Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không, liệu có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người mắc căn bệnh này. Các triệu chứng của rối loạn lo âu nếu không kiểm soát sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thể chất và cuộc sống của mỗi người.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu là một bệnh tâm lý được đặc trưng bởi sự lo âu thái quá, luôn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, ngủ hay gặp ác mộng… Một chiếc lá rơi cũng có thể khiến người bệnh giật mình, hoảng sợ đến tái mét mặt mày. Nỗi lo âu của những người này cứ tiếp diễn kể cả khi các sự kiện, tình huống đó đã kết thúc và có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hiện tại các nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây ra những nỗi lo sợ mơ hồ quá mức này. Tuy nhiên những ám ảnh từ quá khứ, tính chất gia đình, sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây rối loạn lo âu.
Với các triệu chứng lo âu, căng thẳng quá mức đó thì rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Rối loạn lo âu là một vấn đề tâm lý và chỉ có bản thân người bệnh mới hiểu rõ được những cảm xúc lo âu, căng thẳng, bồn chồn đó khó chịu đến thế nào. Thế nhưng nhiều người vẫn chỉ nhìn nhận đây là một vấn đề cảm xúc và cho rằng không phải là bệnh nên đánh giá sai mức độ nguy hiểm của nó.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều các hệ lụy xấu về cả mặt tinh thần, thể chất có liên quan đến rối loạn lo âu. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người tự tử do không tìm được lối thoát cho bản thân. Con số này không hề nhỏ và vẫn đang có dấu hiệu tăng lên dần.
Để hiểu rõ hơn về mức độ của rối loạn lo âu, cùng tìm hiểu rõ hơn về những hậu quả mà căn bệnh này gây ra
- Suy giảm chất lượng giấc ngủ: người lo âu quá mức do bệnh lý thường gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay gặp ác mộng. Điều này sẽ làm tinh thần người bệnh thiếu tỉnh táo vào hôm sau và làm nghiêm trọng hơn cảm giác lo âu.
- Ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch: có thể thấy rõ ràng, mỗi khi cảm thấy lo lắng hay hồi hộp thì tim chúng ta lại đập nhanh hơn. Nguyên nhân là do cơ thể phóng thích ra hormone là adrenaline và cortisone khiến tim đập nhanh hơn, đường kính mạch máu giảm trong khi áp lực động mạch tăng lên 30–40%. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là dễ đột quỵ hơn, đặc biệt ở những người già.
- Gia tăng các vấn đề ở hệ tiêu hóa: Rối loạn lo âu có nguy hiểm không thì câu trả lời là có vì đây là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, ruột kích thích hay các rối loạn khác. Nguyên nhân là căng thẳng, lo lắng đồng thời việc mất ngủ sẽ làm tăng tiết các acid dịch vị làm tổn thương dạ dày. Mặt khác đường ruột còn được coi là “bộ não thứ 2” của cơ thể nên các vấn đề ở hệ thần kinh, não bộ cũng ảnh hưởng lên đường ruột thông qua trục não ruột.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: việc lo âu quá mức khiến một số người có xu hướng né tránh ra ngoài, né tránh các mối quan hệ, đặc biệt là những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa. Điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh khiến người bệnh cảm thấy cô đơn, bị cô lập, không có ai để chia sẻ nên càng dễ làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Thiếu các kỹ năng xã hội: nhiều người thường có xu hướng trốn tránh nỗi lo âu của bản thân bằng cách không ra ngoài, không tiếp xúc với ai, chỉ ở trong một vòng tròn an toàn. Điều này khiến người bệnh thiếu mất các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, giao tiếp kém, chậm chạp trong việc xử lý các sự kiện thực tế.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: người bị rối loạn lo âu nếu không sớm kiểm soát được các triệu chứng thường gặp nhiều vấn đề trong học tập, công việc. Một số người nếu không tìm được các công việc phù hợp với mong muốn sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, phải phụ thuộc vào tài chính của gia đình.
- Tăng nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý khác: người bị rối loạn lo âu cũng rất dễ gặp phải các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách.. Do những áp lực, căng thẳng, lo lắng của người bệnh nếu không được giải tỏa sớm sẽ dần tích tụ, kéo tinh thần của người bệnh xuống dưới tận cùng của đau khổ. Không ít người đã tự tử bởi không được điều trị kịp thời cũng đủ để trả lời cho câu hỏi rối loạn lo âu có nguy hiểm không.
Chỉ với những điều trên đây cũng đã đủ chứng tỏ rối loạn lo âu có nguy hiểm không. Nếu đang mắc căn bệnh này hay có người thân mắc bệnh bạn cũng không nên chủ quan mà cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh các hệ lụy trên đây có thể xuất hiện.
Rối loạn lo âu có chữa được không?
Rối loạn lo âu là một căn bệnh nguy hiểm nhưng liệu có chữa được không, chữa như thế nào cũng là điều được rất nhiều người băn khoăn. Hiện nay có hai phương pháp được ứng dụng chính trong điều trị rối loạn lo âu chính là dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Tùy từng giai đoạn, các phương thức điều trị mà tiên lượng của bệnh sẽ khác nhau.
Thực tế thì việc dùng thuốc chỉ là một biện pháp tạm thời để kiểm soát phần nào các triệu chứng của người bệnh, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn và cũng không thể chỉ dùng thuốc thôi mà hết được bệnh. Trong khi đó tâm lý trị liệu mới là phương pháp chính được hướng tới để giúp bệnh nhân hiểu rõ được tình trạng của bản thân, học được cách kiểm soát sự lo âu, căng thẳng để hướng đến những điều tích cực hơn.
Rối loạn lo âu là căn bệnh có thể chữa được nhưng cần phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân người bệnh. Chỉ khi bản thân người bệnh thực sự chấp nhận được vấn đề của chính mình, chấp nhận mở lòng chia sẻ, thực hiện theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ điều trị thì mới có thể loại bỏ bệnh.
Tất nhiên vai trò của bác sĩ hay nhà trị liệu vẫn vô cùng quan trọng bởi họ giống như một ngọn đèn soi sáng, một người định hướng để người bệnh trở về đúng con đường hạnh phúc. Nhưng nếu bản thân người bệnh không chấp nhận, không chịu kết nối, không tin tưởng bác sĩ, vẫn dấu diếm khi trị liệu thì không phương pháp nào có thể giúp đỡ người bệnh.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không, có chữa được không thì câu trả lời chắc chắn là có. Nếu tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng, người bệnh đáp ứng tốt với thuốc, gặp gỡ được nhà trị liệu phù hợp, có thể kết nối về mặt tinh thần đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh hơn thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao.
Tuy nhiên ở một số dạng rối loạn lo âu, chẳng hạn như ám ảnh cưỡng chế thì người bệnh vẫn cần phải điều trị duy trì, rất khó để loại bỏ bệnh hoàn toàn. Mặt khác tâm lý những người bị rối loạn lo âu cũng khá yếu nên nếu sau điều trị không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, biết cách thư giãn tinh thần, kiểm soát cảm xúc, loại bỏ những điều tiêu cực thì nguy cơ tái phát vẫn rất cao.
Nói chung với băn khoăn rối loạn lo âu có nguy hiểm không, có chữa được không thì câu trả lời hoàn toàn là có nhưng cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chính người bệnh là chìa khóa quan trọng nhất để mở được cánh cửa hầm đang khóa chặt tâm hồn của bản thân bên trong.
Trên đây là một số thông tin hy vọng đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rối loạn lo âu có nguy hiểm không, có chữa được không. Thực hành thiền mỗi ngày, chia sẻ nhiều hơn, thay đổi thói quen sống lành mạnh là điều mỗi chúng ta cần thực hiện từ ngay bây giờ để phòng tránh tối đa nguy cơ các vấn đề tâm lý nguy hiểm như rối loạn lo âu.
Tham khảo thêm:
- Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và chữa trị
- Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!