Hội chứng sợ kim tiêm (Belonephobia) và Biện pháp khắc phục

Hội chứng sợ kim tiêm là một loại ám ảnh về những thủ tục y tế có liên quan đến kim tiêm. Theo thống kê, nỗi sợ này có ảnh hưởng đến gần 25% người trưởng thành, trong đó có đến 7% người lớn né tránh việc tiêm chủng cũng bởi ảnh hưởng của hội chứng này. 

Hội chứng sợ kim tiêm
Hội chứng sợ kim tiêm có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành.

Hội chứng sợ kim tiêm (Belonephobia) là gì?

Hội chứng sợ kim tiêm hay còn có tên gọi khác là aichmophobia hoặc belonephobia, mặc dù đây chỉ là những thuật ngữ chung nói về nỗi sợ các vật nhọn. Ngoài ra nó cũng có thể được gọi là trypanophobia dù cho cách gọi và nguồn gốc của thuật ngữ này vẫn có nhiều sự tranh cãi khác nhau.

Hội chứng sợ kim tiêm là một nỗi ám ảnh đối với hầu hết các thủ tục y tế có liên quan đến kim tiêm. Người bệnh sẽ sợ hãi việc tiêm chủng, lấy máu, truyền dịch qua đường tĩnh mạch và gây mê. Nỗi sợ hãi kéo dài dai dẳng, dữ dội và phi lý với những tình huống kích thích ám ảnh.

Cho đến hiện nay thì vẫn chưa có nhiều tài liệu và thông tin nói về sự bắt nguồn của hội chứng này. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho biết rằng, chứng sợ kim có thể là liên quan đến bản năng sinh tồn của mỗi người, nó khiến cho bạn từ chối việc tiếp nhận cảm giác bị đâm thủng vào cơ thể bởi bất kì thứ gì.

TS. John Mayer, một nhà tâm lý học lâm sàng và cũng là tác giả cuốn Family Fit: Find Your Balance in Life chia sẻ rằng, khi có một thứ gì đó mà bạn chưa biết hoặc không thể hình dung cụ thể được đưa vào cơ thể của bạn thì nó sẽ tạo ra cảm giác sợ hãi cho một số người.  Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cũng cho biết rằng, hội chứng sợ kim tiêm hiện nay cũng đã được xếp vào chứng rối loạn lo âu.

GS.TS. Petros Levounis, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần học tại Trường Y khoa Rutgers New Jersey nói rằng, cơ chế bảo vệ cơ thể tránh khỏi những sự tổn thương có thể dần phát triển và nó cũng chính là yếu tố làm khởi phát chứng rối loạn tâm thần suy nhược. Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau ở mỗi trường hợp người bệnh.

Tuy nhiên, theo một phân tích tổng hợp được lấy từ những dữ liệu khoa học có sẵn đã được tạp chí  SAGE Open Nutrition công bố. Theo đó, đã liệt kê cụ thể về những triệu chứng phổ biến như khi nhìn thấy kim, nhịp tim và huyết áp sẽ gia tăng đột ngột, tim đập chậm lại, huyết áp giảm, lo lắng tột độ, ngất xỉu nhưng không có bất kì tác động nào khác, băn khoăn, e ngại về các thủ thuật có liên quan đến kim tiêm.

Theo ước tính thì hội chứng sợ kim tiêm hiện đang ảnh hưởng đến hơn 10% người Mỹ. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn chưa được công nhận một cách cụ thể trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê (DSM) cho đến năm 1994. Nó thường có xu hướng phát triển ở trẻ em và dần thuyên giảm sau khi trưởng thành. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thì chứng sợ kim tiêm vẫn tiến triển nghiêm trọng và gây đau khổ đối với người trưởng thành.

Nguyên nhân khiến nhiều người sợ kim tiêm

Hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ kim tiêm ở nhiều người. Tuy nhiên, cũng tương tự như các hội chứng khác như hội chứng sợ máu, sợ bóng tối,…thì sự ám ảnh về kim tiêm cũng có thể do các yếu tố khác nhau tác động vào. Cụ thể như:

Hội chứng sợ kim tiêm
Nỗi sợ kim tiêm của có thể tồn tại do ám ảnh về những trải nghiệm trong quá khứ
  • Do kinh nghiệm: Đây có thể là yếu tố phổ biến nhất khiến cho nhiều người ngay cả khi trưởng thành cũng có cảm giác sợ hãi đối với kim tiêm. Những trải nghiệm tiêu cực có liên quan đến kim hoặc những thủ thuật y tế có thể khiến cho nhiều người bị ám ảnh dữ dội. Trong một nghiên cứu khoa học xung đã nhận thấy, hội chứng này có xu hướng phát triển ở những người mắc phải các căn bệnh mãn tính cần phải tiêm thuốc trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng từ quá trình tiến hóa: Một vài nhà tâm lý học tiến hóa từng chia sẻ rằng, nỗi sợ hãi có thể xuất phát từ một kỹ thuật sinh tồn cổ xưa nào đó. Vết thương thủng có thể gây tổn thương và làm chết người, nhất là vào thời gian trước khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại. Cũng có thể sự ám ảnh về việc bị thủng da cũng là một sự thích nghi được diễn ra trong quá trình tiến hóa.
  • Do di truyền, tiền sử gia đình: Theo ước tính thì có đến gần 80% các trường hợp người mắc chứng sợ kim tiêm có người thân ám ảnh kim hoặc bị những hội chứng tương tự. Tuy nhiên, nỗi sợ kim tiêm cũng có thể do học được chứ không phải do sự di truyền.
  • Phản xạ thắt mạch: Trong một vài trường hợp, con người có thể đối mặt với một số phản ứng rối loạn nhịp tim khi nhìn thấy kim tiêm hoặc bị kim đâm vào cơ thể. Lúc này huyết áp sẽ bị suy giảm đột ngột, dần đến chóng mặt, ngất xỉu.

Triệu chứng của hội chứng sợ kim tiêm

Những người mắc phải hội chứng sợ kim tiêm sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi được chăm sóc y tế hoặc áp dụng các thủ thuật bằng tiêm. Khi bắt buộc phải tiến hành bất kì thủ thuật nào có liên quan đến tiêm thì họ sẽ bị thay đổi nhịp tim, gia tăng huyết áp và lo lắng tột độ. Vào thời điểm tiêm, họ sẽ bị suy giảm huyết áp nghiêm trọng và nhiều khả năng bị ngất xỉu.

Một số triệu chứng thường gặp ở người sợ kim tiêm như:

  • Tim đập liên hồi
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Lo lắng, bất an
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Run sợ

Các triệu chứng này thường xuất hiện khi họ đối với với các tình huống như:

  • Đến bệnh viện thăm khám
  • Gặp bác sĩ
  • Nhìn thấy kim tiêm
  • Khi bị bệnh và dự đoán phải tiêm

Chính vì nỗi ám ảnh quá lớn nên khiến cho nhiều người luôn muốn tránh né, lẩn trốn các hoạt động có liên quan đến kim tiêm, từ chối việc điều trị do sợ kim.

Chẩn đoán chứng sợ kim tiêm

Các triệu chứng sợ kim tiêm có thể dễ dàng nhận biết bởi người bệnh luôn có sự sợ hãi và ám ảnh quá mức với kim. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe để có thể dễ dàng loại trừ các vấn đề liên quan đến thể chất tiềm ẩn. Đồng thời người bệnh cũng sẽ được hỏi về một số triệu chứng, gồm có mức độ nghiêm trọng, thời gian xuất hiện ám ảnh, bản chất của những điều đã trải qua.

Để có thể chẩn đoán một người mắc phải hội chứng sợ kim tiêm thì các triệu chứng phải đáp ứng các vấn đề như:

  • Nỗi sợ hãi không phù hợp và biểu hiện một cách quá đáng.
  • Xảy ra ngay lập tức khi đối diện với kim tiêm.
  • Có xu hướng né tránh và cực kì đau khổ khi phải đối mặt.
  • Cuộc sống bị giới hạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày.

Bên cạnh đó, các biểu hiện của hội chứng sợ kim tiêm cũng sẽ xuất hiện ít nhất trong vòng 6 tháng và không xuất phát từ sự ảnh hưởng của các rối loạn hay bệnh tật khác.

Ảnh hưởng của hội chứng sợ kim tiêm

Hội chứng sợ kim tiêm nếu không được khắc phục tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với đời sống sinh hoạt của mỗi người. Tác động tiêu cực của tình trạng này đó chính là cảm giác khó chịu, lo lắng quá mức khi phải đối mặt và đấu tranh trong thời gian dài trước khi đến gặp bác sĩ, đến thăm khám và điều trị bệnh tại bệnh viện hoặc trạm xá.

Hội chứng sợ kim tiêm
Nỗi ám ảnh về kim tiêm có thể khiến nhiều người liên tục từ chối các thủ thuật y tế có liên quan đến tiêm chích.

Những người có ám ảnh về kim tiêm sẽ luôn muốn tìm cách né tránh các thủ thuật y tế có liên quan đến kim. Việc bỏ qua các xét nghiệm cũng như là các phương pháp điều trị được khuyến nghị để hạn chế bị tiêm chích có thể khiến cho kết quả chẩn đoán bệnh bị nhầm lẫn, đồng thời làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh, thậm chí có khả năng làm cho bệnh tình càng chuyển biến nghiêm trọng.

Đặc biệt là trong thời gian qua, vào thời điểm đại dịch Covid -19, với công tác tiêm vaccine nhằm phục vụ tốt cho việc phòng chống bệnh. Tuy nhiên, do nỗi ám ảnh kim tiêm quá lớn đã khiến cho nhiều trường hợp từ chối việc tiếp nhận tiêm vaccine gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân và toàn cộng đồng.

Biện pháp khắc phục chứng sợ kim tiêm

Để có thể thoát khỏi nỗi sợ kim tiêm cần phải mất rất nhiều thời gian và cần có sự nỗ lực từ chính bản thân mỗi người. Theo đề xuất của các chuyên gia thì để khắc phục được hội chứng này thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, gia đình. Những lời động viên, những hành động an ủi đơn giản như cái nắm tay của những người thân thiết và đáng tin cậy cũng có thể giúp bạn trở nên bình tĩnh và bớt lo sợ hơn khi tiêm chích.
  • Nếu bắt buộc phải thực hiện các thủ thuật có liên quan đến kim tiêm thì cách tốt nhất là bạn hãy tự đánh lạc hướng bản thân bằng việc tập trung vào bất cứ điều gì đang xảy ra xung quanh ngoài kim tiêm. Hãy nghĩ đến kì nghỉ sắp đến của bạn, nghĩ đến những món đồ chơi yêu thích hoặc là chú ý vào vết bẩn trên sàn nhà, tập trung ngân nga vài câu hát.
  • Hãy thoải mái chia sẻ với bác sĩ hoặc nhân viên y tá về sự  lo lắng, ám ảnh của bạn đối với kim tiêm. Và đừng quên nói với họ về những điều có thể làm bạn cảm thấy thư giãn và bớt căng thẳng hơn. Một số người có thể bình tĩnh và an tâm hơn khi nghe về từng bước cụ thể trước khi được tiêm chích.
  • Nếu nỗi sợ quá lớn, bạn cũng có thể hỏi người thực hiện thủ thuật y tế về các biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như dùng chất gây tê tương tự với novocain hoặc thuốc xịt đông lạnh nhằm làm tê vùng da trước khi tiêm để giảm cảm giác bị đâm thủng.
  • Hạn chế quan sát kim tiêm bởi càng nhìn vào nó bạn sẽ càng cảm thấy hoảng loạn và lo lắng nhiều hơn.
  • Học cách thư giãn, thả lỏng cơ thể bằng những bài tập thở sâu trước khi thực hiện tiêm chích.
  • Hãy lựa chọn tư thế giúp bạn thoải mái nhất, bạn có thể ngồi hoặc nằm để cơ thể được thả lỏng và dễ chịu.

Bên cạnh những cách giúp bạn có thể tạm thời quản lý nỗi sợ khi bắt buộc phải thực hiện các thao tác tiêm chích thì bạn cũng cần trị liệu bằng những kỹ thuật chuyên khoa để trị dứt điểm nỗi ám ảnh này. Hiện nay, đối với hội chứng sợ kim tiêm thì các chuyên gia sẽ áp dụng nhiều liệu pháp tâm lý khác nhau, tuy nhiên liệu pháp hành vi và nhận thức luôn được sử dụng phổ biến.

Với liệu pháp này, các chuyên gia tâm lý cũng sẽ có nhiều kỹ thuật điều trị khác nhau, tuy nhiên với trường hợp sợ kim tiêm thì kỹ thuật thư giãn và tiếp xúc là hiệu quả nhất. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp cùng với người bệnh để dần tháo gỡ những nút thắt trong lòng họ, giúp họ hiểu rõ hơn về nỗi sợ vô lý của mình và dần điều chỉnh lại cảm xúc một cách đúng đắn hơn.

Hội chứng sợ kim tiêm là một tình trạng vô cùng phổ biến trong xã hội hiện nay và tỉ lệ điều trị thành công cũng rất cao. Mong rằng qua thông tin của bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm về chứng sợ hãi này và có cách khắc phục hiệu quả để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *