Tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật và cách vượt qua
Tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là những người phải vượt qua một ca phẫu thuật nguy hiểm. Tuy nhiên nếu lo lắng quá mức có thể khiến huyết áp tăng cao hay một số vấn đề khác làm trì hoãn cuộc phẫu thuật. Nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn, hít thở không khí trong lành và làm những điều tích cực có thể giúp người bệnh bình tĩnh hơn.
Vì sao lại có tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật
Phẫu thuật là một thủ thuật ngoại khoa được ứng dụng trong điều trị y tế hiện nay, được áp dụng với rất nhiều với rất nhiều trường hợp như điều trị bệnh hay làm đẹp. Do phẫu thuật sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để mở cơ thể và khâu lại nên cần phải thực hiện việc gây mê, truyền nước kèm theo. Tùy từng mục đích mà người bệnh có thể phải gây mê toàn thân hay chỉ gây mê một số vị trí để việc phẫu thuật được tiến hành thuận lợi và an toàn chưa.
Thực tế tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật là điều hoàn toàn hiển nhiên, hầu hết bệnh nhân đều dễ rơi vào trạng thái này. Đặc biệt với những người mới phẫu thuật lần đầu, người phải trải qua một cuộc đại phẫu thuật, người có tâm lý yếu, dễ trở nên lo lắng trước mọi tình huống.
Tâm lý lo lắng căng thẳng trước khi phẫu thuật thường bắt nguồn từ những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi thực hiện các thủ thuật này. Bởi cho dù là các tiểu phẫu nhỏ hay các cuộc đại phẫu thuật, dù là bệnh viện có lớn hay uy tín thế nào thì vẫn luôn sẽ có những mối nguy hiểm mơ hồ về các biến chứng tiềm ẩn. Người bệnh có thể lo lắng về các điều này và lo lắng mình sẽ không tỉnh lại nữa.
Như đã nói, việc cảm thấy căng thẳng trước khi vào phòng phẫu thuật là hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu không thể kiểm soát dẫn đến lo lắng quá mức, một số người còn gặp tình trạng như choáng váng, nôn ói, huyết áp tăng.. Điều này có thể vô tình ảnh hưởng đến việc phẫu thuật, thời gian thực hiện phải lùi lại đến khi các chỉ số ổn định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Ngoài ra, không thể bỏ qua nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng quá mức xuất phát từ tình trạng sức khỏe của người bệnh như có bệnh nền huyết áp, bệnh tiểu đường, người bị rối loạn lo âu, người bị bệnh tim hay hàng loại các bệnh lý khác. Do đó bác sĩ luôn yêu cầu người bệnh thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chuyên môn, khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Cách vượt qua tâm lý căng thẳng lo lắng trước phẫu thuật
Thông thường trước khi phẫu thuật bác sĩ hay y tá đều sẽ đến khám và thông báo để người bệnh dần chuẩn bị tinh thần. Ngay cả trước khi tiến hành mổ hay tiêm thuốc mê, bác sĩ đều sẽ trấn an thông qua việc trò chuyện để đánh hướng chú ý, nhờ đó dần kiểm soát được trạng thái lo lắng quá mức. Nếu tình trạng vẫn chưa ổn thì việc phẫu thuật sẽ vẫn bị trì hoãn.
Vậy với những người đang trong tình huống trước phẫu thuật, để khắc phục các trạng thái tâm lý lo lắng căng thẳng quá mức này có thể tham khảo những biện pháp đơn giản sau đây
1. Ngủ đủ trước khi phẫu thuật
Mất ngủ có thể làm gia tăng căng thẳng và khiến tinh thần bạn tiêu cực hơn, dễ lo lắng hơn, huyết áp cũng dễ tăng cao hơn. Vì vậy hãy luôn đảm bảo ngủ đủ giấc trước khi phẫu thuật. Bình thường bác sĩ và y tá sẽ thông báo trước thời gian dự định phẫu thuật, vì vậy bạn cũng có thể ngủ sát giờ mới dậy. Ngủ đủ sẽ giúp tinh thần lạc quan hơn, tích cực hơn nên cũng không còn tâm lý lo lắng căng thẳng trước khi phẫu thuật.
2. Trao đổi chi tiết với bác sĩ
Nỗi lo lắng của bệnh nhân sẽ không được loại bỏ nếu chưa hiểu rõ về tiên lượng trong cuộc phẫu thuật của mình, vì vậy sẽ trao đổi chi tiết với bác sĩ mọi vấn đề mà bạn còn thắc mắc. Thực tế thì hầu hết trước khi phẫu thuật bác sĩ và các y tá sẽ luôn thông báo chi tiết cho bạn về quy trình phẫu thuật. Nếu còn điều gì chưa rõ bạn cũng nên hỏi ngay, tránh việc băn khoăn rồi suy nghĩ lo lắng không nguôi.
Ngoài ra bạn cũng tránh lên mạng tìm hiểu quá sâu về cuộc phẫu thuật. Mặc dù việc này có thể giúp bạn tin tưởng hơn vào cuộc phẫu thuật nhưng đôi khi cũng có thể mang đến tác dụng ngược. Bởi như đã nói bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng luôn tiềm ẩn một số biến chứng như nhiễm trùng hay chảy máu, nếu vô tình đọc phải các thông tin này sẽ khiến bạn càng lo lắng hơn.
Để vượt qua tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật hãy đặt niềm tin vào bác sĩ. Chỉ khi bạn tin tưởng vào bác sĩ, vào tương lai thì mới kiểm soát được sự lo lắng.
3. Làm một việc gì đó để đánh lạc hướng
Việc nằm không làm gì sẽ khiến bạn dễ suy nghĩ lung tung và không tránh khỏi tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật. Tuy nhiên nếu sát giờ phẫu thuật y tá cũng sẽ yêu cầu người bệnh ở trong phòng chứ không được đi ra ngoài, đồng thời hầu như bệnh nhân cũng được truyền dịch nên việc đi dạo ra ngoài cũng khá khó khăn. Vì thế bạn có thể nằm đọc sách, lướt mạng, xem phim hay đơn giản là ngủ.
Khi bạn làm một việc gì đó cần sự tập trung cao thì có thể tạm thời quên đi cuộc phẫu thuật sắp xảy ra nên tâm trí cũng vững vàng hơn. Làm những công việc khác đến thời điểm phẫu thuật sẽ có bác sĩ tiếp nhận nên cũng giảm được nguy cơ tăng huyết áp quá cao hay quá lâu. Nếu phòng nghỉ của bạn có cửa sổ thì đừng quên hít thở không khí trong lành cũng giúp bình tâm hơn.
4. Các biện pháp thư giãn cho người có tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật
Các biện pháp thư giãn cũng là một cách để bình ổn tâm trí của người bệnh, kiểm soát được các chỉ số huyết áp hay nhịp tim ổn định để việc phẫu thuật diễn ra bình thường. Người bệnh cần chú ý sử dụng các biện pháp không liên quan đến ăn uống vì có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật.
Một số biện pháp đơn giản giúp thư giãn tinh thần, giải phóng năng lượng tích cực cũng có thể áp dụng với những người có tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật như
- Nghe các bản nhạc yêu thích và hòa mình theo giai điệu, tuy nhiên không nên nhảy nhót quá nhiều vì cũng ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
- Hít thở mùi hương từ tinh dầu hoa cúc, tinh dầu bạc hà hay các chiết xuất từ thảo dược khác cũng mang đến hiệu quả trong việc làm dịu tâm trí
- Hít thở thật sâu, nhẹ nhàng, thực hiện nhiều lần liên tiếp sẽ giúp dần dần ổn định nhịp tim và huyết áp. Đây cũng là biện pháp đơn giản thường được bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện khi lên bàn mổ
- Thiền hay yoga cũng là các biện pháp đơn giản giúp ích cho những người có tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật. Đặc biệt bạn có thể luyện tập thiền hay yoga ở bất cứ đâu, đặc biệt là các động tác hướng tới kiểm soát nhịp thở để giữ bình tĩnh tốt hơn
- Xoa bóp cơ thể, massage nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn, cải thiện được tình trạng đầu đầu, tê cứng chân tay do lo lắng quá mức gây ra
5. Trò chuyện với người thân
Bệnh nhân dù đi tiểu phẫu hay đại phẫu cũng luôn được khuyến khích đi cùng người thân để cảm giác an toàn hơn, tránh lo lắng quá mức. Đôi khi chỉ cần một cái nắm tay của những người bên cạnh cũng giúp bạn cảm thấy vững tâm hơn, xua tan mọi căng thẳng dù cuộc phẫu thuật phía trước nguy hiểm. Mặt khác do sau phẫu thuật người bệnh thường chịu tác dụng phụ của thuốc mê nên cũng rất cần những người bên cạnh chăm sóc.
Nếu không có người thân đi cùng bạn cũng có thể lựa chọn việc nhắn tin hay gọi điện để chia sẻ với mọi người về nỗi lo lắng của mình. Chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được sự quan tâm từ tất cả mọi người, ai cũng động viên và an ủi bạn. Chính sự tích cực và ấm áp này giúp bạn cảm thấy an tâm và vững tin hơn về cuộc phẫu thuật của mình.
6. Thông báo ngay cho bác sĩ
Nếu cảm xúc căng thẳng của người bệnh không thể kiểm soát được thì tốt nhất nên thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng kiểm soát kịp thời. Tùy tình trạng, nếu bác sĩ cũng không thể kiểm soát được tâm lý của người bệnh thì sẽ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ, thường là thuốc trầm cảm hay thuốc giảm lo âu để ổn định tâm lý cho bệnh nhân. Nếu vẫn không ổn thì một số người có thể phải hoãn phẫu thuật.
Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân cần phải trải qua các cuộc đại phẫu thuật, đặc biệt với bệnh nhân ung thư còn được bác sĩ khuyến khích gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tâm lý. Những ca phẫu thuật khó tránh khỏi những cảm xúc lo âu thái quá kết hợp với tình trạng sức khỏe suy giảm khiến tâm lý những người này dễ bị trì trệ. Việc trò chuyện với nhà tham vấn tâm lý sẽ hỗ trợ làm giảm phần nào các suy nghĩ tiêu cực và hướng đến những điều tích cực hơn ở tương lai.
Tâm lý lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên chỉ cần vững tin vào tương lai, tin tưởng vào bác sĩ và có biện pháp nghỉ ngơi phù hợp thì hoàn toàn có thể tránh khỏi. Hy vọng những chia sẻ này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp tâm lý vững vàng hơn trong cuộc phẫu thuật trong tương lai nếu có.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị trầm cảm lâu năm có chữa được không?
- Tự kỷ ám thị là gì? Có ảnh hưởng như thế nào?
- Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường và cách phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!