Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường và cách phòng ngừa

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể giết người một cách thầm lặng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì nếu người bệnh tiểu đường mắc thêm các triệu chứng trầm cảm thì nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp 2 lần so với bình thường. Vậy làm sao để có thể nhận biết và phòng ngừa trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường?

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với bình thường

Mối quan hệ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường

Mối quan hệ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong thực tế đã có không ít các nghiên cứu chuyên môn tìm hiểu về chủ đề này và nhận thấy giữa chúng có sự tương tác và ảnh hưởng đến nhau rất nhiều.

Theo chia sẻ thì khi con người gặp phải bất kì vấn đề về sức khỏe tinh thần nào khiến họ trở nên căng thẳng, mệt mỏi, suy kiệt thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao. Ngược lại, những người bệnh tiểu đường cũng sẽ có khả năng gặp phải các triệu chứng của trầm cảm bởi đây là một căn bệnh cần nhiều thời gian điều trị khiến bệnh nhân dễ rơi vào trạng thấy buồn chán, tuyệt vọng, bi quan.

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm và tiểu đường có phần tương tự nhau, người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, ngủ nhiều hơn, mất sự tập trung. Chính vì thế, đôi khi chúng ta có thể bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Có khả năng bạn đang mắc phải chứng trầm cảm hoặc bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể là cả hai.

Tuy rằng bệnh tiểu đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trầm cảm nhưng về bản chất thì căn bệnh này có thể là một trong các yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của các triệu chứng trầm cảm. Trong trường hợp mắc bệnh trầm cảm trước khi xuất hiện các triệu chứng tiểu đường thì bệnh tiểu đường có khả năng làm cho mức độ nguy hiểm của trầm cảm tăng cao.

Trong thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với bình thường và ngược lại. Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong lên gấp 2 lần. Cũng bởi, đặc trưng của chứng trầm cảm đó chính là trạng thái thờ ơ, không quan tâm đến cuộc sống và cả sức khỏe của bản thân.

Chính vì thế mà khi mắc đồng thời cả hai chứng bệnh này sẽ khiến bệnh nhân không thể chăm sóc tốt cho chính mình, lượng đường huyết trong cơ thể không được đảm bảo tốt. Đồng thời họ cũng sẽ trở nên chán nản, không muốn ăn uống, thường xuyên bỏ bữa. Điều này sẽ làm cho tình trạng tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn, lượng đường huyết tăng cao và tạo nhiều điều kiện làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh nhân tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với những người có sức khỏe bình thường. Nguyên nhân cụ thể như sau:

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường nếu không được can thiệp sớm sẽ gia tăng nguy cơ tử vong.
  • Theo nghiên cứu thì quá trình stress oxy hóa xảy ra đối với người bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng lượng đường huyết và làm tổn thương đến những tế bào thần kinh não bộ. Tình trạng này sẽ làm xơ vữa mạch máu não, gây thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng và suy giảm oxy cung cấp cho những tế bào não. Ngoài ra, quá trình kiểm soát lượng đường bên trong máu được xem là việc bắt buộc nên nó cũng được xem là một trong các áp lực lớn khiến bệnh nhân tiểu đường gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường lại gây nên nhiều cản trở và khó khăn trong việc quản lý lượng đường trong máu.
  • Các nhà khoa học cũng đã tìm ra mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm và sự kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Họ nhận thấy sự thay đổi công dụng sinh học của insulin có thể khiến mức độ insulin vượt qua hàng rào máu não, chuyển đến trung ương gây nên tình trạng kháng insulin.
  • Người bệnh tiểu đường có thể gặp phải các vấn đề như stress mãn tính. Tình trạng này sẽ làm gia tăng hoạt động và khiến quá trình điều chỉnh của hệ thống HPA bị rối loạn. Những vấn đề này sẽ làm biến đổi biểu sinh của eceptor glucocorticoid – đây được xem là một trong các lý do thường gặp khiến bệnh nhân tiểu đường bị trầm cảm.
  • Do quá trình điều trị trầm cảm kéo dài và các phương pháp được áp dụng cải thiện. Theo kết quả của một vài nghiên cứu thì những trường hợp bệnh tiểu đường được chỉ định điều trị bằng thuốc sẽ có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn những bệnh nhân điều trị bằng insulin.
  •  Một số yếu tố nguy cơ khác như tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh trầm cảm, người bệnh đang trong trạng thái béo phì, ít vận động, tăng huyết áp, mắc phải bệnh động mạch vành,…Cũng bởi những trường hợp bị bệnh tiểu đường đều có kèm theo các vấn đề về cân nặng, huyết áp, tim mạch, thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường

Những trường hợp trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như liên tục mất ngủ, cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bỏ bữa, tâm trạng thay đổi bất thường, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ, xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, nguy hiểm hơn là thực hiện các hành vi tự sát.

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Mệt mỏi, suy nhược là biểu hiện đầu tiên thường xuất hiện khi người bệnh tiểu đường bị trầm cảm

Cụ thể về một vài triệu chứng giúp nhận biết trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường như:

1. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi, thiếu sức sống là một trong các triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người bệnh trầm cảm. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, không còn linh hoạt, bị hạn chế về sự biểu lộ cảm xúc. Họ sẽ có xu hướng muốn ở một mình, nhất là các trường hợp bệnh tiểu đường có mức đường huyết không ổn định.

2. Hay cáu gắt, tâm trạng thay đổi bất thường

Đây được xem là biểu hiện đặc trưng của những người mắc bệnh trầm cảm. Do tâm lý trở nên bất ổn nên bệnh nhân sẽ rất dễ cáu gắt, bực tức, kích động không rõ nguyên nhân. Hoặc một số người lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chán, khóc lóc chỉ vì một vấn đề nhỏ. Ngoài ra, một số trường hợp còn xuất hiện các hành vi bất thường như đột ngột làm một việc gì đó mà trước đây chưa từng làm hoặc thậm chí là chán ghét. Nhìn chung họ sẽ có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý, hành vi.

3. Rối loạn giấc ngủ

Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường vốn dĩ đã rơi vào trạng thái mất ngủ, thiếu ngủ do các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu và thường xuyên trằn trọc, thao thức nhiều tiếng liền trên giường mới có thể chợp mắt.

Trung bình mỗi đêm người bệnh tiểu đường chỉ có thể ngủ khoảng 3 đến 4 tiếng và họ rất khó ngủ lại nếu giật mình tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng mất ngủ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân tiểu đường mắc phải chứng trầm cảm. Nhiều trường hợp mất ngủ liên tục khiến cho tình trạng trầm cảm và tiểu đường càng gia tăng mạnh mẽ.

4. Thay đổi khẩu vị, chán ăn

Hầu hết các trường hợp trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường đều bị thay đổi khẩu vị một cách nhanh chóng. Người bệnh trở nên chán ăn, ăn uống không ngon miệng, liên tục bỏ bữa dẫn đến tình trạng gầy gò, ốm yếu. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ăn uống vô độ, chế độ ăn không lành mạnh dẫn đến béo phì, thừa cân.

5. Trí nhớ suy giảm

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện đặc trưng của cả hai căn bệnh trầm cảm và tiểu đường. Người bệnh thường không tập trung và dành sự chú tâm vào bất cứ vấn đề gì xảy ra xung quanh cuộc sống. Nhiều trường hợp trở nên lú lẫn, nhớ nhớ quên quên. Ngoài ra, do trí nhớ kém nên người bệnh thường có tình trạng nói trước quên sau. Họ dễ bị nhầm lẫn giữa các sự kiện, sự việc với nhau. Đồng thời, người bệnh sẽ dễ quên hoặc lầm mất đồ vật, không thể nhớ được những việc mà mình cần phải làm.

6. Suy nghĩ tiêu cực, muốn tự sát

Ý định muốn tự sát thường xuyên xuất hiện ở những bệnh nhân mắc phải đồng thời hai chứng bệnh trầm cảm và tiểu đường. Theo nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tử vong ở những trường hợp này cao gấp 2 lần so với những người chỉ mắc duy nhất một chứng bệnh. Cũng bởi tâm lý chán nản, bi quan, tuyệt vọng và cho rằng bản thân là kẻ vô dụng, là gánh nặng của gia đình nên bệnh nhân liên tục suy nghĩ về cái chết và muốn giải thoát cho bản thân.

Cách điều trị và phòng chống trầm cảm khi mắc bệnh tiểu đường

Trầm cảm và tiểu đường là hai căn bệnh nguy hiểm và có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người bệnh. Việc cùng lúc mắc phải hai chứng bệnh này sẽ làm cơ thể bệnh nhân dễ bị suy kiệt và làm gia tăng nguy cơ đối diện với các vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, huyết áp. Đồng thời, chất lượng cuộc sống cũng sẽ bị tác động một cách mạnh mẽ, nhiều trường hợp còn muốn tự sát để giải thoát bản thân ra khỏi những triệu chứng khó chịu.

Đối với các trường hợp trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường thì chỉ sử dụng thuốc điều trị vẫn không đủ mà cần phải kết hợp thêm liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ của người thân. Việc kết hợp nhiều phương pháp chuyên khoa với nhau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được đồng thời cả hai chứng bệnh và dần ổn định hơn về cả thể chất lẫn tinh thần.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý là yếu tố quan trọng và quyết định đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, các chuyên gia luôn ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp để có thể giúp người bệnh thay đổi được nhận thức, hành vi của bản thân. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng các liệu pháp phù hợp, trong đó được sử dụng nhiều nhất là liệu pháp cá nhân.

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Tâm lý trị liệu là phương pháp luôn được ưu tiên để áp dụng điều trị trầm cảm

Hiện nay có rất nhiều các chương trình hỗ trợ điều trị ngoại trú để người bệnh có thể dễ dàng tham gia. Sau các buổi trị liệu và trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia, bệnh nhân sẽ dần hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, biết được nguyên nhân gây bệnh và từ đó giải tỏa tốt các khúc mắc trong lòng.

Đồng thời, chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ người bệnh nâng cao các kỹ năng cần thiết. Dạy họ cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng tâm trạng, đối phó và xử lý tốt trước những tình huống khó khăn, giảm bớt căng thẳng, suy nghĩ lạc quan hơn để có thể dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết trong máu, nhờ đó ngăn chặn nguy cơ tái phát và khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Sau khi biết rõ về tình trạng bệnh của mỗi người thì bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc điều trị với liều lượng thích hợp. Việc dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát và làm thuyên giảm tốt các triệu chứng của bệnh. Hiện nay, đối với các trường hợp trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường sẽ được ưu tiên dùng một số loại thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì thế trong quá trình sử dụng, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm theo các chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.

3. Thay đổi lối sống tích cực hơn

Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp cải thiện trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường thì người bệnh cũng cần phải nhanh chóng thay đổi lối sinh hoạt. Chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phòng chống nguy cơ tái phát bệnh. Nếu những trường hợp bị tiểu đường và có kế hoạch tốt trong lối sống thì sẽ giúp hạn chế nguy cơ phát triển các triệu chứng của trầm cảm.

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Mỗi ngày 30 phút tập yoga sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Để có được một lối sinh hoạt lành mạnh và khoa học, bạn cần thực hiện một số điều sau đây:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mỗi người bệnh mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn các bộ môn vận động thích hợp, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, yoga, thái cực quyền, bơi lội,…Quá trình vận động sẽ giúp sản sinh ra nhiều hormone tạo cảm giác hạnh phúc, kích thích tế bào não, hỗ trợ giảm cân, giảm lượng đường huyết.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho não bộ. Nếu cảm thấy chán ăn hãy ưu tiên chế biến các món ăn dạng lỏng, chia nhỏ khẩu phần ăn và đa dạng các món ăn hàng ngày để cảm thấy hứng thú hơn trong việc ăn uống.
  • Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Nếu cảm thấy khó ngủ có thể thử áp dụng các liệu pháp thư giãn như ngâm chân với nước ấm, sử dụng tinh dầu thơm, nghe nhạc, ngồi thiền,…Tốt nhất bạn nên duy trì thói quen ngủ và thức cùng một thời điểm trong ngày (kể cả ngày nghỉ) để có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học thật tốt.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Cũng bởi quá trình điều trị tiểu đường cần phải tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được những thành công như mong đợi. Chính vì thế, bạn cần phải biết cách điều chỉnh và cân bằng tâm trí để phòng ngừa nguy cơ bị trầm cảm.
  • Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Chính vì thế, khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì nên tìm một ai đó để giải bày tâm sự. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.

Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Hi vọng qua thông tin của bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được cách phòng chống và điều trị hiệu quả để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *