Hội chứng sợ màu sắc (Chromophobia): Dấu hiệu và cách vượt qua

Những người mắc phải hội chứng sợ màu sắc thường có xu hướng tự cô lập bản thân, cố gắng tránh né các môi trường có quá nhiều màu sắc. Theo tìm hiểu thì tình trạng này thường khởi phát do những biến cố trong quá khứ, do một số bệnh về tâm thần hoặc do cơ địa y học. 

Hội chứng sợ màu sắc
Hội chứng sợ màu sắc khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng khi đối diện với quá nhiều màu.

Thế nào là hội chứng sợ màu sắc (Chromophobia)?

Hội chứng sợ màu sắc hay còn biết đến với tên gọi khác là Chromophobia – đây là một từ có gốc Hy Lạp được cấu thành bởi 2 từ đó chính là Chromos (màu sắc) và Phobos (nỗi sợ hãi/ sự ác cảm). Đây là một hội chứng khá phổ biến xuất hiện trên toàn thế giới. Những người mắc phải hiện tượng này thường sẽ cảm thấy sợ hãi và muốn tránh xa các màu sắc, có xu hướng tự cô lập bản thân trong những môi trường sống càng ít màu sắc càng tốt.

Có những người sợ rất nhiều màu khác nhau nhưng cũng có những người chỉ sợ một màu sắc cụ thể, chẳng hạn như màu đỏ, màu vàng, màu trắng. Theo số liệu thống kê nhận thấy thì có rất nhiều người sợ màu đỏ (hay còn gọi là Erythrophobia) vì nó tượng trưng cho chết chóc, máu và bạo lực. Trong một vài trường hợp khác, họ có thể tất cả các màu sáng nói chung.

Đối với những ai mắc phải hội chứng sợ màu sắc thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn, phiền toái trong cuộc sống bởi tầm nhìn và sự hiện diện của các mảng màu sẽ khiến họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí là hoảng loạn. Những người này sẽ có xu hướng mắc phải các triệu chứng của suy nhược cơ thể.

Do những nỗi sợ của bản thân nên dường như họ không thể hoàn thành và duy trì tốt công việc của mình, thậm chí họ không thể xây dựng tốt một mối quan hệ bền chặt. Cũng chính vì thế mà cuộc sống đối với họ là một sự khó khăn, khổ cực.

Đối với những người bị hội chứng này, họ cảm thấy vô cùng cực khổ khi phải bước ra thế giới bên ngoài, ngắm nhìn những màu sắc tươi đẹp của cuộc sống. Họ bị ám ảnh cực độ về những màu sắc và thậm chí cảm thấy chán ghét nó.

Một số cái tên thường được sử dụng khi nhắc đến nỗi sợ màu sắc cụ thể như:

  • Leukophobia – nỗi sợ màu trắng
  • Melanophobia – nỗi sợ màu đen
  • Rhodophobia – nỗi sợ màu hồng
  • Kastanophobia – nỗi sợ màu nâu
  • Prasinophobia – nỗi sợ màu xanh lá
  • Chrysophobia – nỗi sợ màu cam
  • Cyanophobia – nỗi sợ màu xanh lục
  • Xanthophobia – nỗi sợ màu vàng

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc hội chứng sợ màu sắc

Tùy vào mỗi trường hợp, mỗi màu sắc và mức độ sợ hãi mà mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc phải hội chứng này đều có các triệu chứng điển hình như:

  • Cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, bất an.
  • Thở nhanh, thở gấp.
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Nhịp đập nhanh liên hồi.
  • Khô miệng.
  • Nôn mửa
  • Run sợ, rùng mình
  • Khó khăn trong việc nói, bộc lộ ý muốn của mình, khó nói thành câu tròn nghĩa.
Hội chứng sợ màu sắc
Người sợ màu sắc luôn cảm thấy lúng túng, bất an, hoảng loạn trước những màu sắc gây sợ.

Các chuyên gia cũng chia sẻ thêm, tỉ lệ những người bị hội chứng sợ màu sắc mắc phải chứng sợ bị bỏ lại một mình (Agoraphobia) khá cao. Họ có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm bởi sự cô đơn, thiếu vắng các mối quan hệ, không thể trò chuyện, giao tiếp xã hội tốt.

Sự giới hạn bản thân của người Chromophobia sẽ khiến họ trở nên bất lực trong công việc, luôn từ chối việc ra ngoài. Hoặc nếu bắt buộc phải sinh hoạt ngoài cộng đồng thì họ cũng sẽ bị hạn chế về việc thể hiện bản thân của mình.

Vì sao nhiều người lại sợ màu sắc?

Nếu nói về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ màu sắc thì có lẽ rối loạn stress sau sang chấn là căn bệnh được nhắc đến nhiều nhất. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì các sự kiện từng xảy ra trong quá khứ, đặc biệt là khi còn bé có thể gây nên nhiều sự tổn thương kéo dài dai dẳng đối với nhiều người, khiến họ cảm thấy sợ hãi và luôn căng thẳng mỗi khi nhìn thấy màu sắc.

Những sự kiện như bị hiếp dâm, bị lạm dụng thể chất lẫn tinh thần, tai nạn, bạo hành, chứng kiến cảnh giết người đều là các yếu tố có thể liên quan đến nỗi sợ hãi màu sắc. Những người từng trải qua sang chấn sẽ bị tổn thương tâm lý một cách nặng nề và nỗi sợ đó sẽ ám ảnh họ đến suốt cuộc đời, khiến họ lo lắng, bất an khi màu sắc xuất hiện.

Một nguyên nhân khác có thể gây ra hội chứng Chromophobia đó là nguồn gốc của văn hóa. Mỗi nền văn hóa sẽ có những màu sắc tượng trưng mang ý nghĩa riêng biệt và điều này có thể trở thành sự tiêu cực đối với những người sợ màu sắc. Lấy một ví dụ ở phương Tây, sẽ có một số màu sắc được xem là sự giả tạo, màu xa lạ hoặc mục nát.

Ngoài ra, ở một vài trường hợp, các phản xạ có điều kiện có thể là lý do hình thành tâm lý sợ và chán ghét màu sắc. Điều này cũng dễ thấy trong cuộc sống bởi có một số màu sắc nhất định khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Chẳng hạn như màu nhợt nhạt của phô mai cũ, ẩm mốc có sự liên quan đến bệnh tật, vi khuẩn được nhiều người xem là điều tiêu cực.

Bên cạnh đó, di truyền cũng chính là một trong các yếu tố có thể góp phần tạo nên hội chứng sợ màu sắc. Tính chất hóa học bên trong não bộ, sự thiếu chất hoặc một số nỗi ám ảnh hiện có cũng có thể trở thành nguyên nhân hình thành nên Chromophobia.

Cách vượt qua hội chứng sợ màu sắc

Bản thân người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được nỗi sợ hãi của mình. Chính vì thế khi xác định được màu sắc mình bị ám ảnh thì bạn cần phải tìm cách khắc phục, tự trấn an bản thân. Hoặc nếu không thể tự ngăn chặn được sự lo lắng của mình khi nhìn thấy màu sắc thì bạn nên cân nhắc đến việc tìm gặp bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn, hướng dẫn điều trị bằng các biện pháp chuyên môn để có thể khắc phục tốt tình trạng này.

Hội chứng sợ màu sắc
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ màu sắc là bạn phải đối diện và tìm cách ngăn cản nó.

Dưới đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn vượt qua được hội chứng sợ màu sắc:

1. Trò chuyện với nỗi sợ hãi

Giao tiếp chính là một trong các hoạt động và kỹ năng cần thiết đối với mỗi con người. Nếu muốn tồn tại bạn cần phải biết cách giao tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. Khả năng giao tiếp cũng chính là phương pháp có thể giúp con người đối mặt và vượt qua được những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Việc đương đầu với nỗi sợ của chính mình cũng tương tự như thế. Để làm được điều này chắc hẳn bạn cần có sự giúp sức của những người thân bên cạnh. Một số hướng giúp bạn có thể tự khắc phục chứng sợ màu sắc thông qua hình thức giao tiếp như:

  • Đầu tiên bạn cần phải giữ mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chia sẻ và bày tỏ về nỗi sợ của bản thân. Không được ngại ngùng hay xấu hổ vì nỗi sợ của mình. Bạn nên hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất mắc phải hội chứng này và nếu thực sự cố gắng bạn có thể hoàn toàn loại bỏ sự ám ảnh về màu sắc.
  • Bạn cũng nên lựa chọn một người hỗ trợ mà bạn thực sự tin tưởng và có thể thoải mái trò chuyện, chia sẻ với họ về những nỗi lo lắng, trăn trở trong lòng.
  • Khi giao tiếp, bạn cần phải nói rõ và chi tiết về nỗi sợ của mình.
  • Bạn có thể chia sẻ về những sự việc đã từng xảy ra trong quá khứ khiến bạn trở nên ám ảnh và sợ hãi đến hiện tại.
  • Hãy cố gắng nhớ lại lần đầu tiên bạn cảm thấy sợ hãi khi đối diện với màu sắc. Điều này cũng góp phần giúp bạn nhận diện được nguyên nhân gây ra chứng sợ màu sắc và góp phần quan trọng trong việc tìm ra cách đối phó với nỗi sợ.

2. Hạn chế khơi gợi nỗi sợ

Màu sắc là một trong các yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và nó hiện diện khắp tất cả mọi nơi. Chính vì thế, việc kiểm soát nỗi sợ là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với những ai đang mắc phải hội chứng này.

