Hay suy nghĩ có phải trầm cảm, làm sao để thay đổi thói quen này thì bạn cũng có thể giải tỏa cảm xúc thông qua việc chơi các trò chơi, chẳng hạn như đấm bốc. Bởi rất nhiều người khi tiêu cực thường có xu hướng muốn xé, muốn ném hay đập một thứ gì đó. Thử tìm hiểu các bộ môn này sẽ giúp bạn giải tỏa stress căng thẳng một cách văn minh hơn là đập phá đồ đạc trong nhà rất nhiều.
Hay suy nghĩ có phải trầm cảm – hãy gặp bác sĩ, nhà trị liệu khi cần thiết
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm hay không thì chúng ta chẳng thể nào tự đánh giá, tự nhìn nhận được nếu không có đủ chuyên môn. Đặc biệt với những người mắc chứng trầm cảm cười họ thường chỉ khóc một mình, tự ôm lấy những khó khăn một mình trong khi bên ngoài vẫn cực kỳ vui vẻ và hòa đồng với mọi người nên chẳng ai có thể phát hiện.
Bởi vậy nếu nhìn nhận thấy bản thân luôn rơi vào mệt mỏi, tuyệt vọng, nhìn đâu cũng không thấy niềm vui, lúc nào cũng cảm thấy chán nản, thậm chí đã từng có suy nghĩ hoặc từng có hành vi tự tử thì rất nên đi thăm khám. Người bệnh có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa mạnh về tâm thần hoặc các trung tâm trị liệu tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.
Bác sĩ hoặc nhà trị liệu sẽ thông qua việc trò chuyện, trao đổi và cho người bệnh làm các bài test tâm lý để xác định chính xác tình trạng bệnh. Chỉ khi xác định đúng thì mới có thể đưa ra liệu pháp cải thiện cho từng người. Thuốc và trị liệu có thể được kết hợp song song cùng lúc cho từng trường hợp để kiểm soát các triệu chứng nhanh nhất, hạn chế các hệ lụy khác xuất hiện.
Việc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm có thể phải tốn một thời gian dài, thậm chí có những người không đáp ứng tốt với các liệu pháp dẫn tới trầm cảm dai dẳng. Sau điều trị người bệnh vẫn cần phải duy trì các biện pháp chăm sóc tâm lý, nâng cao tình thần, khả năng đối mặt với căng thẳng để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát tối đa.
Khóc nhiều, hay suy nghĩ có phải trầm cảm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu chỉ đánh giá từ bên ngoài thì không thể khẳng định chính xác. Tuy nhiên dù với trường hợp nào việc hướng đến những điều lạc quan, thay đổi lối sống lành mạnh, giải tỏa căng thẳng nhanh chóng, ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng đều cực kỳ cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tự nói chuyện một mình là bình thường hay bệnh lý đáng lo?
- 10 Cách kiểm soát, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu nhanh
- Hay cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị là bị gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!