Hội chứng Stockholm là gì? Căn bệnh tâm lý diễn ra phức tạp

Hội chứng Stockholm là một căn bệnh tâm lý khá phức tạp được lấy tên từ một vụ cướp ngân hàng nổi tiếng tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển với 4 nhân viên ngân hàng bị giam giữ. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là tất cả các nạn nhân đều có sự gắn bó về mặt cảm xúc với kẻ bắt cóc, thậm chí sau khi được giải thoát họ còn đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc và không nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền, truyền thông hay giới cảnh sát. 

Hội chứng Stockholm
Hội chứng Stockholm là trạng thái tâm lý phức tạp mà nạn nhân xuất hiện sự đồng cảm đối với chính kẻ lạm dụng mình.

Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm hay còn được gọi với tên khác là hội chứng thích bị ngược đãi. Đây là một phản ứng tâm lý được diễn ra khi nạn nhân của những vụ bắt cóc xuất hiện sự liên kết, gần gũi và gắn bó về mặt tâm lý đối với chính kẻ lợi dụng và giam giữ họ. Hiểu theo cách đơn giản đó chính là nạn nhân có sự kết nối và đứng về phía của kẻ lạm dụng mình. Mối liên hệ này sẽ được hình thành qua hàng ngày, hàng tuần, hàng năm khi bị giam giữ. Tức là từ trạng thái sợ hãi, lo lắng, căm ghét chuyển sang cảm giác quý mến, đồng cảm, thương tiếc. Thậm chí còn có trường hợp, chính nạn nhân là người đứng ra để bảo vệ và phát triển các phẩm chất tồi tệ, xấu xa của kẻ bắt có.

Sau một thời gian bị giam giữ, nạn nhân có thể hình thành tình cảm tích cực với kẻ bắt cóc và giam giữ mình. Họ trở nên đồng cảm và có thể xuất hiện các hành vi chống đối, phản kháng lại sự giúp đỡ của chính quyền, cảnh sát hoặc bất kì ai đang ra sức bảo vệ, giải thoát họ khỏi sự nguy hiểm. Hội chứng này rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở một vài nạn nhân, theo ước tính có khoảng 8% các nạn nhân bị bắt cóc có dấu hiệu mắc hội chứng này. Và cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra và xác định được cụ thể về nguyên nhân khiến các con tin mắc phải chứng Stockholm.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các bệnh nhân đang bị nhầm lẫn giữa hành vi đe dọa với lòng tốt của kẻ bắt cóc. Ngoài ra, hiện tượng này còn có khả năng phát triển ở bất kì ai đang nằm trong mối quan hệ “vô cùng gần gũi, nhưng trong đó có một người bị đe dọa, xúc phạm, hành hạ một người còn lại”.

Lịch sử và những trường hợp nổi tiếng của hội chứng Stockholm

Theo đánh giá của các chuyên gia thì hội chứng Stockholm có nhiều khả năng đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước đó, thậm chí còn có giả thuyết cho rằng nó đã có từ các thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1973 thì tình trạng bệnh này mới được xác định và đặt tên bởi nhà tâm thần học Nils Bejerot.

Stockholm chính là tên gọi được đặt bởi một vụ cướp ngân hàng xảy ra ở Stockholm của Thụy Điển. Cụ thể là vào ngày 23 tháng 8 năm 1973, hai tên cướp đã mang theo súng máy để xông thẳng vào một ngân hàng tại Stockholm Thụy Điển. Hai tên này tiến hành xả súng liên tục để thị uy và khống chế con tin, Jan-Erik Olsson là một tên tội phạm vừa mới vượt ngục đã khủng bố các nhân viên ngân hàng bằng câu nói: “Bữa tiệc vừa mới bắt đầu”.

Hai tên cướp đã bắt giữ bốn nhân viên của ngân hàng, trong đó có 3 người phụ nữ và 1 người đàn ông. Tất cả các con tin đều bị buộc chất nổ quanh người và giam giữ tại hầm kho của ngân hàng trong suốt 131 giờ. Theo thông tin thì đến ngày 28 tháng 8 năm 1973 thì các con tin mới được giải cứu thành công.

Thời gian bị giam giữ tại hầm kho của ngân hàng, các con tin phải ở trong không gian vô cùng chật hẹp cùng với 2 tên cướp. Một điều đặc biệt là giữa họ lại tạo nên một sự liên kết vô cùng kỳ lạ. Tên cướp đã mặc áo khoác cho con tin khi cô ấy run rẩy, đồng thời hắn còn an ủi và động viên khi cô gặp ác mộng, thậm chí hắn còn cho cô một viên đạn xem như đó là món quà kỉ niệm.

Tên tội phạm còn an ủi cô gái khi cô liên tục không thể liên hệ với gia đình, hắn bảo “Hãy thử lại, đừng bỏ cuộc”. Không những thế, khi một con tin khác than phiền về nỗi sợ hãi, hắn cũng chấp nhận để cô ấy ra ngoài hầm với sợi dây dài 30 bước chân. Cũng chính các hành động nhân từ từ tên cướp đã tạo ra sự đồng cảm và gắn kết đối với các con tin. Các con tin bắt đầu cảm thấy thông cảm và cho rằng kẻ bắt cóc đang bảo vệ mình trước cảnh sát.

Chính vì thế, mà sau khi tất cả được giải cứu, mọi người đều nhận thấy thái độ vô cùng khác lạ của các con tin đối với kẻ bắt cóc và lạm dụng mình trong 5 ngày qua. Trước cửa hầm kho của ngân hàng, sau khi hai tên cướp đầu hàng với cảnh sát thì con tin và họ lại ôm và bắt tay nhau, thậm chí còn có 2 cô gái liên tục hét lên “Đừng làm đau họ, họ không làm hại chúng tôi”.

Hội chứng Stockholm
Hội chứng Stockholm là bệnh lý tâm lý được đặt tên từ vụ cướp ngân hàng tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển vào năm 1973

Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn từ giới truyền thông đều nhận thấy sự ủng hộ và bảo vệ của các con tin đối với 2 tên cướp đó. Tờ New Yorker đã từng phỏng vấn Oldgren – một nữ con tin đã từng bị buộc bằng dây, và bất ngờ khi cô nói rằng: “Tôi nhớ anh ấy rất tử tế khi cho phép tôi rời khỏi căn hầm băng”. Đặc biệt hơn là một trong số các con tin đã trở thành tội phạm sau đó và một người khác đã bắt đầu thành lập nên một quỹ nhằm bảo vệ pháp lý để giúp các tội phạm trả phí bảo vệ hình sự.

Cũng chính từ đây, các chuyên gia tâm thần học đã tiến hành một cuộc so sánh giữa phản ứng của các con tin cùng với cú sốc đạn pháo (stress sau sang chấn) của những chiến binh chiến đấu tại chiến trường. Và họ đã giải thích rằng, những người bị giam giữ có cảm giác biết con những kẻ bắt cóc, lạm dụng mình chỉ khi họ được kẻ bắt cóc không hành hạ, đánh đập và không giết hại. Sau đó, họ cũng bắt đầu sử dụng tên gọi của vụ cướp ngân hàng này để đặt tên cho hội chứng Stockholm.

Sau khi hội chứng này được gọi tên thì sau đó, vào năm 1974 cũng đã xuất hiện một trường hợp tương tự. Một vụ bắt cóc đã xảy ra và nạn nhân là Patty Hearst – cháu gái của doanh nhân và nhà xuất bản báo William Randolph Hearst. Kẻ bắt cóc chính là Quận đội Giải phóng Symbionese (SLA). Trong suốt thời gian bị bắt cóc, cô đã không liên lạc với gia đình, thậm chí đổi tên mới. Cô còn gia nhập vào SLA để trở thành kẻ cướp ngân hàng. Sau đó, cô đã bị bắt và trước tòa cô đã sử dụng hội chứng Stockholm để tự bào chữa cho mình. Tuy nhiên, sự bào chữa này không có tác dụng và cô đã bị kết án với 35 năm tù.

Tiếp đến vào năm 1998, Natascha Kampusch, 10 tuổi cũng trở thành nạn nhân của một vụ bắt cóc. Cô bé bị giam giữ tại một căn phòng tối cách nhiệt dưới lòng đất. Cô đã bị giam cầm trong hơn 8 năm bởi kẻ bắt cóc Wolfgang Přiklopil. Trong suốt thời gian đó, kẻ bắt có đã thể hiện lòng tốt của mình với cô nhưng vẫn có những trận đánh đập và đe dọa giết hại. Sau đó, Natascha đã trốn thoát được và Přiklopil cũng tự kết liễu đời mình. Theo các thông tin được đăng tại ở thời điểm đó thì khi biết tin Přiklopil qua đời, nạn nhân đã khóc và không thể chấp nhận được sự thật đó.

Cho đến thế kỷ 21, các nhà tâm lý học cũng đã bắt đầu mở rộng sự hiểu biết về hội chứng tâm lý phức tạp này sang các nhóm nạn nhân mới, chẳng hạn như các trường hợp bạo lực gia đình, gái mại dâm, tù nhân chiến tranh hoặc các nạn nhân bị lạm dụng,…Hiện nay, các tình trạng bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em đã kéo dài liên tục trong nhiều năm. Trong suốt thời gian bị lạm dụng, nhiều nạn nhân phải đối diện với sự tổn thương về cả mặt tinh thần lẫn thể chất.

Những nạn nhân luôn cố gắng làm hài lòng và tránh làm phiền hoặc khiến cho kẻ ngược đãi cảm thấy tức giận. Và đôi khi các lời khen ngợi, những phần thưởng khích lệ của kẻ ngược đãi lại chính là là yếu tố làm cho nạn nhân cảm thấy cảm kích, cảm nhận rằng mình được đối xử tốt mà quên đi bản chất tiêu cực trong mối quan hệ tồi tệ này. Tình huống này rất dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ bởi trẻ vẫn chưa thể nhận thức được toàn diện về các mặt tiêu cực của vấn đề.

Biểu hiện của hội chứng Stockholm

Để xác định một người đang mắc phải hội chứng Stockholm thì họ phải đáp ứng đủ 3 triệu chứng sau đây:

  • Nạn nhân có sự phát triển tích cực về mặt cảm xúc đối với những người đã và đang giam giữ, lạm dụng họ.
  • Nạn nhân có những cảm xúc tiêu cực đối với những người giúp đỡ, giải cứu họ, đặc biệt là cảnh sát và những người có thẩm quyền. Họ thậm chí còn có xu hướng từ chối hợp tác, cung cấp thông tin và chống đối lại những ai đang cố gắng giúp họ thoát khỏi kẻ bắt giữ.
  • Nạn nhân có sự đồng cảm, thấu hiểu người bắt giữ và tin rằng giữa họ có cùng giá trị và mục tiêu.

Thông thường trạng thái tâm lý phức tạp này sẽ xảy ra trong hoàn cảnh bị bắt giữ, đe dọa. Cũng bởi những nạn nhân thường cảm thấy sợ hãi đối với kẻ giam giữ họ. Tuy nhiên, họ cũng rất phụ thuộc vào tội phạm để có thể sinh tồn. Khi kẻ bắt cóc hoặc lạm dụng có xu hướng thể hiện lòng tốt, sự khoan dung thì nạn nhân sẽ có nhiều khả năng nảy sinh các cảm xúc tích cực, cảm kích. Theo thời gian, các nhận thức đó bắt đầu có sự biến đổi theo chiều hướng lệch lạc, không đúng với bản chất của kẻ lạm dụng và bắt giữ họ.

Hội chứng Stockholm
Người bị Stockholm sẽ hình thành cảm xúc tích cực đối với kẻ bắt có, lạm dụng mình.

Tuy nhiên, các triệu chứng của hội chứng Stockholm không chỉ xuất hiện ở những trường hợp bị bắt cóc mà nó còn có thể tồn tại ở các hoàn cảnh khác như:

  • Các mối quan hệ bị lạm dụng: Trong rất nhiều các nghiên cứu chuyên khoa chia sẻ rằng, những người bị lạm dụng cũng có nhiều khả năng hình thành loại tình cảm gắn bó, mật thiết với chính kẻ bạo hành họ. Cũng bởi, tình trạng lạm dụng tinh thần, thể chất, tình dục, thậm chí là mối quan hệ loạn luân có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm liên tiếp. Cũng chính trong thời gian này, nạn nhân có thể bắt đầu nảy sinh tình cảm, cảm xúc tích cực hoặc sự đồng cảm đối với kẻ bạo hành, lạm dụng mình.
  • Lạm dụng trẻ em: Trẻ em hiện là một trong các đối tượng phổ biến của nạn lạm dụng về nhiều hình thức khác nhau. Kẻ lạm dụng có thể sử dụng bạo lực để đe dọa, dùng lời nói để uy hiếp hoặc thậm chí là đánh đập gây tử vong. Để có thể bảo vệ chính mình, nhiều đứa trẻ chấp nhận số phận và chọn cách vâng lời. Bên cạnh đó, để điều khiển được nạn nhân, nhiều kẻ lạm dụng còn mang cho mình bộ mặt giả tạo, thể hiện lòng tốt của mình đối với trẻ và làm cho trẻ cảm thấy bối rối, hiểu sai về bản chất tiêu cực của mối quan hệ.
  • Buôn bán trẻ em và phụ nữ: Thông thường, những người bị buôn bán sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào kẻ lạm dụng họ để có thể được cung cấp các nhu cầu thiết yếu. Nếu kẻ lạm dụng đáp ứng tốt các nhu cầu đó thì nạn nhân có thể bắt đầu nảy sinh cảm xúc tích cực và tin tưởng vào kẻ bạo hành.
  • Huấn luyện thể thao: Đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển, tuy nhiên trong một số trường hợp nó cũng có thể trở thành một điều tiêu cực mà chúng ta không thể nhận thức được và thậm chí có nhiều nguy cơ bị lạm dụng. Nhiều vận động viên cho rằng các hành vi của người huấn luyện chỉ với mục đích giúp cho họ nỗ lực và phát triển hơn, tuy nhiên điều này có thể được chẩn đoán là một dạng của hội chứng Stockholm.

Tuy nhiên, để hội chứng này xảy ra thì cần phải có ít nhất 3 biểu hiện sau đây:

  • Một mối quan hệ quyền lực không đồng đều với tính chất nghiêm trọng. Trong đó, kẻ giam giữ bắt ép nạn nhân thực hiện những điều mà họ có thể hoặc không thể làm.
  • Kẻ lạm dụng, giam giữ đe dọa về cái chết hoặc gây thương tích đối với nạn nhân.
  • Nạn nhân có bản năng tự bảo vệ.

Đặc điểm cốt lõi của hội chứng Stockholm đó chính là nạn nhân cho rằng bản thân hoàn toàn không thể thoát khỏi kẻ bắt cóc. Chính vì vậy mà họ chấp nhận tuân theo các yêu cầu của chúng. Ngoài ra, kẻ lạm dụng cũng không thể tiếp xúc và liên lạc với bên ngoài, do đó không có bất kì quan điểm nào từ người ngoài có thể xâm nhập vào tâm trí của họ.

Vì sao xuất hiện hội chứng Stockholm?

Stockholm là một hội chứng tâm lý vô cùng phức tạp và tất nhiên nguyên nhân gây ra nó cũng không hề đơn giản. Qua nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu, các bác sĩ tâm thần và tội phạm học cũng bắt đầu ghi nhận được một vài các yếu tố có liên quan đến căn bệnh tâm lý này. Theo đó, một số yếu tố có thể làm xuất hiện trạng thái này như:

Hội chứng Stockholm
Stockholm có thể hình thành do sự cảm kích khi tội phạm không giết hại nạn nhân.
  • Nạn nhân tự cảm thấy cảm kích khi kẻ bắt cóc cho mình một cơ hội sống sót bằng cách không giết họ. Cũng chính điều này làm cho họ cảm thấy biết ơn, có chiều hướng tích cực đối với kẻ lạm dụng mình.
  • Khi người bị bắt cóc được kẻ bắt cóc đối xử một cách nhẹ nhàng. Họ được tội phạm cung cấp và đáp ứng tốt các nhu cầu cần thiết, thậm chí là tạo cho môi trường sống tốt, thoải mái. Do đó, nạn nhân bắt đầu cảm thấy mình được cư xử tốt, nghĩ rằng kẻ lạm dụng không phải người xấu bởi họ nghĩ rằng nếu là người xấu đã đối xử với họ một cách thậm tệ và tàn ác.
  • Những người bị bắt cóc hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, họ không thể bị tác động từ bất kì ai khác. Điều này làm cho nạn nhân phát hiện ra quan điểm của kẻ bắt cóc và họ hiểu rằng tình huống này đã ép buộc kẻ bắt cóc phạm tội. Họ bắt đầu ra sức giúp đỡ, bảo vệ và thông cảm với nguyên nhân khiến kẻ bắt cóc gây tội.
  • Nạn nhân có thể bắt đầu phát triển sự kết nối, gắn kết tâm lý, cảm xúc đối với kẻ lạm dụng mình. Khi cùng nhau chung sống trong nhiều ngày với một không gian nhất định khiến cho nạn nhân và kẻ bắt cóc gần gũi, thân thiết với nhau và thậm chí có thể chia sẻ, trò chuyện về những lợi ích chung.
  • Nạn nhân cũng có xu hướng hình thành các hành vi để làm thỏa mãn và hài lòng kẻ bắt cóc. Lúc đầu, đây được xem là một yếu tố bức thiết để tự bảo vệ mình, nạn nhân phải đứng về kẻ bắt có để tự giải thoát khỏi những cách hành xử bạo hành, khắc nghiệt hoặc thậm chí là bị giết hại. Tuy nhiên, khi điều này thường xuyên được lặp đi lặp lại và trở thành một thói quen thì nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi nạn nhân không còn bị lạm dụng, đe dọa.
  • Nạn nhân có thể phát triển tình trạng phụ thuộc vào người lạm dụng mình. Trạng thái này thường sẽ xảy ra ở những trường hợp mà nạn nhân không còn người thân hay nơi ở để quay lại. Có thể người thân đã bị giết hại và nạn nhân cảm thấy vô cùng chán nản, buồn bã và cần phải được hỗ trợ về lương thực, nơi cư trú. Chính điều này đã vô hình biến nạn nhân trở thành kẻ phụ thuộc vào người bắt cóc, ngay cả khi họ đã được giải thoát, không còn bị uy hiếp.

Cách điều trị hội chứng Stockholm hiệu quả

Hiện nay, hội chứng Stockholm vẫn chưa được ghi nhận là một chẩn đoán sức khỏe tâm thần theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều kiện rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM-5). Để có thể nhận định chính xác về hội chứng Stockholm, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tiền sử, quan sát và thăm khám toàn diện cho đối tượng nghi bệnh. Nếu nhận thấy không có bất kì vấn đề hay sự tổn thương thể chất nào thì không cần phải quá lo lắng và cũng không cần phải xét nghiệm. Theo đó, sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu đã nêu trên.

Khi xác định một người mắc phải hội chứng Stockholm thì bác sĩ sẽ nhắc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường thì bệnh nhân sẽ được tư vấn và điều trị tâm lý trong khoảng thời gian ngắn để giảm bớt các vấn đề tức thời của các rối loạn căng thẳng sau chấn thương, điển hình là lo lắng và trầm cảm. Quá trình này có thể hỗ trợ rất tốt cho sự phục hồi sau này của từng đối tượng Stockholm. Sau đó có thể tiếp tục áp dụng liệu pháp tâm lý dài hạn để giúp người bệnh được ổn định và cải thiện tốt hơn.

Các nhà tâm lý trị liệu và tâm lý học có thể hướng dẫn cho người bệnh về những cơ chế đối phó lành mạnh. Bên cạnh đó, họ còn chỉ cho bệnh nhân về những công cụ phản hồi để giúp người bệnh hiểu rõ về những gì đã và đang xảy ra. Giải đáp cho các thắc mắc, tại sao nó lại xảy ra và làm cách nào bạn đã vượt qua được nó.

Sau đó, người bệnh cũng sẽ được tiến hành điều chỉnh về mặt cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Quá trình này có thể giúp cho bạn hiểu về những điều đã xảy ra và cho bạn biết rằng đó hoàn toàn không phải là lỗi ở bạn. Việc điều trị cần phải kiên trì trong một thời gian dài mới có thể giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc không phải là biện pháp chính và chỉ được dùng trong các trường hợp cần thiết, duy trì với liều lượng và thời gian thích hợp.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về hội chứng Stockholm. Đây là một bệnh lý tâm lý rất phức tạp nhưng nếu có thể phát hiện và can thiệp tâm lý sớm vẫn sẽ mang lại hiệu quả tốt cho quá trình phục hồi bệnh.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *