Phương Pháp Thôi Miên Chữa Trầm Cảm Có Hiệu Quả Không?

Phương pháp thôi miên chữa trầm cảm đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu. Tuy nhiên ở Việt Nam thì phương pháp này chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Ngoài hữu ích với điều trị trầm cảm thì thôi miên còn được ứng dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác.

phương pháp thôi miên
Thôi miên được đánh giá là phương pháp an toàn, mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh trầm cảm

Tổng quan về phương pháp thôi miên

Thôi miên là một phương pháp điều trị ngắn hạn hiện đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Liệu pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc theo mùa và trầm cảm. Ngoài ra, thôi miên còn được ứng dụng trong khắc phục một số vấn đề sức khỏe khác.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Các thông tin cơ bản cần biết về phương pháp thôi miên bao gồm:

1. Phương pháp thôi miên là gì?

Trong ngành tâm lý học, thôi miên được xem là một phương pháp trị liệu rất hữu ích. Nó giúp tạo nên trạng thái thư giãn và tập trung cao độ. Đồng thời tăng cường mức độ chú ý để người bệnh dễ dàng tiếp thu nhận thức dưới sự chỉ dẫn của nhà trị liệu thôi miên.

Với kỹ thuật thôi miên, người bệnh sẽ được dẫn dắt vào trạng thái tương tự như hôn mê. Sau đó, nhà trị liệu sẽ tiến hành tác động vào tâm trí của người bệnh chủ yếu thông qua lời nói. Từ đó hình thành nên trạng thái ức chế không hoàn toàn ở vỏ não của người bệnh.

Thôi miên được hiểu một cách đơn giản là trạng thái trung gian giữa thức và ngủ. Khi đạt đến trạng thái này thì con người sẽ có được mức độ tập trung tối đa. Đồng thời có xu hướng dễ dàng tiếp nhận ý kiến hay đề xuất từ người khác hơn bình thường.

Phương pháp thôi miên sẽ giúp người bệnh kiểm soát được nhận thức của bản thân. Hơn nữa còn giúp khám phá những suy nghĩ và cảm xúc ẩn sâu bên trong tiềm thức hoặc hồi tưởng về các ký ức đau đớn đã cố tình chôn sâu vào trong tâm trí. Từ đó giúp điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ cũng như hành vi lành mạnh.

2. Cách hoạt động

Một buổi trị liệu thôi miên thường sẽ kéo dài trong khoảng một giờ. Nhà trị liệu sẽ sử dụng các kỹ thuật thư giãn khác nhau để hướng dẫn người bệnh vào trạng thái thôi miên. Trong trạng thái này, người bệnh vẫn còn ý thức và có thể nhận thức được. Cơ thể sẽ trở nên thoải mái hơn và tâm trí phản ứng nhanh nhạy hơn trước các gợi ý từ nhà trị liệu.

Các đề xuất từ nhà trị liệu sẽ phụ thuộc vào tình trạng hay hành vi mà người bệnh đang cố gắng điều trị. Liệu pháp thôi miên có thể giúp bạn nhắm mục tiêu vào các thói quen không mong muốn và thay thế chúng bằng các hành vi lành mạnh hơn. Chẳng hạn như kiểm soát cơn đau và lo lắng tốt hơn, điều chỉnh các kiểu suy nghĩ tiêu cực,…

Thông qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, phương pháp thôi miên có thể được thực hiện theo 2 hình thức, bao gồm:

  • Liệu pháp gợi ý: Trong trạng thái thôi miên, người bệnh rất dễ dàng đáp ứng các đề xuất mà nhà trị liệu đưa ra. Do đó, khi được thôi miên thành công thì họ có thể thay đổi một số hành vi nhất định. Ngoài ra, liệu pháp gợi ý còn giúp bệnh nhân điều chỉnh cảm xúc, lãng quên âu lo và xoa dịu cảm giác đau đớn trên cơ thể.
  • Liệu pháp phân tích tâm lý: Kỹ thuật này được thực hiện dựa trên sự chia sẻ một cách thoải mái giữa nhà trị liệu và người bệnh. Thông qua những buổi trị liệu phân tích tâm lý, nhà trị liệu sẽ khám phá những vấn đề ẩn sâu bên trong tiềm thức mà bệnh nhân không thể bày tỏ chúng ở trạng thái bình thường.
tác dụng của phương pháp thôi miên
Liệu pháp thôi miên sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được nhận thức của bản thân tốt hơn

3. Mục đích của phương pháp thôi miên

Thôi miên là liệu pháp có thể được sử dụng để giúp bạn kiểm soát các hành vi không mong muốn. Hoặc nó cũng có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với lo lắng hay đau đớn.

Liệu pháp thôi miên đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để đối phó với căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, nó còn được nghiên cứu cho các điều kiện khác. Bao gồm:

  • Kiểm soát cơn đau: Thôi miên có thể giúp giảm đau do bỏng, sinh con, ung thư, hội chứng ruột kích thích, đau đầu, đau cơ xơ hóa, các vấn đề về khớp thái dương hàm hoặc thủ thuật nha khoa.
  • Kiểm soát bốc hỏa: Thôi miên đã được nghiên cứu là có thể làm giảm các triệu chứng bốc hỏa liên quan tới thời kỳ mãn kinh.
  • Thay đổi hành vi: Thôi miên được sử dụng với một số thành công trong điều trị chứng mất ngủ, hút thuốc lá hay ăn quá nhiều.
  • Tác dụng phụ trong điều trị ung thư: Liệu pháp thôi miên đã được sử dụng nhằm giảm bớt các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị hay xạ trị trong điều trị ung thư.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần: Như đã đề cập, thôi miên là phương pháp đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích trong điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như các triệu chứng lo lắng, ám ảnh, căng thẳng sau chấn thương, trầm cảm,…

4. Ưu và nhược điểm

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Việc nắm rõ được vấn đề này sẽ giúp bạn có được sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp thôi miên:

– Ưu điểm:

Liệu pháp thôi miên mang lại tiềm năng trong việc điều trị một số tình trạng bệnh mà không cần đến thuốc bổ sung hay liệu pháp xâm lấn. Các nhà trị liệu xem liệu pháp thôi miên là một trong những lựa chọn điều trị an toàn và ít tác dụng phụ nhất.

Mặc dù có thể thôi miên không hiệu quả với tất cả mọi người nhưng phương pháp này được biết đến như một liệu pháp bổ sung. Một người có thể kết hợp liệu pháp thôi miên cùng với các phương pháp điều trị trầm cảm khác để nâng cao hiệu quả.

Liệu pháp thôi miên sẽ giúp người bệnh học cách làm giảm hoặc kiểm soát tốt hơn các cảm giác căng thẳng, lo lắng và buồn bã. Ngoài ra, phương pháp này còn được dùng để điều trị các hành vi tiêu cực có thể làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm. Điển hình như hút thuốc lá hay thói quen ăn ngủ kém.

– Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì liệu pháp thôi miên có một số rủi ro. Nguy hiểm nhất là có thể tạo ra những ký ức giả. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn khác thường là chóng mặt, nhức đầu và lo lắng. Tuy nhiên những biểu hiện này thường biến mất ngay sau buổi trị liệu thôi miên.

Trước khi thực hiện liệu pháp thôi miên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi liệu pháp này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đối với những người mắc chứng ảo giác, hoang tưởng hay các triệu chứng loạn thần khác thì thôi miên không phải là lựa chọn tốt.

Tại sao phương pháp thôi miên được dùng chữa trầm cảm?

Các phương pháp điều trị trầm cảm đòi hỏi khả năng thay đổi sự kết nối và chức năng của hệ thống dẫn truyền thần kinh trong não. Đôi khi điều này được thực hiện thông qua các hóa chất có trong các loại thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các phương pháp điều trị trầm cảm truyền thống cũng mang lại hiệu quả tốt. Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng đồng nhất với tất cả mọi bệnh nhân. Nhất là những người có tác dụng phụ nghiêm trọng như ý định tự tử hay phản ứng dị ứng.

Liệu pháp thôi miên được cân nhắc như một phương pháp chữa trị bổ sung cho bệnh trầm cảm. Bởi liệu pháp này cho phép bệnh nhân đi sâu vào tiềm thức của họ. Từ đó mở ra toàn bộ tâm trí. Nó cho phép những lý do cơ bản đằng sau bệnh trầm cảm xuất hiện và được điều trị.

Liệu pháp thôi miên có thể mang đến sự giải thoát cho bệnh nhân trầm cảm. Bởi nó giúp người bệnh điều chỉnh suy nghĩ và cái nhìn tích cực hơn về thực tế. Liệu pháp thôi miên sẽ giúp thiết kế lại cách mà bộ não của họ nhìn cuộc sống, điều chỉnh cảm xúc cũng như căng thẳng.

thôi miên chữa trầm cảm
Phương pháp thôi miên đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh trầm cảm

Một số vấn đề mà phương pháp thôi miên có thể giải quyết bao gồm:

1. Giải quyết nguyên nhân tiềm thức

Một người có thể cảm thấy chán nản không có lý do hoặc lý do không rõ ràng. Trong các trường hợp này, có thể sẽ tồn tại những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Một trong những mục tiêu chính của liệu pháp thôi miên là đưa các nguyên nhân tiềm thức của tâm trí lên phía trước. Trong trạng thái thoải mái của thôi miên, người bệnh có thể nhớ lại những ký ức đã bị lãng quên từ lâu. Từ đó nhận ra các suy nghĩ hoặc niềm tin không lành mạnh. Đồng thời xác định rõ những thành kiến và giả định vô thức trước đó.

Sau đó, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh tìm cách giải quyết các yếu tố tiềm thức. Đặc biệt là hướng đến sự thay đổi cảm xúc diễn ra theo cách dễ dàng nhất.

2. Giải quyết các yếu tố hành vi

Trầm cảm đôi khi có liên quan đến nhiều yếu tố hành vi khác nhau. Chẳng hạn như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và hoạt động thể chất. Trước tiên người bệnh trầm cảm sẽ cần làm việc về những vấn đề này với nhà trị liệu thôi miên. Trong một số trường hợp, thay đổi hành vi là đủ để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

3. Cải thiện hình ảnh bản thân và sự tự tin

Hình ảnh bản thân và lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng với bệnh trầm cảm. Thôi miên sẽ giúp một người nhận ra và thay đổi những suy nghĩ thiếu sót hay thói quen xấu về giá trị vốn có của họ. Đồng thời nâng cao ý thức về giá trị bản thân. Điều này sẽ thực hiện thông qua hình ảnh có hướng dẫn, khẳng định tích cực và các gợi ý sau thôi miên được đưa ra khi người bệnh đang ở trạng thái thôi miên.

Phương pháp thôi miên chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Thông thường, các nhà thôi miên sẽ dùng liệu pháp thôi miên kết hợp với tâm lý trị liệu. Điều này còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như tình trạng trầm cảm của người bệnh. Tuy nhiên, thôi miên luôn được đánh giá là một liệu pháp trị bệnh trầm cảm rất hiệu quả.

Một số lợi ích của thôi miên trong điều trị trầm cảm bao gồm:

  • Tăng khả năng tập trung vào đối tượng và các suy nghĩ gây ra căng thẳng nhưng vẫn cân bằng được cảm xúc.
  • Tăng khả năng tách bạn ra khỏi các thói quen và hành vi ám ảnh.
  • Tăng khả năng chịu đau trong các điều kiện nhất định.
  • Giúp bạn định hướng và nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực hơn.
  • Giảm lo lắng và chán nản, tăng khả năng phục hồi.
Lợi ích của phương pháp thôi miên chữa trầm cảm
Phương pháp thôi miên giúp bệnh nhân trầm cảm định hướng và nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn

Đã có rất nhiều nghiên cứu đầy hứa hẹn cho thấy rằng, phương pháp thôi miên mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị trầm cảm và các chứng rối loạn tâm trạng khác. Chẳng hạn như:

  • Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về thôi miên với bệnh trầm cảm chỉ ra rằng, thôi miên đã cải thiện đáng kể các triệu chứng. Đây được xem như một phương pháp thay thế khả thi khi điều trị bằng thuốc không đáp ứng.
  • Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2001 chỉ ra, thôi miên rất hữu ích với việc làm giảm các triệu chứng thường gặp ở bệnh trầm cảm nặng. Chẳng hạn như kích động, bất lực và tuyệt vọng.
  • Một nghiên cứu năm 2008 cũng chỉ ra điều trị trầm cảm bằng phương pháp thôi miên có hiệu quả tương đương với các phương pháp khác. Nghiên cứu này kết luận, nên coi thôi miên là lựa chọn thường xuyên hơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Một phân tích tổng hợp 13 nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 kết luận thôi miên là một phương pháp điều trị trầm cảm rất hiệu quả. Nghiên cứu này khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc trị liệu thôi miên khi làm việc với bệnh nhân trầm cảm.

Hướng dẫn tự thôi miên tại nhà

Ngoài việc thực hiện phương pháp thôi miên cùng các chuyên gia thì người bệnh trầm cảm cũng có thể tự áp dụng tại nhà. Bất cứ khi nào rảnh rỗi hay sau khi trải qua các sự kiện kích động và tổn thương lớn thì người bệnh đều có thể tự thôi miên.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng phương pháp thôi miên chữa trầm cảm phải mất đến khoảng 3 – 4 tháng kiên trì thực hiện đều đặn mới có thể mang đến kết quả tốt. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh.

Thực hiện theo 2 bước cơ bản như sau:

  • Ngồi trên 1 chiếc ghế thật thoải mái và thư giãn ở 1 không gian yên tĩnh.
  • Tiến hành đọc đúng kịch bản thôi miên đã được chuyên gia hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng cách ghi âm thôi miên thay vì đọc kịch bản. Ở trường hợp này, các chuyên gia sẽ đưa cho người bệnh 1 bản ghi âm thôi miên. Cách này tương tự như việc đang được chuyên gia hướng dẫn trực tiếp. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được nghe qua bản ghi âm sẵn có.

 

Thôi miên chữa trầm cảm được đánh giá là phương pháp an toàn và mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này. Bởi việc thực hiện không đúng cách vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *