Hội chứng bác học (Savant): Căn bệnh lạ thường ở các thiên tài
Hội chứng bác học (Savant) được đánh giá là căn bệnh lạ, hiếm gặp trên thế giới. Đây là thuật ngữ nhằm nói đến những người có năng lực vượt trội trong một lĩnh vực nào đó những họ lại gặp phải các khiếm khuyết ở lĩnh vực khác, đặc biệt là tâm lý.
Hội chứng bác học (Savant) là gì?
Hội chứng bác học hay còn được gọi là hội chứng Savant không phải là một bệnh lý hay một rối loạn tâm thần nghiêm trọng nhưng lại gây ra những tác động vô cùng to lớn đối với đời sống hàng ngày của con người. Đây là một căn bệnh lạ, cực hiếm trên thế giới nói về những “thiên tài”, những người có khả năng vượt trội hơn so với người bình thường về một lĩnh vực nào đó.
Tuy nhiên, những người mắc phải hội chứng này đều sẽ có một số khuyết điểm về các lĩnh vực khác, phổ biến nhất là tâm lý. Họ thường có tâm lý không ổn định, không bình thường hoặc mắc phải các chứng rối loạn về thần kinh. Theo thống kê nhận thấy, có đến hơn một nửa các trường hợp bị hội chứng bác học là người tự kỷ, một vài trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị tổn thương ở não.
1. Hội chứng chưa có lời giải của những thiên tài
Những người mắc phải hội chứng Savant thường sẽ sở hữu những khả năng vô cùng lạ thường và xuất chúng ở một ngành nghề hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó. Một vài khả năng mà người Savant có thể sở hữu như:
- Tính toán cực nhanh: Những người mắc chứng bác học có thể có tài tính toán cực nhanh kể cả những phép tính phức tạp. Họ có thể tính nhẩm cả các căn bậc hai, căn bậc ba, giải được những phương trình cực kì khó hoặc đếm số rất nhanh.
- Trí nhớ cực đỉnh: Một trong những khả năng thường thấy ở những người Savant đó chính là sở hữu được một trí nhớ hơn cả chiếc điện thoại thông minh. Họ có thể ghi nhớ nhanh chóng các thông tin vừa được thấy, nhớ được từng câu thoại trong sách, từng số điện thoại trong danh bạ hoặc lịch trình xe buýt chỉ khi quan sát trong một thời gian ngắn.
- Tính nhẩm lịch: Khả năng này có thể thấy được trên một số phim ảnh, một người có khả năng tính nhẩm rất nhanh về những ngày, tháng, năm trong lịch. Ví dụ họ có thể nói đúng ngày 6/9/2022 rơi vào ngày thứ mấy mà không cần xem lịch.
- Tính thẩm mỹ cao: Người mắc hội chứng bác học có thể có khả năng chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, có thể chơi lại một bản nhạc ngay sau khi vừa nghe chúng dù chỉ 1 lần. Đồng thời, rất nhiều người bị hội chứng này sở hữu khả năng điêu khắc, vẽ tranh cực tốt.
- Khả năng ngôn ngữ: Đây là một khả năng hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp Savant có năng lực viết và dịch được nhiều ngôn ngữ khác nhau (15 đến 20 ngôn ngữ) hoặc họ có thể làm thơ rất giỏi.
Theo đó, một người mắc hội chứng bác học thường sẽ có duy nhất một kỹ năng hoặc phát triển nhiều kỹ năng cùng một lúc. Đa phần những tài năng này sẽ có sự liên quan đến bán cầu não phải, bán cầu liên quan đến thực tiễn, thẩm mỹ. Nếu biết cách tiếp cận đúng đắn về mặt tư tưởng thì bạn hoàn toàn có thể phát triển tốt khả năng vượt trội đó.
Dựa vào kết quả chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) của não người mắc hội chứng bác học nhận thấy bán cầu não trái hoặc bán cầu não phải có sự thiếu vắng. Theo đó, não của người bệnh cũng sẽ không phân thành hai bán cầu giống như người bình thường.
2. Các bệnh liên quan đến hội chứng Savant
Như đã chia sẻ ở trên, người mắc hội chứng bác học thường sẽ bị khiếm khuyết về mặt tâm lý, rối loạn tâm thần. Theo tìm hiểu và nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhận thấy một số chứng bệnh có liên quan đến Savant như:
- Hội chứng Rett: Đây là hội chứng có sự ảnh hưởng trực tiếp đối với kỹ năng vận động của người Savant.
- Hội chứng Asperger: Những ai mắc phải hội chứng này thường sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong việc xây dựng các mối quan hệ và xác định rõ về mặt cảm xúc.
- Tự kỷ: Tình trạng này gây ảnh hưởng đối với khả năng sử dụng ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội của con người. Bệnh nhân thường có các hành vi lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần hoặc gặp phải các vấn đề trong quá trình giao tiếp.
- Hội chứng Heller: Hay còn được gọi với tên khác là rối loạn tự kỷ thoái hóa, là tình trạng khiến cho bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật và bị giảm thiểu hoặc thậm chí là không phát triển về mặt trí tuệ.
Bên cạnh những rối loạn phát triển nêu trên thì người mắc hội chứng bác học vẫn có khả năng gặp phải các vấn đề khác.
Các trường hợp mắc hội chứng bác học đã được công nhận
Dựa theo kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 67 triệu người đang mắc hội chứng bác học. Cụ thể một số trường hợp nổi tiếng và đã được ghi nhận như:
1. Thiên tài toán học và vật lý Jason Padgett
Jason Padgett là một người bình thường, anh từng bỏ học và làm thêm tại một cửa hàng đồ nội thất của gia đình và liên tục đắm chìm vào những buổi tiệc tùng bê tha. Mãi cho đến năm 31 tuổi, sau một đêm bị đánh vào đâu vì tội ăn cắp vật, anh đã trở thành thiên tài toán học và vật lý.
Sau khi bị thương, anh bắt đầu phát hiện ra khả năng vẽ của mình, bản thân có thể vẽ được những hình dạng hình học vô cùng phức tạp mà trước đây anh chưa từng được đào tạo bài bản. Vào một ngày tình cờ, một nhà vật lý học đã phát hiện ra tài năng của anh khi anh đang vẽ các bức vẽ này tại trung tâm mua sắm. Ông cũng khuyên anh nên theo đuổi và tham gia vào việc đào tạo toán học và từ đó Jason đã đi đến toán học với những khả năng vượt trội của mình.
Sau đó anh cũng đã được thăm khám và chẩn đoán mắc phải hội chứng bác học. Theo như chia sẻ thì Jason là một trong những số ít người trên thế giới có khả năng vẽ fractal bằng tay. Những hình ảnh này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần và phải mất khoảng vài tuần hoặc vài tháng để có thể hoàn thành nó.
2. Siêu trí nhớ Orlando Serrell
Orlando Serrell sinh năm 1968 tại Virginia, vào năm 10 tuổi, ông từng bị 1 quả bóng chày rơi trúng vào đầu và chảy máu. Tuy nhiên ông đã không nói chuyện này với cha mẹ và cũng không đi viện để thăm khám sau vụ tai nạn đó.
Một năm sau khi sự việc xảy ra, ông liên tục cảm thấy đau nhức ở phần đầu nhưng cơn đau cũng dần được thuyên giảm. Một điều đặc biệt là ông phát hiện ra mình có thể năng ghi nhớ về ngày trong tuần hoặc bất kì ngày nào trong năm mà không có bất kì sự sai lệch nào. Ông có thể thực hiện nhanh các phép tính lịch một cách vô cùng chính xác. Bên cạnh đó, ông còn có thể nhớ rõ về thời tiết ngày hôm đó, hoặc những việc đã từng làm trong các ngày đó.
3. Thiên tài ngôn ngữ Ben McMahon
Ben McMahon từng bị hôn mê sau một vụ tai nạn giao thông khá nghiêm trọng và không ai có thể xác định chính xác rằng khi nào anh sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần, anh đã tỉnh và bất ngờ nói và hiểu được tiếng Quan Thoại – một loại ngôn ngữ của Trung Quốc. Ben McMahon chính là minh chứng về một người mắc hội chứng bác học (Savant).
Anh chia sẻ rằng: “Khi tôi thức dậy và nhìn thấy một y tá người Trung Quốc, tôi nghĩ rằng mình đang ở Trung. Nó giống như một giấc mơ và tôi bắt đầu nói tiếng Trung ngay sau khi tỉnh dậy”. Tận dụng khả năng này, anh đã bắt đầu làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung tại Úc và chương trình Oh My God của người Trung tại quốc gia này.
4. Thiên tài âm nhạc Lachlan Connors
Lachlan Connors một chàng trai đến từ Denver, Colorado của Mỹ với khả năng cảm thụ âm nhạc cực kém, tệ đến mức không thể chơi những bài hát thiếu nhi đơn giản trên đàn piano. Gia đình và những người xung quanh cảm thấy vô cùng thất vọng về điều này. Tuy nhiên, sau 2 lần chấn động nghiêm trọng bởi vụ tai nạn thể thao, anh bị ảo giác và động kinh, buộc phải từ bỏ thi đấu nhưng lại phát triển khả năng chơi nhạc một cách tài tình. Sau đó anh cũng được chẩn đoán mắc phải hội chứng bác học.
Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, cơn co giật, động kinh của anh có thể tương tự với nhà soạn nhạc Frederic Chopin. Từ một người hoàn toàn không có năng khiếu về âm nhạc, giờ đây anh đã trở thành một thiên tài âm nhạc với khả năng chơi được 13 loại nhạc cụ khác nhau như guitar, piano, ukulele, mandolin, harmonica,….
Nguyên nhân gây hội chứng bác học (Savant)
Hội chứng Savant có thể khởi phát do các rối loạn phát triển thần kinh, điển hình như rối loạn phổ tự kỷ hoặc do ảnh hưởng từ chấn thương não. Một vài nguyên nhân có thể kể đến như:
- Do di truyền: Theo chia sẻ của các chuyên gia thì phần lớn những người mắc hội chứng Savant là do sự ảnh hưởng của di truyền.
- Chấn thương: Một số bệnh thoái hóa hoặc các chấn thương ở phần đầu cũng có khả năng dẫn đến Savant. Các chuyên gia cho biết rằng, những biến chứng mà trẻ nhỏ gặp khi mới vừa chào đời có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
- Hormone: Nhiều người cho rằng, nội tiết tố nam testosterone có khả năng làm gia tăng tốc độ phát triển các triệu chứng của Savant ở trẻ sơ sinh. Đây là loại hormone có khả năng ức chế sản sinh hormone oxytocin – một loại hormone có tác dụng giúp con người thích nghi tốt với xã hội. Ngoài ra, một số giả định nói rằng những tế bào thần kinh đột biến cũng góp phần tạo nên hội chứng này.
Những người mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh động kinh cũng có nhiều khả năng mắc phải hội chứng này. Theo đó, các chuyên gia cho biết, nam giới là đối tượng dễ bị hội chứng bác học hơn bởi vì nhiễm sắc thể X của họ có khả năng làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, hội chứng Savant vẫn chưa được xác định cụ thể về nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể được phát hiện ngay khi còn nhỏ nhưng cũng có vài trường hợp đến khi trưởng thành mới nhận biết được. Một số yếu tố rủi ro thường thấy như:
- Nam giới
- Dị tật bẩm sinh
- Đã từng phải hồi sức sau khi sinh
- Người có tiền sử gia đình mắc hội chứng Asperger
- Trẻ sinh non, thời gian mang thai dưới 35 tuần.
- Cân nặng khi sinh dưới 2kg5
- Được sinh ra bởi cha mẹ lớn tuổi, mẹ trên 40 và cha trên 49.
- Môi trường sống bất lợi gây nên tình trạng thiếu vitamin S hoặc đột biến gen.
Triệu chứng của hội chứng bác học (Savant)
Hội chứng bác học rất đa dạng về triệu chứng, mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện, tài năng và khiếm khuyết riêng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát sự khác lạ của họ qua các yếu tố như:
- Bị rối loạn về khả năng ngôn ngữ
- Không có đủ tự tin trong việc giao tiếp, ít khi trò chuyện, trao đổi bằng ánh mắt.
- Kém phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
- Chỉ có một số cách chuyển động nhất định.
- Hay có xu hướng thu mình, nhút nhát, e dè với mọi thứ xung quanh.
- Suy kém về trí thông minh nhưng lại có một tài năng vượt trội về một lĩnh vực nào đó.
- Xuất hiện những sự thay đổi bất thường trong các phần khác nhau của bộ não.
- Gặp phải nhiều khó khăn, cản trở trong việc hòa nhập với mọi người xung quanh, đồng thời không biết cách thể hiện các suy nghĩ của bản thân.
Hội chứng bác học sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của mỗi người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Nó có thể làm khởi phát chứng trầm cảm, sự cô đơn và hàng loạt các vấn đề khác. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng sẽ đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc thậm chí là xuất hiện các hành vi tự làm hại, muốn tự sát.
Chẩn đoán hội chứng bác học (Savant)
Do hội chứng Savant không phải là bệnh nên cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp nào có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chẩn đoán được các rối loạn chức năng não đi kèm với hội chứng này. Theo đó, bệnh tự kỷ chính là một trong các rối loạn đi kèm thường gặp và hay được chẩn đoán nhất.
Đồng thời, các trường hợp mắc phải hội chứng bác học cũng cần phải được tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chụp CT, MRI hoặc chụp não. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ tiến hành đánh giá chỉ số IQ, EQ hoặc một số chỉ số cần thiết khác. Đối với các trường hợp nghiêm trọng khác, bác sĩ cũng có thể áp dụng thêm một vài phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Cách điều trị hội chứng bác học (Savant)
Hiện nay, không có bất kì phương pháp nào được công nhận về hiệu quả điều trị thành công hội chứng bác học và cũng không có loại thuốc nào có khả năng điều chỉnh sự bất ổn này. Tuy nhiên, một số biện pháp của khoa học hiện đại có thể hỗ trợ làm suy giảm sự ảnh hưởng mà hội chứng Savant gây ra.
Các chuyên gia cho biết rằng, có một số cách có khả năng nâng cấp chứng chậm phát triển tâm thần và mức độ thấp của IQ ở những trường hợp mắc phải hội chứng bác học. Ngoài ra, cũng có một số chương trình giáo dục quan trọng và ngôn ngữ trị liệu cũng có thể hỗ trợ người bệnh ổn định hơn về cuộc sống.
Để giúp người bệnh cân bằng tốt mọi thứ thì gia đình cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà trị liệu để nâng cấp tình hình hiện tại. Để có thể giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, có được một cuộc sống bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi mới lạ, thường xuyên gặp các các bạn bè mới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể trò chuyện, chia sẻ, vui chơi và duy trì cuộc sống đúng với lứa tuổi, đồng thời cũng học được nhiều kỹ năng mới.
Những người mắc phải hội chứng bác học (Savant) tuy có khả năng đặc biệt ở một lĩnh vực nhất định nhưng lại gặp khó khăn về tương tác xã hội, có sự bất ổn về tinh thần. Do đó, nếu bạn ở cạnh một thiên tài như thế, bạn hãy cố gắng giúp đỡ họ hòa nhập tốt hơn với cộng động.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng Stockholm là gì? Căn bệnh tâm lý diễn ra phức tạp
- Hội chứng bất lực ngôn ngữ (Aphasia) và biện pháp khắc phục
- Hội chứng Burnout: Tình trạng thiếu sức lực mỗi khi làm việc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!