Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em làm suy giảm đáng kể chất lượng đời sống, tinh thần đồng thời gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm trẻ luôn phải sống trong nỗi lo âu kéo dài. Trị liệu tâm lý, giải quyết các nguyên nhân gây hoảng loạn cùng một lối sống lành mạnh hơn có thể giúp trẻ dần lấy lại tinh thần, cảm xúc tích cực để tham gia vào các hoạt động xã hội đúng lứa tuổi.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em đặc trưng bằng cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột, kịch phát mà không có nguyên nhân cụ thể

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em là gì?

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em được đặc trưng bằng trạng thái căng thẳng, lo lắng, run rẩy xuất hiện đột ngột, không báo trước, không có nguyên nhân cụ thể và không thể tự kiểm soát. Cơn hoảng loạn tột độ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khi con đang vui chơi, đang đi học hay kể cả đang đi ngủ và làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, thể chất hay tinh thần của trẻ.

Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder – PD) là một trong những vấn đề tâm lý thuộc nhóm rối loạn lo  âu, chủ yếu gặp ở người trưởng thành, có thể xuất hiện sau những giai đoạn sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Có khoảng 1,6% dân số được chẩn đoán rối loạn hoảng sợ nhưng chỉ có 1/5 trẻ đủ tiêu chuẩn để xác định.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thực tế việc trẻ nhỏ có cảm xúc sợ hãi, la hét là chuyện bình thường do trẻ chưa tiếp xúc với quá nhiều các khía cạnh ngoài đời sống nên khi đứng trước các sự vật, sự việc khác lạ con dễ rơi vào hoảng loạn, căng thẳng. Tuy nhiên trong rối loạn hoảng sợ, những cảm xúc này được biểu hiện trên cả mặt tâm lý lẫn toàn bộ cơ thể, diễn ra một cách quá mức và rất khó để kiểm soát.

Cơn rối loạn hoảng sợ ở trẻ em dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lặp lại thường xuyên với tần suất tăng dần nên gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến các khía cạnh trong đời sống và sự phát triển của con. Đặc biệt cơn hoảng loạn có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức, cảm xúc, quá trình hình thành nhân cách của trẻ nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ ở trẻ em

Khác với người trưởng thành, các nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ ở trẻ em vẫn chưa được khẳng định quá rõ ràng, bởi có nhiều trẻ tự bùng phát các cảm xúc này mà không có bất cứ sự cố tác động nào. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình can thiệp điều trị hay phòng tránh mắc bệnh ở trẻ nhỏ.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Sự thay đổi nồng độ một số hormone trong não bộ được cho là có liên quan đến rối loạn hoảng sợ

Theo các chuyên gia, một số yếu tố có liên quan đến rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bao gồm

  • Yếu tố di truyền: tỷ lệ mắc PD ở một đứa trẻ bình thường là 2,3%, tuy nhiên nếu trong gia đình có người thân có tiền sử mắc rối loạn hoảng sợ hay các vấn đề tâm lý, tâm thần khác thì tỷ lệ này tăng lên đến  24.7%. Tuy nhiên cơ chế liên quan đến gen di truyền thực tế vẫn chưa được xác định quá rõ ràng.
  • Các vấn đề ở não bộ: Nồng độ benzodiazepine tại khu vực thùy trước trán và vùng hồi hải mã hay nồng độ benzodiazepine tại khu vực thùy trước tránở vùng chẩm bị suy giảm đáng kể đều được tìm thấy ở hầu hết trẻ bị rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn căng thẳng kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm, thiếu ngủ, dinh dưỡng kém..
  • Một số yếu tố khác: rối loạn hoảng sợ ở trẻ em cũng có thể xuất hiện sau khi trẻ gặp một tình huống gây căng thẳng đột ngột quá mức, chẳng hạn trẻ bị nhốt trong phòng tối, trẻ bị bắt cóc, trẻ chứng kiến những hình ảnh đáng sợ.. Tâm lý trẻ nhỏ còn rất yếu nên nếu phải chứng kiến những hình ảnh ngoài sức tưởng tượng của con khiến trẻ bị ám ảnh không thể vượt qua được nên thường xuyên bị gặp ác mộng hoặc hoảng loạn nếu vô tình thấy các hình ảnh tương tự. Tuy nhiên không phải trẻ nào bị rối loạn hoảng sợ cũng có các ám ảnh tâm lý này.

Biểu hiện rối loạn hoảng sợ ở trẻ em

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em thường được biểu hiện một cách rõ ràng, có tính chất kịch phát. Các phản ứng căng thẳng xuất hiện trên cả biểu cảm lẫn hành vi, toàn bộ trạng thái cơ thể đều thể hiện sự lo hoảng loạn. Gia đình cũng có thể mất rất nhiều thời gian để xoa dịu cảm xúc của con ngay lập tức.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Cơn hoảng sợ của trẻ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến trẻ la khóc không kiểm soát được

Một số triệu chứng điển hình của rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bao gồm:

  • Nỗi hoảng sợ có tính kịch phát, đột ngột xuất hiện trong mọi hoàn cảnh mà không cần nguyên nhân tác động cụ thể
  • Cơn hoảng loạn diễn ra trong thời gian ngắn, từ 5- 20 phút, đôi khi cũng có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ
  • Tần suất xuất hiện cơn hoảng loạn tăng dần, trung bình 1 tuần/ 1 lần, càng về sau khoảng cách xuất hiện giữa các cơn lại ngắn hơn
  • Mất bình tĩnh, khóc lóc, la hét dữ dội không thể kiểm soát được
  • Cảm thấy rằng mình sẽ phát điên, sẽ chết nên trong cơn hoảng loạn trẻ thường có xu hướng bấu víu vào cha mẹ và người thân quá mức
  • Trong cơn hoảng loạn thường nói chuyện không rõ ràng, không nói thành lời và có xu hướng la hét nhiều hơn
  • Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em khiến trẻ có xu hướng sợ hãi mọi thứ xung quanh, không muốn ra ngoài, lúc nào cũng phải có cha mẹ hay ai đó ở bên cạnh
  • Tăng mức độ nhạy cảm, trở nên dễ giật mình và căng thẳng hơn
  • Một số tình huống có thể làm tăng mức độ hoặc dễ kích hoạt cơn hoảng loạn của trẻ bao gồm ở trong bóng tối, bị nhốt trong phòng kín, phải đến những nơi đông người
  • Rối loạn giấc ngủ, dễ gặp ác mộng khi ngủ cũng là triệu chứng thường gặp ở những trẻ bị rối loạn hoảng sợ

Các triệu chứng về mặt thể chất cũng xuất hiện trong trạng thái rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bao gồm

  • Toàn thân run rẩy, đứng không vững, thậm chí ngất xỉu
  • Vã mồ hôi, đặc biệt ở tay chân
  • Tim đập liên hồi, mạch nhanh
  • Thở nông và hụt hơi
  • Choáng váng, nhức đầu, mất tập trung
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, bao gồm lạnh cóng hay nóng bừng toàn thân
  • Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Đau thắt ngực và có cảm giác không thở được
  • Có thể xuất hiện tình trạng rối loạn giải thể nhân cách (Derealization) hay tri giác thực tại

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rối loạn hoảng sợ ở trẻ em dễ kèm theo một số dạng rối loạn hoảng sợ khác, bao gồm hội chứng sợ không gian kín hay rối loạn lo âu chia ly .. Tình trạng này càng làm trầm trọng hơn mức độ hoảng loạn của trẻ mỗi khi xuất hiện.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em và những ảnh hưởng

Sau mỗi cơn hoảng sợ xuất hiện trẻ cũng phải mất một khoảng thời gian mới có thể hồi phục hoàn toàn trạng thái, tuy nhiên cảm xúc vẫn rất rối loạn, ám ảnh, không thể ngủ hay sinh hoạt bình thường sau đó. Vì vậy có thể thấy rõ ràng rối loạn hoảng sợ ở trẻ em càng kéo dài, mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng, tác động đến cả mặt sức khỏe, tinh thần và toàn bộ cuộc sống của trẻ.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em khiến con có xu hướng bám cha mẹ quá mức

Cụ thể, rối loạn hoảng sợ ở trẻ em có thể gây ra một số biến chứng bao gồm

  • Suy giảm sức khỏe thể chất, gia tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp hay hệ tiêu hóa dù tuổi đời còn rất nhỏ
  • Giảm khả năng nhận thức do nỗi hoảng loạn có thể khiến trẻ có những nhìn nhận sai lầm về thế giới xung quanh, chẳng hạn nhìn đâu cũng thấy những điều đáng sợ nên dường như không dám khám phá
  • Trẻ đến tuổi đi học khó hòa nhập với môi trường, khó theo kịp bạn bè vì thường xuyên bị cơn hoảng loạn làm gián đoạn
  • Tính cách dễ nhạy cảm, trở nên bốc đồng, kích thích hay có cách hành vi thiếu phù hợp với độ tuổi
  • Phụ thuộc quá mức vào cha mẹ, khó tự lập, nhút nhát hay lo lắng quá mức
  • Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em khiến con không dám tham gia vào các hoạt động xã hội, vui chơi cùng bạn bè khiến con có thể bị thiếu các kỹ năng mềm nghiêm trọng
  • Khi luôn phải sống trong trạng thái căng thẳng lo âu, nhạy cảm quá mức, tinh thần yếu trẻ cũng có nguy cơ cao gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm.. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ trẻ có các hành vi không phù hợp để giải tỏa khủng hoảng, chẳng hạn như bứt tóc hay đập đầu vào tường

Tuy mức độ và tần suất các triệu chứng mà mức độ biến chứng khác nhau. Nhiều trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn không rõ nguyên nhân khiến phụ huynh chỉ cho rằng con quấy phá nên để tình trạng kéo dài khiến mức độ trầm trọng tăng cao hơn.

Hướng điều trị rối loạn hoảng sợ ở trẻ em

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống của trẻ, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát được nếu thực hiện đúng cách. Gia đình cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa về tâm thần hay các trung tâm tâm lý trị liệu để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng, từ đó xây dựng lộ trình can thiệp phù hợp.

Với các tình trạng rối loạn hoảng sợ ở trẻ em, bác sĩ xem xét chỉ định dùng thuốc, trị liệu tâm lý để điều chỉnh cảm xúc kết  hợp với một lối sống lành mạnh để phục hồi lại về cả thể chất và tâm lý. Quá trình này có thể kéo dài tùy theo tình trạng của từng trẻ nhưng rất cần có sự hỗ trợ từ cha mẹ trong suốt hành trình này.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc có thể giúp ích để cảm xúc trẻ ổn định hơn, hạn chế các trạng thái kích động quá mức dẫn tới các hành vi gây nguy hiểm cho bản thân. Tuy nhiên thuốc không phải là biện pháp chính bởi không có bất cứ loại thuốc nào có thể loại bỏ hoàn toàn nỗi hoảng sợ, đặc biệt có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ nhỏ nên thường cũng rất hạn chế.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Benzodiazepine là nhóm thuốc được chỉ định phổ biến nhất để xoa dịu tinh thần cho con

Một số loại thuốc chính được chỉ định với tình trạng rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bao gồm

  • Thuốc an thần nhóm benzodiazepine: phổ biến nhất là : có tác dụng xoa dịu tâm lý tạm thời và nâng cao chất lượng giấc ngủ để ổn định tinh thần cho trẻ. Nhóm thuốc này được chỉ định phổ biến nhất cho trẻ, tuy nhiên có tính chất gây nghiện, khiến trẻ có thể phụ thuộc quá mức vào thuốc nên thường chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, giảm dần liều lượng để hạn chế các nguy cơ này.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: được chỉ định mục tiêu là ngăn chặn cơn hoảng sợ kịch phát, hạn chế tần suất của các triệu chứng. Một số loại thuốc phổ biến gồm Imipramin, Desipramin, Doxepin..
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs): cũng được chỉ định khá phổ biến trong điều trị rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bởi có khá ít tác dụng phụ và cũng đem lại hiệu quả khá tốt trong việc kiểm soát cảm xúc. Dù vậy một vài nghiên cứu đánh giá nhóm thuốc SSRIs có thể làm gia tăng các hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên nên cần thận trọng hơn khi sử dụng.

Các nhóm thuốc này không cho tác dụng ngay lập tức mà phải sau 3-4 tuần mới bắt đầu có những thay đổi. Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em có thể phải điều trị kéo dài trong 6 tháng để giải quyết tình trạng hoàn toàn, dứt điểm. Tuy nhiên trong một vài trường hợp trẻ vẫn có thể tái phát cơn hoảng loạn.

Hầu hết các nhóm thuốc này luôn đi kèm một vài tác dụng phụ không mong muốn nên gia đình cần đảm bảo cho trẻ tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng theo đơn thuốc. Tùy theo những thay đổi của trẻ mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc giảm dần trước khi ngưng hoàn toàn. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào xuất hiện khi con ngưng thuốc phụ huynh cũng cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Trị liệu tâm lý

Mục đích của trị liệu tâm lý chính là giúp trẻ học cách kiểm soát được hành vi, cảm xúc của bản thân trong tình huống cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột. Trẻ đáp ứng tốt với các biện pháp trị liệu tâm lý sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần cho bản thân mỗi ngày.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Trị liệu tâm lý cho trẻ bị rối loạn hoảng sợ có thể được thực hiện khi có mặt của phụ huynh để hai bên có thể phối hợp nhịp nhàng hơn

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em được chỉ định chủ yếu gồm

  • Liệu pháp động thái tâm lý
  • Liệu pháp hành vi
  • Liệu pháp nhận thức

Nhà trị liệu sẽ dành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu rõ về tâm lý, cảm xúc hay các suy nghĩ của con về nỗi hoảng sợ quá mức của bản thân, từ đó lên kế hoạch phục hồi tâm lý phù hợp. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn con cách thư giãn, kiểm soát cảm xúc khi đối mặt với các tình huống gây căng thẳng hay khi xuất hiện hơn hoảng sợ kịch phát.

Mức độ sợ hãi của trẻ có thể được cải thiện đáng kể nhờ các liệu pháp hít thở hay cân bằng tâm trí. Các chuyên gia cũng cố gắng điều chỉnh tư duy sai lệch của trẻ bằng những nhận thức tích cực, đúng đắn, phù hợp với độ tuổi, tình huống, cảm xúc. Điều này giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống, đặc biệt khi trẻ đến tuổi đến trường.

Mặt khác với tình trạng rối loạn hoảng sợ ở trẻ em, trị liệu tâm lý còn nhằm mục tiêu giúp trẻ tự tin, tự chủ hơn thay vì phụ thuộc hay gắn bó quá mức với cha mẹ. Các liệu pháp này cũng không cần dùng thuốc nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây ra tác dụng phụ ở thời điểm hiện tại hay lâu dài nên rất được khuyến khích cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc và hỗ trợ tại nhà

Các chuyên gia khuyến khích phụ huynh cần luôn đồng hành cùng trẻ trong suốt hành trình vượt qua rối loạn hoảng sợ bởi năng lực nhận thức hay khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ vẫn còn rất yếu kém nên không thể tự chiến thắng nỗi sợ này. Cha mẹ cần luôn động viên, trò chuyện, khuyến khích trẻ mỗi ngày, cùng con tham gia vào các hoạt động để phù hợp với tâm lý phát triển tự nhiên của con.

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em
Thiền hay yoga có thể giúp trẻ học cách kiểm soát cơn hoảng sợ có hiệu quả hơn

Một số biện pháp được đề nghị cho phụ huynh để cải thiện các triệu chứng rối loạn hoảng sợ ở trẻ em bao gồm

  • Xây dựng môi trường sinh hoạt và vui chơi lành mạnh, tích cực để trẻ luôn có tâm lý thoải mái, vui vẻ
  • Trò chuyện và chia sẻ với con nhiều hơn để hiểu về nỗi sợ của con, không nên để con chống chọi với nỗi hoảng loạn một mình
  • Tuyệt đối không nên la mắng, nổi nóng hay quát tháo trẻ đặc biệt trong lúc tâm lý con đang kích động, điều này chỉ làm các trạng thái phản ứng của con thêm trầm trọng hơn mà thôi
  • Hướng dẫn trẻ các biện pháp thư giãn bằng cách cùng con học thiền, yoga hay các liệu pháp hít thở. Có cha mẹ cùng đồng hành tập luyện sẽ giúp con học nhanh hơn là chỉ luyện tập một mình
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để con phục hồi toàn diện cả về thể chất lẫn tâm trí. Phụ huynh nên ưu tiên bổ sung cho trẻ các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, các loại hạt, sữa chua.. đồng thời hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp, đồ ăn chế biến sẵn
  • Cùng trẻ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe, gia tăng các hormone tích cực cho tâm trí
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, vận động hằng ngày, ăn uống đúng bữa
  • Khuyến khích trẻ bắt đầu tham gia vào các hoạt động xã hội, học cách kết bạn hay vui chơi với bạn bè, tham gia các hoạt động gia tăng kỹ năng mềm để dần hòa nhập và cởi mở hơn

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Gia đình nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ và các chuyên gia để hiểu rõ về tình trạng của con và có hướng chăm sóc, hỗ trợ con phù hợp. Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục được nếu điều trị đúng cách, kiên trì và quyết tâm nên gia đình cần luôn đồng hành động viên con mỗi ngày để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt của con.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *