Người ái kỷ ngoài yêu bản thân thì họ sợ gì nhất?
Người ái kỷ sợ gì nhất ngoài tình yêu mãnh liệt dành cho bản thân? Đây là câu hỏi khiến không ít người tò mò khi tiếp xúc với kẻ luôn tỏ ra tự tin, kiêu ngạo. Nên nếu biết được nỗi sợ ẩn sâu bên trong chính là cơ hội để chúng ta tiếp cận và đối phó với tình huống cần giao tiếp với người bệnh.
Tại sao cần hiểu nỗi sợ của người ái kỷ?
Một trong những cách tiếp cận giao tiếp tốt với người ái kỷ là hiểu rõ nỗi sợ của họ. Khi biết được điều gì khiến đối phương cảm thấy bất an, chúng ta sẽ tránh được hành động, lời nói gây tổn thương. Đồng thời hạn chế xung đột mà còn tạo điều kiện giao tiếp tích cực, thoải mái hơn cho cả hai bên.
Khi hiểu được nỗi sợ sâu bên trong của đối phương, chúng ta có cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Việc thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với nỗi lo lắng của người bệnh mang lại gắn kết trong gia đình, công việc và tạo ra môi trường khiến đôi bên được tôn trọng.
Nắm rõ nỗi sợ của người ái kỷ cũng là cách để bảo vệ chính mình. Khi hiểu được những cảm xúc sâu kín của người bệnh, cá nhân sẽ tránh được việc bị lôi vào xung đột và giữ vững tinh thần nhằm thoát khỏi tổn thương thêm.
Người ái kỷ sợ gì nhất? Chuyên gia giải đáp
Nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng bên trong người ái kỷ luôn ẩn chứa nhiều nỗi sợ sâu kín mặc dù họ hay tỏ ra tự tin và kiêu ngạo. Các nghiên cứu còn cho thấy đằng sau vẻ bề ngoài mạnh mẽ, người bệnh luôn:
1. Sợ mắc sai lầm
Đối với người ái kỷ, sai lầm ở đây là “cú đánh mạnh” vào cái tôi hoàn hảo mà bệnh nhân luôn tìm cách xây dựng. Sai lầm trong mắt họ là biểu hiện của sự yếu kém nên khiến người bệnh lo sợ bị đánh giá thấp. Vì thế, đối phương luôn cố gắng che giấu, biện minh cho sai lầm của mình để bảo vệ hình ảnh trong mắt người khác.
Người ái kỷ sợ mắc sai lầm đến mức sẽ làm mọi cách để tránh bị chỉ trích như đổ lỗi cho người khác, tạo dựng câu chuyện để làm giảm sự chú ý đến lỗi lầm của mình. Nỗi sợ hãi này còn là sự ám ảnh bởi nó đồng nghĩa với thất bại khi duy trì quyền lực của mình. Người bệnh sợ bị nhìn nhận là không hoàn hảo dù trước đó luôn tìm cách khẳng định ngược lại.
Nỗi sợ mắc sai lầm của người ái kỷ không đơn thuần như ở người bình thường, mà nghiêm trọng hơn nhiều. Sai lầm có thể khiến họ cảm thấy mất đi sự tôn trọng và sự công nhận từ người khác, điều mà họ khao khát nhất. Vì vậy, họ sẽ làm mọi thứ để che giấu hoặc thậm chí phủ nhận những lỗi lầm của mình, chỉ để bảo vệ cái vỏ bọc hoàn hảo mà họ đã tạo ra.
2. Sợ thất bại
Người ái kỷ sợ nhất là sống trong nỗi thất bại, nhất là khi nó diễn ra trong lĩnh vực mà họ đặt vào đó rất nhiều tâm huyết. Thất bại đối với người bệnh là mất mát về mặt vật chất, thành tựu và sự sụp đổ hình ảnh lý tưởng mà bản thân luôn tìm cách xây dựng trong mắt mọi người. Bệnh nhân cần sự công nhận, ngưỡng mộ từ người khác nên thất bại là dấu hiệu của việc không đạt được điều đó.
Nỗi sợ thất bại này càng trở nên nghiêm trọng bởi nó thường đi kèm với nỗi sợ bị xấu hổ. Người ái kỷ lo rằng khi thất bại, mình sẽ trở thành đối tượng bị chế giễu, bị phớt lờ khiến bản thân không thể chấp nhận. Ám ảnh với việc luôn phải thành công khiến người bệnh rơi vào trạng thái sợ hãi một cách quá mức.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có luôn nỗi sợ mất kiểm soát. Bệnh nhân bình thường luôn muốn điều khiển mọi thứ theo ý mình nên khi thất bại sẽ khiến bản thân cảm thấy khó làm chủ cuộc sống. Sự thất bại làm người ái kỷ cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối và đó là điều mà họ cực kỳ sợ phải đối mặt.
3. Sợ bị từ chối
Vấn đề bị từ chối là một trong những nỗi sợ sâu sắc nhất của người ái kỷ. Bởi điều đó có nghĩa là người bệnh không được công nhận, không được tôn trọng, bị loại bỏ khỏi sự ngưỡng mộ. Bệnh nhân luôn mong muốn mình là trung tâm nên sự từ chối làm lung lay niềm tin vào cái tôi vĩ đại đó.
Nguyên nhân khiến người ái kỷ sợ bị từ chối là vì dựa dẫm quá nhiều vào sự ngưỡng mộ từ người khác để củng cố lòng tự trọng. Bị từ chối làm người bệnh thấy mất mát và tổn thương bởi nó đồng nghĩa với việc họ không quan trọng như từng nghĩ. Nó làm suy yếu niềm tin vào giá trị của bản thân và gây ra phản ứng tiêu cực.
Nỗi sợ bị từ chối khiến người bệnh trở nên phòng thủ và thậm chí tấn công người khác khi thấy mình đang bị bỏ qua. Bệnh nhân chuyển từ sự tự tin thái quá sang trạng thái tức giận, tuyệt vọng chỉ vì không được chấp nhận. Đây chính là lý do họ cố gắng kiểm soát mọi thứ để tránh rơi vào trường hợp bị từ chối.
4. Sợ phải phơi bày sự yếu đuối
Sự yếu đuối của người ái kỷ xuất phát từ lòng tự trọng mong manh và nhu cầu kiểm soát mọi thứ. Dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng sự yếu đuối ẩn sâu bên trong chính là nỗi sợ lớn nhất. Người bệnh sợ rằng nếu người khác nhận ra điểm yếu của mình thì sẽ mất đi sự tôn trọng và vị thế. Sự yếu đuối là mặt tối mà bệnh nhân ái kỷ luôn lo sợ phải đối diện.
Đồng thời sợ bị người khác nhìn thấy mình không hoàn hảo, không xứng đáng với sự tôn sùng mà mình mong muốn. Nó khiến người bệnh luôn phải che giấu sự yếu đuối bằng cách tỏ ra tự tin, kiêu ngạo. Tuy nhiên, điều này lại làm chính bản thân trở nên căng thẳng vì không bao giờ thoát khỏi nỗi sợ bị phơi bày một cách hoàn toàn.
Việc sợ bị phơi bày sự yếu đuối là yếu tố khiến người ái kỷ phải phòng thủ và có những phản ứng quá mức khi bị chỉ trích. Người bệnh lo rằng nếu ai đó phát hiện ra thì sẽ mất hết sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà bản thân luôn khao khát nhất.
5. Sợ bị đánh giá, phê bình
Nỗi sợ bị đánh giá, phê bình là nỗi sợ sâu sắc nhất của người ái kỷ. Người này sống trong lo lắng rằng hành động, lời nói và cả ngoại hình sẽ bị người khác chỉ trích. Sự phê bình đối với họ mà nói chính là sự chỉ trích đối với giá trị bản thân. Nỗi sợ này ảnh hưởng đến cách giao tiếp với mọi người, khiến người bệnh phải phòng thủ và có thể tấn công người khác khi cảm thấy bị đe dọa.
Dấu hiệu mà người bệnh cho thấy nỗi sợ này thật sự đáng sợ hơn với họ là việc thường xuyên tìm kiếm sự công nhận, tán dương từ người khác. Đối phương lặp đi lặp lại câu hỏi về cách người khác nghĩ gì về mình, khăng khăng muốn nhận được lời khen ngợi. Nếu bị phê bình, họ sẽ phản ứng thái quá nhưng bên trong lại đang rất tổn thương.
Cùng với nỗi sợ bị đánh giá là nỗi sợ mất kiểm soát mà người ái kỷ luôn cố gắng tránh né. Người bệnh sợ rằng nếu bị đánh giá tiêu cực sẽ không thể giữ được hình ảnh lý tưởng đã xây dựng. Nó tạo ra áp lực lớn cho bản thân, khiến bệnh nhân luôn sống trong trạng thái lo âu và không thoải mái giao tiếp vì bất kỳ phê bình nào cũng có thể đe dọa đến cái tôi.
6. Sợ mất đi quyền lực
Quyền lực đối với người ái kỷ là một phần quan trọng trong danh tính. Bệnh nhân có nhu cầu kiểm soát mọi thứ để cảm thấy an toàn nên mất đi quyền lực đồng nghĩa với việc trở nên yếu đuối, dễ bị tổn thương. Sự mất mát này khiến người bệnh thấy lạc lõng và không còn chỗ đứng trong thế giới mà mình đã xây dựng.
Khi người ái kỷ mất đi quyền lực sẽ trở nên khốn khổ vì cảm giác bất lực. Lúc đó sẽ phản ứng bằng cách tìm biện pháp khôi phục quyền lực, lạm dụng quyền lực còn lại hoặc thao túng người khác. Nỗi sợ này vừa gây hại cho sức khỏe tinh thần vừa gây ra tổn thương cho các mối quan hệ xung quanh.
Lâu dài, nỗi sợ mất đi quyền lực trở thành ám ảnh kinh khủng đối với người ái kỷ. Lúc này người bệnh lo lắng dẫn đến việc trở nên xa cách. Cảm giác không thể kiểm soát cuộc sống sẽ khiến họ không ngừng tìm kiếm cách để duy trì quyền lực, bất chấp những hệ lụy mà điều đó có thể gây ra cho bản thân và người khác.
Làm thế nào để giúp một người ái kỷ vượt qua nỗi sợ?
Việc giúp đỡ một người ái kỷ vượt qua nỗi sợ chính là tạo ra môi trường an toàn, khuyến khích người bệnh tự nhận thức và đồng hành cùng trong quá trình tìm kiếm sự thay đổi tích cực. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:
- Khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý
- Tạo sự tin cậy để người bệnh thoải mái chia sẻ
- Chăm chú lắng nghe nhưng không đưa ra phán xét để người bệnh cảm thấy được thấu hiểu
- Thúc đẩy bệnh nhân tự nhận thức bản thân thông qua những câu hỏi mở
- Đưa ra phản hồi xây dựng hành vi tích cực cho người ái kỷ
- Giúp người bệnh rèn luyện kỹ năng xã hội bằng cách tham gia các hoạt động nhóm
- Khuyến khích bệnh nhân ghi nhật ký hàng ngày để tự theo dõi cảm xúc và suy nghĩ của mình
- Giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến người khác
- Đặt ra nhiều mục tiêu nhỏ và dễ đạt được để người bệnh không thấy áp lực
- Khen ngợi những tiến bộ nhỏ để động viên người ái kỷ tiếp tục thay đổi tích cực
Hiểu được người ái kỷ sợ gì nhất là một trong những cách giúp chúng ta xử lý tốt hơn trong các mối quan hệ. Đồng thời nhận thức rõ ràng về ranh giới của bản thân khi tiếp xúc với người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Đối phó với người ái kỷ – 8 cách giúp bạn vượt mặt họ
- Cách ứng xử khi bị sếp khiển trách, khéo léo để ghi điểm
- 10 Cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối giúp bạn tự tin hơn
Nguồn tham khảo:
- https://www.psychologytoday.com/intl/blog/narcissism-demystified/202005/narcissists-greatest-fears
- https://psychcentral.com/blog/narcissism-decoded/2017/06/narcissists-greatest-fear#1
- https://unfilteredd.net/what-do-narcissists-fear-the-most/
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!