Rất khó để có thể bắt buộc một người phải dừng ngay nỗi sợ của mình lại. Chính vì thế cách tốt nhất đó chính là hạn chế việc sinh hoạt và đi đến những nơi có quá nhiều màu sắc làm bạn sợ hãi, căng thẳng. Nếu bắt gặp một địa điểm có nhiều màu gây sợ thì hãy cố gắng thoát khỏi đó và thay đổi hoạt động mà bạn đang làm.

Ví dụ như, nếu bạn vô tình nhìn thấy màu sắc khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đang đọc một quyển sách ở một quán nước nào đó thì hãy nhanh chóng cầm theo quyển sách đó và rời khỏi địa điểm hiện tại. Khi đã bước chân ra ngoài thì đừng nên suy nghĩ bất cứ điều gì mà hãy tập trung vào từng bước chân, sau đó bạn có thể vươn vai hoặc làm vài động tác khởi động, chạy tại chỗ để tập trung năng lượng trở lại, giúp tinh thần bình tĩnh hơn.

3. Ngăn chặn nỗi sợ

Bên cạnh việc hạn chế các suy nghĩ về nỗi sợ thì người bệnh cũng cần phải học và nắm được các kỹ năng giúp ngăn chặn nỗi sợ xâm chiếm lấy tâm trí. Cũng chính những màu sắc ám ảnh sẽ khiến bạn hình thành cảm xúc tiêu cực, dễ gây ra những phản ứng không phù hợp. Chính vì thế  bạn cần biết cách ngăn chặn và phản kháng lại bằng cách bộc lộ suy nghĩ tích cực, nhớ đến những kỉ niệm vui. Khi điều chỉnh được suy nghĩ cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lấn át được nỗi sợ và giúp cơ thể thư giãn hơn.

Tốt nhất bạn hãy tự chọn sẵn cho mình một kỉ niệm nào đó làm bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ nhất để khi xuất hiện các tình huống gây căng thẳng bạn có thể dùng nó để thư giãn. Hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc và đương đầu với nỗi sợ, vì chỉ có cách này mới giúp bạn vượt qua được những sự căng thẳng, lo lắng về màu sắc.

Mục đích chính của kỹ thuật thư giãn này đó chính là giúp làm chậm lại quá trình phản ứng của não bộ đối với nỗi sợ hãi, nhờ đó cải thiện tốt phản ứng logic. Lúc này bộ não sẽ dần ý thức hơn về mức độ nguy hiểm của màu sắc và khi nó xác định được màu sắc không gây hại thì nỗi sợ cũng sẽ dần được lắng xuống.

Ngoài ra, để ngăn chặn nỗi sợ, bạn cũng có thể tập những bài hít thở sâu, đếm số, thực hiện một vài động tác yoga, thiền định để phân tác sự chú ý và các suy nghĩ tiêu cực về màu sắc. Khi không còn tập trung nhiều vào yếu tố gây căng thẳng thì bạn cũng sẽ dần ổn định hơn về mặt tâm lý.

4. Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương (aromatherapy) được biết đến là một trong các biện pháp giúp thư giãn hiệu quả và vô cũng an toàn. Khi áp dụng liệu pháp này đầu óc sẽ được thoải mái, thả lỏng và giảm bớt stress, căng thẳng thông qua các hoạt động như massage, tắm nước thơm, sử dụng máy xông hơi,…

Hoặc bạn có thể bố trí những vật dụng có mùi thơm dễ chịu cạnh nơi ngủ, nơi làm việc hoặc quanh những vị trí mà bạn thường sinh hoạt. Có thể là các loại tinh dầu, nến thơm, hoa khô, nhanh thơm, long não để giúp không khí xung quanh được thư thái và trong lành hơn. Đây chính là một trong các biện pháp tốt giúp bạn gia tăng sự đề kháng đến chống lại nỗi sợ hoặc ít nhất nó cũng giúp bạn cảm thấy thư thái và giảm bớt nỗi lo lắng ở mức độ nào đó.

5. Thôi miên

Để áp dụng liệu pháp thôi miên cho người mắc hội chứng sợ màu sắc thì người bệnh bắt buộc phải thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn. Khi thôi miên, tâm trí của người bệnh sẽ dần được mở rộng ra với rất nhiều điều mới mẻ và thú vị.

Người trị liệu sẽ mang đến cho bệnh nhân những thông điệp tích cực để giúp não bộ nhận được những cảm xúc tốt khác với vật chủ của sự sợ hãi, lo lắng – đó chính là màu sắc. Nhờ đó mà những nỗi sợ dần được kiểm soát tốt hơn, sự lo lắng, căng thẳng khi đối diện với màu sắc cũng sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Hội chứng sợ màu sắc gây nên nhiều phiền toái đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra các biểu hiện sợ hãi bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bài bản, giúp bạn nhanh chóng khắc phục được nỗi sợ của mình.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *