Chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia): Dấu hiệu và cách khắc phục

Người mắc chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) có nỗi sợ vô lý, dữ dội với các vật sắc nhọn như dao, kéo, bút chì, bút bi,… Hội chứng này gây cản trở các hoạt động thường ngày và ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, làm việc. Tương tự như các chứng ám ảnh sợ khác, Aichmophobia có thể thuyên giảm sau khi trị liệu tâm lý.

hội chứng sợ vật nhọn
Hội chứng sợ vật nhọn đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi quá mức, vô lý đối với các vật nhọn như dao, đinh, bút, kéo,…

Hội chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) là gì?

Hội chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là chứng ám ảnh cụ thể. Hội chứng này đề cập đến nỗi ám ảnh, sợ hãi tột độ và kinh hoàng với những vật sắc nhọn như bút bi, bút chì, đinh, kéo, dao, ghim bấm,…

Không giống với cảm giác sợ hãi thông thường, chứng ám ảnh sợ thường gây ra sự sợ hãi tột độ, quá mức và kéo dài ít nhất 6 tháng. Cảm giác sợ hãi sẽ gây căng thẳng thần kinh và dẫn đến các hành vi né tránh việc nhìn thấy hoặc tiếp xúc với những vật sắc nhọn.

Người mắc hội chứng sợ vật nhọn có thể mắc đồng thời với hội chứng sợ kim tiêm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Các vật sắc nhọn xuất hiện nhiều trong cuộc sống nên chứng Aichmophobia sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình học tập và nghề nghiệp. Thậm chí, nhiều người còn có thể phát triển một số vấn đề tâm lý do cảm giác căng thẳng, lo lắng và sợ hãi kéo dài.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung và chứng sợ vật nhọn nói riêng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, đa phần đều khởi phát ở giai đoạn thanh thiếu niên và đầu độ tuổi trưởng thành. Do đặc điểm tính cách nên nữ giới sẽ có nguy cơ mắc hội chứng sợ vật nhọn cao hơn so với nam giới.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ vật nhọn

Hội chứng sợ vật nhọn có triệu chứng tương tự như các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng có thể khác nhau ở từng trường hợp.

Các triệu chứng của hội chứng sợ vật nhọn:

  • Có cảm giác sợ hãi và ám ảnh các vật nhọn như bút chì, bút bi, ghim bấm, kim tiêm, dao, kéo hoặc bất cứ vật gì có hình dáng sắc nhọn
  • Cố gắng né tránh sử dụng những vật sắc nhọn như không dùng bút viết mà thường ghi chép bằng cách đánh máy hoặc note bằng điện thoại; không sử dụng dao/ kéo để chế biến thức ăn mà thường dùng thực phẩm được chế biến sẵn,…
  • Việc sợ hãi và né tránh các vật nhọn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Khi tiếp xúc với những vật sắc nhọn, bệnh nhân mắc chứng Aichmophobia sẽ bùng phát cảm giác sợ hãi tột độ. Cảm giác sợ sẽ kéo theo nhiều triệu chứng thể chất và chi phối cảm xúc mạnh mẽ.

hội chứng sợ vật nhọn
Người mắc hội chứng sợ vật nhọn thường trở nên hoảng loạn, căng thẳng,… khi nhìn thấy vật sắc nhọn

Các triệu chứng có thể gặp phải khi tiếp xúc hoặc nhìn thấy những vật sắc nhọn:

  • Cảm thấy lo lắng và sợ hãi dữ dội
  • Tim đập nhanh
  • Đau thắt ngực
  • Run rẩy
  • Khó thở
  • Lâng lâng, choáng váng
  • Mong muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại
  • Có cảm giác muốn tách rời
  • Một số người hoảng loạn và thậm chí là ngất xỉu khi nhìn thấy các vật sắc nhọn

Ngoài ra, hội chứng sợ vật nhọn cũng khiến bệnh nhân trở nên căng thẳng, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. Nếu không được điều trị, những cảm xúc tiêu cực này có thể phát triển thành các rối loạn tâm lý, tâm thần khác.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ vật nhọn

Tương tự như rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng sợ vật nhọn. Thông qua một số nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy hội chứng Aichmophobia thường có liên quan đến những yếu tố sau:

hội chứng sợ vật nhọn
Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến các vật nhọn là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc chứng Aichmophobia
  • Trải nghiệm tiêu cực: Các chuyên gia tin rằng, những trải nghiệm tiêu cực có liên quan đến những vật sắc nhọn như từng bị tai nạn nghiêm trọng, lây nhiễm bệnh,… do bị giẫm phải dao, kéo và bút bi là điều kiện để phát triển thành nỗi ám ảnh các vật nhọn. Trong trường hợp này, nỗi sợ quá mức là phản ứng phòng vệ vô thức được hình thành từ những trải nghiệm trong quá khứ.
  • Di truyền: Tương tự như các vấn đề tâm lý, hội chứng sợ vật nhọn có khả năng di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Dù chưa xác định được cơ chế di truyền và loại gen cụ thể nhưng các chuyên gia đã nhận thấy nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu gia đình có tiền sử rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
  • Bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Một số nghiên cứu cho thấy, cảm giác sợ hãi và ám ảnh về các vật nhọn có thể là biểu hiện của OCD. Những người mắc chứng bệnh này có thể bị ám ảnh về việc những vật sắc nhọn sẽ gây chảy máu, xây xước da và lây nhiễm bệnh. Từ đó thôi thúc hành vi né tránh những vật sắc nhọn để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và nhiễm bệnh.

Chứng sợ vật nhọn có nguy hiểm không?

Chứng sợ vật nhọn ảnh hưởng đáng kể đến các khía cạnh trong cuộc sống. Hành vi né tránh các vật sắc nhọn như bút bi, dao lam, kéo,… khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi học tập và làm việc. Ngoài ra, vì né tránh sử dụng dao và kéo nên người bệnh thường không thể tự nấu ăn.

Ngoài ra, cảm giác sợ hãi, lo lắng về việc phải tiếp xúc với các vật sắc nhọn có thể khiến người bệnh bị stress, mất ngủ, đau nhức cơ thể, đau đầu và giảm trí nhớ. Đa số bệnh nhân mắc chứng sợ vật nhọn đều có biểu hiện căng thẳng, cảm xúc không ổn định, dễ cáu kỉnh và tức giận do phải đối mặt với căng thẳng trong thời gian dài.

Nhiều người có xu hướng lạm dụng bia rượu, chất kích thích, hút thuốc lá để giải tỏa căng thẳng và bất lực trong việc kiểm soát nỗi sợ. Căng thẳng, lo âu kéo dài cũng gây ra sự rối loạn về nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Đây là điều kiện để phát triển các vấn đề tâm lý, tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa,…

Chẩn đoán hội chứng sợ vật nhọn

Hội chứng sợ vật nhọn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu nghi ngờ mắc chứng bệnh này, nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tương tự như các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác, chứng Aichmophobia sẽ được chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thu thập các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, tìm hiểu trải nghiệm tiêu cực có liên quan đến vật sắc nhọn, tiền sử gia đình,… Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Hội chứng sợ vật sắc nhọn sẽ được chẩn đoán khi bệnh nhân đáp ứng được 4 tiêu chí sau:

  • Có nỗi sợ vô lý, quá mức và dai dẳng về các vật sắc nhọn bao gồm những vật không thực sự nguy hiểm như bút chì, bút bi,…
  • Sợ hãi tột độ, hoảng loạn khi nhìn thấy hoặc tiếp xúc với các vật nhọn
  • Có các hành vi né tránh để không phải nhìn thấy hoặc tiếp xúc với vật nhọn như bút, dao, kéo,…
  • Nỗi sợ về các vật nhọn phải đủ nghiêm trọng để làm cản trở cuộc sống hằng ngày

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ vật nhọn

Theo thống kê, chỉ khoảng 10 – 25% người mắc chứng sợ vật nhọn chủ động thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Những trường hợp còn lại chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi chứng Aichmophobia kéo dài dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,…

Nhiều người không thực sự hiểu được mức độ nghiêm trọng của hội chứng sợ vật nhọn. Hội chứng này không đơn thuần là cảm giác sợ hãi mà cảm giác này làm cản trở việc học, nghề nghiệp và các hoạt động thường ngày như nấu nướng, cắt tóc, cắt móng,… Đây là lý do hội chứng sợ vật nhọn cần phải được điều trị trong thời gian sớm nhất.

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị hội chứng sợ vật nhọn bao gồm:

1. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý là phương pháp quan trọng nhất trong kế hoạch điều trị chứng sợ vật nhọn. Liệu pháp này được thực hiện bằng hình thức giao tiếp nhằm tác động đến tâm lý của bệnh nhân. Tâm lý trị liệu giúp thay đổi những bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức. Qua đó giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực và có thể bình thường hóa cuộc sống.

Aichmophobia
Trị liệu tâm lý là phương pháp hiệu quả nhất đối với chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia)

Đối với chứng sợ vật nhọn, chuyên gia thường sẽ lựa chọn các hướng can thiệp sau:

– Liệu pháp phơi nhiễm:

Liệu pháp phơi nhiễm là phương pháp tâm lý được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị chứng ám ảnh sợ cụ thể bao gồm cả hội chứng sợ vật nhọn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh giảm nỗi sợ thái quá khi nhìn thấy vật sắc nhọn, đồng thời có thể thoải mái khi nhìn hoặc sử dụng những vật nhọn như bút, kéo, dao,…

Liệu pháp phơi nhiễm được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với nỗi sợ theo mức độ tăng dần. Ban đầu, người bệnh sẽ quan sát hình ảnh của các vật nhọn, sau đó nhìn các vật nhọn từ xa và cuối cùng là chạm vào các vật sắc nhọn. Quá trình trị liệu sẽ được thực hiện trong một thời gian dài để bệnh nhân có thể thích nghi và giảm dần nỗi sợ vô lý của bản thân.

Trong liệu pháp phơi nhiễm, bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn cách đối phó với cảm giác sợ hãi và hoảng loạn. Nếu tích cực điều trị, đa phần người bị chứng sợ vật nhọn đều có cải thiện rõ rệt và một số người có thể bình thường hóa các hoạt động như viết bằng bút, cắt gọt thực phẩm, cắt móng tay,…

– Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT):

Liệu pháp nhận thức hành vi hướng đến việc thay đổi hành vi và cảm xúc thông qua điều chỉnh nhận thức (tư duy). Chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân hình thành góc nhìn đúng đắn, khách quan hơn về các vật sắc nhọn. Khi nhận thức được lợi ích của những vật sắc nhọn và biết rằng những đồ vật này không tiềm ẩn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ giảm phần nào cảm giác sợ hãi, lo lắng, bất an và cải thiện các hành vi né tránh.

Tâm lý trị liệu mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị chứng sợ vật nhọn. Tuy nhiên, cải thiện chỉ được thấy rõ khi kiên trì trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia. Ngoài việc kiểm soát nỗi sợ, trị liệu tâm lý còn trang bị cho bệnh nhân những kỹ năng, kinh nghiệm để đối phó với những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống.

2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc không phải là phương pháp phổ biến trong điều trị chứng sợ vật nhọn. Dù vậy, thuốc vẫn có thể được dùng để giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi, căng thẳng,… và nâng đỡ tinh thần trong quá trình trị liệu tâm lý.

Các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị hội chứng sợ vật nhọn:

  • Thuốc an thần benzodiazepine: Nhóm thuốc này được sử dụng ngắn hạn để giảm lo âu, căng thẳng và cải thiện các vấn đề giấc ngủ có liên quan đến chứng sợ vật nhọn. Thuốc an thần mang lại hiệu quả nhanh, rõ rệt nhưng có thể gây nghiện nên phải cẩn trọng khi dùng.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được dùng để giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến chứng Aichmophobia như tim đập nhanh, đau đầu, tăng huyết áp, hồi hộp,… Lợi ích của nhóm thuốc này trong điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung và chứng sợ vật nhọn nói riêng vẫn còn nhiều tranh cãi. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định thuốc chẹn beta cho bệnh nhân mắc chứng Aichmophobia.

Sử dụng thuốc chỉ có vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị hội chứng sợ vật nhọn. Do đó, bệnh nhân buộc phải can thiệp trị liệu tâm lý và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Các biện pháp chăm sóc

Chứng sợ vật nhọn gây ra sự căng thẳng, lo âu kéo dài. Ngoài những ảnh hưởng về mặt tâm lý, sức khỏe thể chất cũng phải đối mặt với không ít vấn đề. Vì lý do này, bản thân người bệnh cũng cần chủ động chăm sóc sức khỏe để nâng đỡ thể trạng và học cách kiểm soát nỗi sợ.

Aichmophobia
Người mắc chứng Aichmophobia nên chăm sóc sức khỏe thể chất để nâng đỡ tinh thần và kiểm soát nỗi sợ tốt hơn

Bệnh nhân mắc chứng sợ vật nhọn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

  • Trước tiên, cần đảm bảo ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya. Chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với mức độ lo âu, căng thẳng. Ngủ đủ giấc có thể giảm phần nào sự lo lắng, bất an, buồn phiền và căng thẳng do chứng sợ vật nhọn gây ra.
  • Nên tập thể dục thường xuyên để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, thói quen này còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất như cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau đầu, đau nhức cơ,…
  • Có thể dành 15 – 30 phút để ngồi thiền và tập hít thở sâu. Thói quen này giúp kiểm soát căng thẳng hữu hiệu, đồng thời nâng cao sức khỏe và giảm các vấn đề thể chất ở bệnh nhân mắc hội chứng
  • Trao đổi với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về tình trạng sức khỏe của bản thân để được hỗ trợ.
  • Nên tham gia các hội nhóm của người mắc chứng Aichmophobia để được chia sẻ, kết bạn và học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc quản lý bệnh.
  • Chú ý những biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị và chủ động thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Hội chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) ảnh hưởng đến nhiều hoạt động từ sinh hoạt, học tập, làm việc,… Ngoài ra, hội chứng này còn làm gia tăng các vấn đề tâm lý và thể chất. Do đó, nếu nghi ngờ mắc chứng sợ vật nhọn, nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận

  1. Nkoc Nkoc says: Trả lời

    Trời ơi, chứng sợ vật nhọn vậy sao mà làm việc được thậm chí cả nấu ăn

    1. Hoa Phượng says: Trả lời

      ở việt nam, hội chứng này không phổ biến lắm nhưng nếu có thì khó sinh hoạt được.

      1. Nkoc Nkoc says: Trả lời

        Nếu là con gái mắc chứng sợ vật nhọn thì sau này về nhà chồng họ có thông cảm không

  2. Hoa Phượng says: Trả lời

    Nhà tui có 1 đứa nhỏ hét toáng lên khi vô tình thấy chiếc kéo trên bàn. Tui hốt hoảng đến xem mà con bé kêu sợ kéo

    1. Nắng Hạ says: Trả lời

      Thương bé quá

      1. Hoa Phượng says: Trả lời

        Tui khó hiểu, chỉ là chiếc kéo bình thường làm gì mà sợ hãi đến mức thế

        1. Nắng Hạ says: Trả lời

          Là ai thì khi nghe 1 đứa trẻ nói thế cũng khó hiểu mà

          1. Hoa Phượng says:

            Vâng, tui đến cất chiếc kéo để con bé bình tĩnh, tui hỏi sao con lại sợ kéo thì con bé bảo nói mới có biểu hiện này do các bạn trong lớp lấy kéo trêu, nên con bé bây giờ nhìn thấy đồ nhọn lại hét lên và run sợ. Tôi muốn tìm nơi trị liệu cho bé và cô ruột kêu đến NHC trị liệu, cô bảo là bên này làm ăn uy tín, có nhiều chuyên gia giỏi nữa. Hiện tại, bé nhà tui trị liệu tại chi nhánh hồ chí minh đã được 2 tháng rồi, cháu ko còn sợ vật nhọn như trước nữa, có hôm còn đi lấy dao cho tui gọt hoa quả cơ. dạo này cháu cũng tự tin hơn, vui vẻ hơn trước.

          2. Duyên Nguyễn says:

            Thực ra hội chứng này cũng là rối loạn lo âu thôi. trị liệu tâm lý là ổn. Bên NHC đấy thấy tham gia nhiều chương trình truyền hình lắm, Hôm nọ tôi thấy kênh VTV2 có cuộc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý của Trung tâm NHC, họ chia sẻ về trầm cảm thấy đúng vs hay thật. Ai cần có thể xem nhé https://www.youtube.com/watch?v=DnlZqnNFSC8&t=1114s

  3. Nguyễn Đình Long says: Trả lời

    bệnh này uống thuốc liệu có khỏi hoàn toàn không nhỉ?

    1. Thanh Nhi says: Trả lời

      không đâu bạn, chỉ giảm thôi

  4. Trịnh Huy says: Trả lời

    Nếu con nhà tôi mà bị sợ vật nhọn từ bé chắc ám ảnh nó cả đời

    1. Dương Minh says: Trả lời

      Nếu bạn phát hiện sớm, không có cái gì là quá muộn, hãy theo dõi con xem có những biểu hiện lạ nào không, biết đâu nó chỉ mới bị vẫn có thể giúp con lấy lại được tinh thần

  5. Thái Trân says: Trả lời

    tôi nghĩ người lớn còn khó trị liệu được, vì có ý thức tốt hơn trẻ em rồi. Họ sẽ mất nhiều thời gian việc trị liệu tâm lý

    1. Nguyễn Nhân Kiệt says: Trả lời

      đúng á,trường hợp họ đã ám ảnh đồ nhọn và phát hiện muộn thì càng khó trị liệu hơn

      1. Thái Trân says: Trả lời

        không phải lo điều đó, nếu kiên trì và làm theo chỉ dẫn các chuyên gia hoặc bác sĩ thì sẽ hồi phục thôi. Tích cực lên nào các bạn.

  6. Hooàng Hướng Dương says: Trả lời

    tôi có con đang có dấu hiệu trong bài, tôi phải làm gì đây

    1. Đặng Giang says: Trả lời

      đâu tiên bạn không cho cháu nhìn thấy các vật nhọn, hạn chế mức có thể. Tiếp theo, đến các bệnh viện tâm lý để kiểm tra xem như thế nào

      1. Hooàng Hướng Dương says: Trả lời

        Cảm ơn bạn nhé

  7. Nhật Tiến says: Trả lời

    Hiệu quả dùng thuốc và tâm lý trị liệu như thế nào ạ?

    1. Duy Ly says: Trả lời

      Theo tớ, việc dùng thuốc để điều trị chứng sợ vật nhọn phổ biến nhưng thuốc chỉ giúp giảm nỗi sợ, lo lắng

      1. Nhật Tiến says: Trả lời

        Các nhà trị liệu áp dụng tâm lý trị liệu để giúp họ tìm ra nguyên nhân gây ra chứng sợ vật nhọn đưa ra các lộ trình trị liệu phù hợp. Họ thường sử dụng giao tiếp tác động suy nghĩ thân chủ

        1. Duy Ly says: Trả lời

          Dù sao nếu có bị chứng sợ vật nhọn phải có sự cho phép bác sĩ, không nên tự ý dùng ảnh hưởng sức khỏe

  8. Lý Nghiệp says: Trả lời

    Dạo này mỗi lần mẹ cầm dao gọt hoa quả, em cảm thấy hơi run, đầu choáng váng nhiều lần gần như em ngất xỉu

    1. Cẩm Tú Trần says: Trả lời

      Nghe nghiêm trọng quá

      1. Lý Nghiệp says: Trả lời

        Em rất lo lắng. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của em rất nhiều. Em đang tìm hiểu về hội chứng này. Em xem thuốc nào có chữa trị được thì em mua

        1. Cẩm Tú Trần says: Trả lời

          Khoan đã, em nên nói cho gia đình biết và bố mẹ em sẽ tìm cách để chữa cho em

          1. Lý Nghiệp says:

            Em có thông báo cho gia đình biết, đây là hội chứng về tâm lý nên hơi khó tìm nơi để điều trị cho em

        2. Cẩm Tú Trần says: Trả lời

          Em có thể đến trung tâm tâm lý trị liệu để các chuyên gia tâm tham vấn cho em. Dạo gần đây chị đọc báo phương pháp trị liệu độc quyền NHC. Đó là không can thiệp thuốc, không có tác dụng phụ, đảm bảo sức khỏe cho mọi đối tượng https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html

          1. Lý Nghiệp says:

            Tốt quá!!! Em cảm ơn chị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *