Hội chứng sợ ánh sáng (Heliophobia): Biểu hiện và điều trị

Ánh sáng là một yếu tố tự nhiên trong thể thiếu trong quy luật phát triển và vận động của con người, động vật và thực vật. Tuy nhiên có những người lại mắc hội chứng sợ ánh sáng (Heliophobia), luôn không ngừng chạy trốn ánh sáng vì một nỗi ám ảnh mang tính chất mơ hồ, phi lý. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý và toàn bộ cuộc sống của họ.

Hội chứng sợ ánh sáng (Heliophobia) là gì?

Ban ngày và ban đêm được phân biệt không chỉ bởi giờ giấc mà có thể tự nhận diện thông qua mức độ chiếu sáng của mặt trời. Mặt trời lên, ánh sáng xuất hiện ở khắp mọi nơi là thời điểm bắt đầu một ngày mới; ngược lại, khi mặt trời xuống núi màn đêm buông xuống, không gian tìm vào tĩnh lặng là thời điểm kết thúc một ngày. Đây chính là quy luật tự nhiên của tạo hóa mà bất cứ ai cũng hiểu.

Hội chứng sợ ánh sáng
Người mắc hội chứng sợ ánh sáng luôn trốn tránh trong nhà để cảm thấy an toàn hơn

Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên từ mặt trời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy luật hình thành và phát triển tự nhiên của nhân loại. Nhờ có ánh sáng, cây cối mới có thể phát triển, con người mới có thức ăn; phải có ánh sáng mới có thể nhìn thấy đường đi và tránh được các nguy hiểm rình rập; ánh sáng cũng cung cấp năng lượng cho rất nhiều thiết bị để phục vụ cho cuộc sống,

Với vai trò to lớn này, có thể nói con người không thể sống mà thiếu ánh sáng. Thế nhưng, một tỷ lệ nhỏ dân số hiện nay đang mắc phải hội chứng sợ ánh sáng (Heliophobia). Thuật ngữ này dùng để mô tả một dạng rối loạn tâm thần với triệu chứng nổi bật là những người này có nỗi ám ảnh phi lý về ánh sáng, cảm thấy nguy hiểm, thậm chí là đau đớn nếu phải tiếp xúc với ánh sáng nên luôn tìm cách trốn trách.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Cần hiểu rằng hội chứng sợ ánh sáng không phải chỉ đơn giản là nhạy cảm hay khó chịu bình thường  mà là một loạt các phản ứng mãnh liệt, căng thẳng, hoảng loạn nếu phải tiếp xúc dưới ánh sáng. Bản thân những người mắc hội chứng này không hề cho rằng nỗi sợ của họ là phi lý, mà luôn cho rằng có cơ sở và tìm mọi cách để chứng minh rằng bản thân đã đúng.

Heliophobia cản trở người bệnh trong rất nhiều khía cạnh, từ công việc, học tập, vui chơi, các mối quan hệ, đặc biệt là suy giảm đáng kể về thể chất lẫn tinh thần. Bởi ánh sáng mặt trời là một quy luật tự nhiên của tạo hóa không điều gì có thể làm thay đổi được. Người mắc hội chứng sợ ánh sáng (heliophobes) thường giải quyết vấn đề bằng cách trốn tránh trong nhà vào ban ngày và chỉ ra ngoài vào ban đêm.

Biểu hiện của hội chứng sợ ánh sáng

Heliophobia thuộc nhóm rối loạn lo âu với các đặc trưng về triệu chứng được thể hiện rất rõ ràng thông qua các biểu cảm và toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên một số người thường cho rằng người bệnh làm quá về nỗi sợ của mình bởi rõ ràng ánh sáng có gì đâu mà đáng sợ. Do đó người bệnh thường tự chống chọi với nỗi sợ của bản thân dẫn đến các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Hội chứng sợ ánh sáng
Nơi ở của những người mắc Heliophobia luôn rất tối và họ cũng thường ưu tiên chọn những công việc về đêm để trốn tránh nỗi sợ

Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 0.7 – 1% dân số trên thế giới mắc hội chứng này. Một số biểu hiện đặc trưng của hội chứng sợ ánh sáng bao gồm

  • Căng thẳng, hoảng loạn, run rẩy, bồn chồn, lo lắng quá mức nếu chuẩn bị phải đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng
  • Thường bỏ chạy hoặc cố gắng làm mọi thứ nhanh chóng, vội vàng nếu đang ở dưới ánh sáng mặt trời
  • Trạng thái hoảng loạn được biểu hiện qua các triệu chứng như run rẩy, vã mồ hôi, choáng váng, huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đứng không vững, thậm chí có thể ngất xỉu
  • Mức độ ánh sáng có thể tương đồng với mức hoảng loạn, nghĩa là cường độ ánh sáng càng cao, chẳng hạn như thời điểm 12h trưa thì nỗi lo lắng, sợ hãi của người bệnh càng tăng. Ánh nắng vào sáng sớm hoặc về chiều có xu hướng dịu hơn thì mức độ lo âu của người bệnh cũng giảm xuống, họ cũng có thể đi ra ngoài vào các thời điểm này nhưng vẫn rất lo lắng
  • Luôn có cảm giác nguy hiểm nếu phải tiếp xúc với ánh sáng, chẳng hạn sẽ bị ung thư da, cháy nắng… Những heliophobes cũng thường bày tỏ nỗi ám ảnh này với những người khác nhưng thường không nhận được sự đồng thuận
  • Thường có xu hướng luôn trốn tránh trong phòng và từ chối ra ngoài vào ban ngày. Ngoài ra phòng của những người mắc hội chứng sợ ánh sáng thường luôn được bịt kín, che rèm, dán giấy để không có ánh sáng lọt vào
  • Trẻ em có thể từ chối việc đi học hay ra ngoài chơi vào ban ngày; người trưởng thành có xu hướng tìm kiếm các công việc về đêm hoặc những công việc tại nhà
  • Mất rất nhiều thời gian nếu phải ra ngoài vào ban ngày, bao gồm việc đấu tranh tâm lý xem có nên ra ngoài hay không cùng việc chuẩn bị hành trang. Chẳng hạn phải bôi rất nhiều kem chống nắng, mặt áo khoác dày để bảo vệ da…
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khô mắt, cảm giác ngứa ngáy da, rát da, bỏng da nếu phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Các triệu chứng này thường đã kéo dài trong một khoảng thời gian, có gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống, thể chất và tinh thần của người bệnh trước khi đi khám. Người bệnh  cũng có xu hướng tự cô lập bản thân bởi nỗi ám ảnh của bản thân.

Nguyên nhân hội chứng sợ ánh sáng

Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa khẳng định chính xác các nguyên nhân gây hội chứng sợ ánh sáng. Những nỗi sợ hoặc các ám ảnh có liên quan đến tác động tiêu cực của ánh sáng có thể trở thành tiền đề cho hội chứng này. Tuy nhiên cần phải kiểm tra nhiều yếu tố mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Hội chứng sợ ánh sáng
Những ám ảnh về việc cháy nắng khiến nhiều người thấy trong ánh nắng tồn tại quá nhiều nguy hiểm

Một số yếu tố được cho là có liên quan đến hội chứng sợ ánh sáng bao gồm

  • Di truyền: trong gia đình có người có tiền sử mắc chứng sợ ánh sáng hoặc một số vấn đề tâm lý, tâm thần khác sẽ có nguy cơ mắc Heliophobia cao hơn bình thường.
  • Ám ảnh từ quá khứ: Heliophobia cũng có thể được hình thành nếu người đó đã từng gặp các vấn đề tiêu cực do ánh sáng gây ra. Chẳng hạn từ bị cháy da, bỏng da khi tắm nắng… Ngoài ra phụ nữ nếu quan tâm quá mức đến làn da cũng dễ hình thành nỗi ám ảnh bởi ánh nắng là thủ phạm khiến da đen sạm, nám, tàn nhang cùng rất nhiều vấn đề khác
  • Các bệnh lý liên quan đến da: cần hiểu rằng hội chứng sợ ánh sáng gây ra bởi các nguyên nhân trực tiếp, chẳng hạn như những người bị ung thư da hay các bệnh lý phải hạn chế tiếp xúc với ánh sáng (Photophobia), tuy nhiên đây là nền tảng để phát triển các nỗi ám ảnh phi phí này. Một số người bệnh ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh này vẫn có tâm lý cho rằng ánh sáng quá đáng sợ, quá nguy hiểm nên tìm cách né tránh hoàn toàn.
  • Các rối loạn ám ảnh: Rối loạn lo âu bệnh tật hay một số rối loạn lo âu đặc hiệu khác, các dạng rối loạn tâm lý khác cũng có liên quan khác cũng được chẩn đoán có thể liên quan đến Heliophobia .
  • Ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài: nếu thường xuyên tiếp xúc với các thông tin như “ánh sáng mặt trời là nguyên nhân ung thư da”; “nhưng tác động nguy hiểm từ ánh sáng mặt trời cần tránh xa” và không chắt lọc kỹ thông tin đã khiến rất nhiều người bị tác động, hình thành tâm lý cho rằng ánh nắng mặt trời rất nguy hiểm.

Hội chứng sợ ánh sáng có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ ánh sáng gây cản trở phần lớn đến thói quen sinh hoạt, làm việc, sức khỏe, tinh thần hay nói cách khác là toàn bộ cuộc sống của người bệnh. Khi một người có thói quen sinh hoạt đảo ngược với các quy luật của tự nhiên, nhịp sinh học bình thường chắc chắn sức khỏe sẽ không thể ở trạng thái tốt nhất.

Hội chứng sợ ánh sáng
Lựa chọn làm việc đêm, thiếu tiếp xúc với ánh sáng bình thường khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng

Một số vấn đề thường gặp phải ở những người mắc hội chứng sợ ánh sáng như

  • Suy giảm đáng kể về thể chất do thường xuyên lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề như cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa… Mặt khác thường xuyên làm việc về đêm cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe cũng dần đi xuống
  • Rối loạn giấc ngủ cũng là vấn đề thường gặp ở người mắc hội chứng sợ ánh sáng. Bởi cơ thể thường sẽ tổng hợp  melatonin tự nhiên giúp ngủ ngon từ ánh sáng mặt trời, khi thiếu hormone này sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ..Mặt khác khi tâm trí luôn lo lắng, căng thẳng thì cũng khó ngủ ngon, người bệnh có thể thường xuyên bị giật mình hay gặp ác mộng, đặc biệt khi ngủ vào ban ngày
  • Suy giảm các hoạt động trí não, giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt do người bệnh thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ vào ban ngày.. Trong khi đó, cơ chế của cơ thể cần phải ngủ vào ban đêm để thực hiện quá trình tuần hoàn và bổ sung năng lượng. Nhịp sống đảo ngược thức đêm ngủ ngày của heliophobes sẽ làm suy giảm trực tiếp hoạt động của các cơ quan này
  • Xa rời các mối quan hệ bời giờ giấc sinh hoạt của người mắc hội chứng sợ ánh sáng thường trái ngược hoàn toàn với người bình thường. Ban ngày mọi người đi làm, đi chơi người bệnh thường từ chối trong khi ban đêm thì mọi người cần phải nghỉ ngơi không thể gặp gỡ hay trò chuyện với họ được
  • Yếu kém trong các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp xã hội, không ứng biến linh hoạt trong các tình huống bất ngờ do người bệnh không có các trải nghiệm bên ngoài thực tế mà chỉ luôn tìm cách trốn tránh trong nhà
  • Khó khăn trong quá trình tìm kiếm công việc với  người trưởng thành bởi họ có xu hướng muốn làm việc tại nhà hoặc nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần là công việc về đêm
  • Cần có sự hỗ trợ từ gia đình hay người thân bởi không phải lúc nào họ cũng có thể tránh né được việc ra ngoài, vẫn có rất nhiều vấn đề đòi hỏi người mắc hội chứng sợ ánh sáng ra ngoài để giải quyết

Hướng điều trị hội chứng sợ ánh sáng

Một số biện pháp bao gồm  CT hoặc MRI, một số bài test chuyên khoa có thể được yêu cầu để kiểm tra chính xác tình trạng của bệnh nhân, phòng tránh nguy cơ nhầm lẫn với các vấn đề khác có triệu chứng tương đồng. Bác sĩ cũng sẽ thông qua việc trò chuyện, quan sát các biểu hiện, hành vi của người bệnh trước khi đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị cuối cùng.

Hội chứng sợ ánh sáng dù tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nhìn chung vẫn có thể khắc phục được nếu thực hiện đúng cách từ giai đoạn sớm. Tùy theo mức độ các triệu chứng mà lộ trình can thiệp điều trị sẽ được thực hiện khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ để loại bỏ nỗi ám ảnh này nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Điều trị bằng hóa dược

Một số nhóm thuốc như thuốc an thần benzodiazepine, thuốc chẹn beta hay nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có thể được chỉ định cho các bệnh nhân mắc hội chứng sợ ánh sáng. Thuốc có thể xoa dịu cảm xúc tạm thời, hạn chế các trạng thái kích thích đồng thời ngăn chặn hành vi tự sát có thể xảy ra khi người bệnh đang ở trạng thái tiêu cực.

Hội chứng sợ ánh sáng
Một số loại thuốc được chỉ định để giảm mức độ sợ hãi. duy trì nhịp sinh học tự nhiên cho người bệnh

Tuy nhiên các nhóm thuốc này hầu hết đều luôn gây ra một vài phản ứng phụ không mong muốn, chẳng hạn rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi hay ăn uống kém ngon hoặc thậm chí có thể gây phụ thuộc nếu lạm dụng trong thời gian dài. Người bệnh nên thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn theo đơn thuốc từ bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều thuốc để đảm bảo đúng hiệu quả mong muốn.

Trị liệu tâm lý

Với các dạng rối loạn tâm thần như Heliophobia, trị liệu tâm lý là liệu pháp được khuyến khích chủ yếu. Trị liệu tâm lý giúp xây dựng trạng thái tinh thần ổn định, tích cực, giúp người bệnh nhìn nhận rõ ràng nỗi ám ảnh của bản thân là phi lý, không phù hợp với thực tế, từ đó đưa ra hướng điều chỉnh để thay thế những nhận thức sai lệch này.

Hội chứng sợ ánh sáng
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh nhìn nhận chính xác về nỗi sợ hãi của bản thân và học cách điều chỉnh nó hợp lý

Với hội chứng sợ ánh sáng, các liệu pháp chính đang được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm

  • Liệu pháp tự phơi nhiễm (Exposure Therapy – EP): nhà trị liệu sẽ xây dựng tình huống, không gian, môi trường phù hợp để người bệnh đối mặt với nỗi lo lắng của bản thân được thực hiện lặp lại nhiều lần để cơ thể dần thích nghi, từ đó giảm mức độ sợ hãi. Với Heliophobia, nhà trị liệu sẽ để người bệnh tiếp xúc với ánh sáng có cường độ từ thấp đến cao, tương tự với mức ánh sáng tự nhiên nhất để người bệnh quen dần. Các biện pháp thư giãn, kiểm soát căng thẳng cũng được hướng dẫn đồng thời cho người bệnh. Nhà trị liệu sẽ cùng đồng hành và theo dõi thân chủ trong liệu pháp này để tránh các hành vi kích động quá mức trong trạng thái tinh thần hoảng loạn.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT): mục tiêu của phương pháp này với hội chứng sợ ánh sáng chính là giúp người bệnh hiểu rõ về nỗi sợ của bản thân, nhận diện đó là điều đúng đắn hay sai lầm và dần điều chỉnh nó theo hướng lành mạnh, phù hợp hơn. Liệu pháp này cũng giúp các heliophobes học cách xoa dịu cảm xúc, kiểm soát hành vi khi phải đối diện với các tình huống căng thẳng.
  • Liệu pháp thôi miên (Hypnotherapy): với những người có nỗi ám ảnh hoảng loạn quá mức, thôi miên có thể được chỉ định nhằm thay thế các tư duy lệch lạc có hiệu quả hơn. Mặt khác thôi miên cũng giúp ích trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, các chấn thương tâm lý làm hình thành nỗi ám ảnh để có thể khắc phục, giải quyết hiệu quả hơn.

Các chuyên gia đánh giá trị liệu tâm lý có thể mang đến rất nhiều lợi ích để loại bỏ hoàn toàn các biểu hiện của hội chứng sợ ánh sáng, đồng thời cũng hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trở lại. Người bệnh cần trung thực khi chia sẻ với nhà trị liệu và thực hiện theo đúng chỉ dẫn để mang lại kết quả tích cực nhất.

Các biện pháp hỗ trợ khác

Người mắc Heliophobia cần nhanh chóng điều chỉnh lại lối sống để trở lại với nhịp sinh học bình thường, tự nhiên của cơ thể. Thực tế sẽ rất khó khăn để điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt về đêm thành ban ngày, tuy nhiên nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ khiến việc điều trị vừa không có kết quả, vừa khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng hơn.

Hội chứng sợ ánh sáng
Một lối sống lành mạnh có thể giúp người bệnh phục hồi cả về thể chất và tinh thần hiệu quả

Một số biện pháp được khuyến khích để cải thiện hội chứng sợ ánh sáng bao gồm

  • Điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp, nên đi ngủ trước 23h thay vì ngủ vào ban ngày. Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại trà thảo dược để ổn định chất lượng giấc ngủ, tránh phụ thuộc quá mức vào thuốc tây
  • Tăng cường thói quen vận động mỗi ngày, hãy bắt đầu vào việc ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều tối có cường độ ánh sáng nhẹ để quen dần
  • Thực hành thiền hay yoga có thể mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình điều chỉnh giấc ngủ, xoa dịu tinh thần, nâng cao thể chất cho người mắc hội chứng sợ ánh sáng
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tăng cường nhóm thực phẩm lành mạnh để phục hồi sức khỏe và tinh thần. Nên ưu tiên các loại cá béo, trái cây, rau xanh và hạn chế các nhóm thực phẩm nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn
  • Tìm hiểu các thông tin về lợi ích/ tác hại của ánh nắng từ các tài liệu chính thống để đảm bảo an toàn
  • Sử dụng các loại đồ bảo hộ, trang phục hay kem chống nắng vẫn là điều cần thiết hằng ngày để bảo vệ làn da có hiệu quả hơn

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Mặc dù tỷ lệ người mắc hội chứng sợ ánh sáng khá thấp, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại khá cao nên cần sớm có biện pháp khắc phục và giải quyết từ sớm. Người bệnh cũng nên chia sẻ nỗi lo lắng của bản thân với gia đình để được hỗ trợ, chẳng hạn như cùng ra ngoài vào ban ngày, điều này sẽ giúp bạn an tâm và chiến thắng được nỗi ám ảnh của bản thân nhanh chóng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *