Hiệu ứng lồng chim (Diderot) và ứng dụng trong rèn luyện tư duy

Hiệu ứng lồng chim, hay hiệu ứng Diderot, là một hiệu ứng tâm lý xuất hiện khi con người theo đuổi sự hoàn mỹ, sự phù hợp. Bằng cách thay đổi mọi thứ xung quanh để phù hợp với một sự vật hay sự việc nào đó, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, hài lòng, và tránh được những căng thẳng không cần thiết. 

Hiệu ứng lồng chim – Áp lực theo đuổi sự hoàn mỹ

Hiệu ứng lồng chim xảy ra khi chúng ta vô tình có được một món đồ mới, thường là không cần thiết, và sau đó liên tục mua sắm những món đồ khác nhằm phù hợp với món đồ dư thừa đó. Việc mua sắm này có thể bắt nguồn từ việc không muốn lãng phí món quả được tặng, hoặc do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.

hiệu ứng lồng chim
Hiệu ứng lồng chim ám chỉ việc con người vì theo đuổi sự phù hợp, hoàn mỹ mà thẳng tay tiêu pha vào những đồ vật không đáng.

Hiệu ứng này bắt nguồn từ một câu chuyện như sau: Một người đàn ông được bạn bè tặng cho một chiếc lồng chim nhỏ nhưng trống rỗng. Người này chưa bao giờ nuôi thú cưng trước đây, thế nên với anh ta đây là một vật dụng dư thừa. Tuy nhiên vì nể lời bạn, anh ta vẫn đặt chiếc lồng chim lên bàn làm việc.

Khi thấy chiếc lồng chim trống không, bạn bè và đồng nghiệp của người đàn ông liên tục thắc mắc và hỏi xem, anh ta có đang nuôi chim không. Dần dần, người đàn ông cảm thấy phiền và nghĩ rằng, có lẽ mình nên nuôi chim để không bỏ phí chiếc lồng. Thế là anh ta mua một chú chim tuyệt đẹp về, và chú chim rất phù hợp với chiếc lồng anh có.

Tuy nhiên, việc nuôi thú cưng tốn kém nhiều hơn anh nghĩ. Anh ta phải mua thức ăn, thuốc men, mua đồ trang trí lồng, cho vật nuôi đi khám, chữa bệnh khi cần, đảm bảo chú chim phát triển khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì. Những thứ nhỏ nhặt này tiêu tốn rất nhiều tiền, và anh cứ liên tục tiêu phí những khoảng không cần thiết chỉ vì nuôi thêm một con chim.

Chiếc lồng chim được tặng đã kéo theo sự mua sắm vô tội vạ về sau. Hiệu ứng lồng chim khiến tâm lý theo đuổi sự hoàn mỹ của chúng ta tăng lên. Hay nói cách khác, chúng khiến ta có những ham muốn phi lý, lu mờ khả năng nhận thức, dẫn đến việc lãng phí tiền bạc và công sức vào nhữn thứ thừa thãi.

Câu chuyện về hiệu ứng Diderot

Có một câu chuyện tương tự như hiệu ứng lồng chim. Đó là một câu chuyện hư cấu mà triết học người Pháp Denis Diderot (1713–1784) đã mô tả trong tiểu luận “Regrets on Parting with My Old Dressing Gown” của mình. Câu chuyện kể về việc Diderot được bạn tặng cho một chiếc áo choàng mới thay cho áo choàng cũ, và mọi chuyện bắt đầu trở nên rắc rối.

Trong một lần đến gặp bạn bè, Diderot đã được tặng mua được một chiếc áo choàng mới, thay thế cho chiếc áo choàng cũ đã sờn rách của ông. Chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi, nhìn rất đẹp đã và sang trọng. Tuy nhiên, nét đẹp của món đồ mới trở nên lạc lỏng trong căn nhà cũ, khi xung quanh là những vật dụng không phù hợp.

hiệu ứng Diderot
Vì để phù hơp với một chiếc áp đẹp, chúng ta có cần thay đổi mọi thứ trong nhà thành đồ mới và sang trọng hơn, dù đồ cũ vẫn còn dùng tốt?

Diderot cảm thấy chiếc áo và căn nhà không thuộc về một tổng thể hài hòa, không đồng bộ, và không toát lên được vẻ đẹp cần thiết. Do đó, ông cảm thấy có một thôi thúc mãnh liệt buộc bản thân phải mua sắm những đồ vật sang trọng hơn, sửa sang lại căn nhà để chúng phù hợp với chiếc áo choàng mới của mình.

Ông đã dùng rất nhiều tiền để mua những chiếc thảm trải sàn đắt đỏ, bản ghế bằng da, mua những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp để trang trí, và mua một chiếc gương mới đặt trong phòng khách. Tất cả những vật dụng cũ được chuyển sang một nơi khác để có không gian trang hoàng đồ mới.

Sau khi trang trí xong tất cả, Diderot giật mình nhận ra, ông đã trở thành “nô lệ” của chiếc áo mới, chứ không phải là chủ nhân của nó. Diderot đã viết trong tiểu luận rằng “I was absolute master of my old dressing gown, but I have become a slave to my new one.”, nghĩa là, “Tôi là chủ nhân của chiếc áo choàng cũ, nhưng lại trở thành nô lệ của chiếc áo choàng mới”.

Có thể thấy, thay vì chiếc áo khiến ông đẹp và sang trọng hơn, ông lại phải tiêu phí qáu nhiều để bản thân “xứng” với một món đồ vô tri vô giác. Khi có một vật dụng mới, chúng ta thường bị thôi thúc mua sắm những đồ vật khác phù hợp với món đồ đó. Thôi thúc mua sắm một cách vô tội vạ và không cần thiết này được gọi là Hiệu ứng Diderot, tương tự như hiệu ứng lồng chim.

Rèn luyện tư duy tích cực nhờ hiệu ứng lồng chim

Hiệu ứn lồng chim thường được đề cập khi nhắc đến vấn đề chi tiêu lãng phí, và mua hàng tiêu dùng vô tội vạ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể áp dụng hiệu ứng tâm lý này để xây dựng thói quen tốt, rèn luyện tư duy tích cực ví dụ như đọc sách. Bạn có thể đặt những quyển sách cần đọc tại nhiều nơi xung quanh, những nơi bạn thường lui tới.

Phương pháp này khá giống với phương pháp ghi nhớ khi học bài. Bằng cách dán nhiều từ vựng tại những nơi nhất định phải đi qiua, bạn có thể ghi nhớ từ vựng tốt hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ bị thôi thúc đọc sách, tìm hiểu nội dung bên trong khi nhìn thấy sách ở khắp mọi nơi, hoặc khi bị người khác hỏi về nội dung cuốn sách bên cạnh.

ảnh hưởng của hiệu ứng lồng chim
Rèn luyện thói quen tư duy logic và những thói quen tốt khác sẽ giúp trẻ tư lập, tự tin, phát triển mạnh khỏe và toàn diện hơn.

Cha mẹ cũng có thể rèn luyện tư duy, rèn luyện thói quen tốt cho trẻ bằng cách áp dụng hiệu ứng tâm lý này. Hãy đưa cho trẻ một “chiếc lồng chim”, sau đó trẻ sẽ dần dần tìm cách “sử dụng” chiếc lồng một cách hợp lý. Đầu tiên, hãy khơi gợi hứng thú cho trẻ thông qua những vật dụng, hình ảnh, hay những hoạt động sôi nổi, yêu cầu khả năng tư duy.

Đây chính là “chiếc lồng chim” mà trẻ được nhận. Khi cảm thấy những điều được tiếp xúc trở nên thú vị, trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn để khám phá, tìm tòi những điều mới lạ. Lúc này, cha mẹ sẽ ở bên cạnh hướng dẫn, giúp đỡ, động viện trẻ tư duy độc lập, giúp trẻ giữ lại sự hứng thú với việc học tập và tư duy logic.

Dần dần, trẻ sẽ học được thói quen tư duy logic, tìm tòi kiến thức, và có thói quen sống lành mạnh. Điều này rất có ích cho sự phát triển mạnh khỏe của trẻ về sau. Khi đã quen với những điều tốt, trẻ rất dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, và có thể tự động thành lập thoái quen tốt khi cần, mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Cách thoát khỏi hiệu ứng lồng chim

Hiệu ứng lồng chim ảnh hưởng một cách vô thức trong việc mua sắm mà bạn không hề nhận ra. Do đó cần cảnh giác để tránh bị ảnh hưởng xấu. Đừng để bản thân bị một món đồ mới “thao túng” hành vi, biến bản thân thành một người tiêu pha vô tội vạ. Bạn không thực sự cần những món đồ đã mua mà chỉ đang lãng phí tiền vô ích.

Hãy xem xét thật kỹ nhu cầu của bản thân, đừng để những món đồ sale off giá rẻ khiến bạn mờ mắt mà quên rằng, mình không cần và không hợp với món đồ đó. Ban đầu, mọi thứ sẽ rất khó khăn vì bạn luôn cảm thấy bị thôi thúc khi đứng trước những món đồ này, cảm thấy rằng sẽ có lúc mình dùng đến.

hiệu ứng diderot
Nhận thức đúng đắn về hiệu ứng lồng chim, hay hiệu ứng Diderot, sẽ giúp bạn tiết kiệm được số tiền đàng kể.

Tuy nhiên, hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng: bạn có thật sự cần tiêu tiền vào những đồ vật này? Bạn còn rất nhiều dự định cần hoàn thành, rất nhiều thứ cần chi tiêu, và bạn có nên lãng phí tiền bạc không cần tiết để mua những món đồ này hay không? Nhận thức được bạn đang bị hiệu ứng lồng chim chi phối sẽ giúp bạn có quyết định sáng suốt hơn.

Có lẽ bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *