Mẹo vượt qua tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu được xem là một chấn thương ảnh hưởng lớn đến ý thức về bản thân, khả năng tin tưởng và khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh của trẻ. Hơn nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần nên cần sớm có biện pháp can thiệp điều trị để giúp trẻ chữa lành tổn thương.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có thể khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc và ảnh hưởng đến cả khi trưởng thành

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì?

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu còn được gọi là bỏ mặc tình cảm thời thơ ấu (Childhood Emotional Neglect – CEN). Tình trạng này xảy ra khi cha mẹ bỏ mặc cảm xúc cũng như nhu cầu tình cảm của bạn. Có nghĩa là họ không để ý bạn đang cảm thấy gì và cũng không hỏi về cảm xúc của bạn, không kết nối với bạn ở mức độ tình cảm hoặc không xác nhận đủ cảm xúc của bạn.

Cha mẹ bỏ bê tình cảm thường không có ý tưởng về việc họ bỏ mặc cảm xúc của con cái. Họ thường là những người có xu hướng làm ngơ trước những cảm xúc nói chung. Bao gồm cả cảm xúc của chính họ, của bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và con cái. Họ có thể vẫn quan tâm, muốn làm hết sức mình cho con cái và không biết về những gì họ đang thiếu sót.

Chính điều này khiến cho tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu khó phát hiện ra. Bởi cha mẹ vẫn thật sự “đủ tốt” theo cách dễ thấy nhất. Họ có thể cung cấp cho bạn một ngôi nhà, đủ đầy quần áo, thức ăn hay thậm chí là những chuyến đi chơi. Tuy nhiên họ lại không nói chuyện thẳng thắn với bạn về những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Đồng thời cũng không xoa dịu cảm xúc của bạn hay dạy bạn cách để gọi tên hoặc quản lý cảm xúc của mình.

Những đứa trẻ bị thiếu hụt cảm xúc có thể vẫn có đủ những cái ôm hôn, có đủ tiền, đủ thức ăn và quần áo. Tuy nhiên gia đình lại không cung cấp đủ cho trẻ nhận thức về tình cảm, lòng trắc ẩn hay sự chăm sóc về mặt cảm xúc tinh thần.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là một trải nghiệm vô hình, đôi khi không thể nhớ được. Dù bạn không nhận ra được nó thì nó vẫn có thể bám theo bạn giống như một đám mây xám xịt và phủ bóng tối lên cuộc đời bạn.

Khi bước vào tuổi trưởng thành có thể bạn mới bắt đầu nhận ra có điều gì đó không ổn nhưng bạn vẫn không chắc chắn đó là gì. Bạn có thể sẽ thử suy ngẫm lại tuổi thơ để tìm kiếm câu trả lời nhưng vẫn không thể nào có đáp án. Tuy nhiên nên nhớ rằng mọi thứ không phải lỗi của bạn, một khi bạn hiểu rõ vấn đề thì bạn vẫn có thể được chữa lành.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Việc cha mẹ bỏ rơi cảm xúc hay không đáp ứng đầy đủ nhu cầu tình cảm của con cái có thể do nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, họ là nạn nhân của CEN và tiếp tục áp đặt cách nuôi dạy của cha mẹ lên con cái của chính họ. Ngoài ra, cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực cơm áo gạo tiền hoặc các vấn đề tâm lý khác cũng có thể liên quan.

vì sao trẻ bị thiếu hụt cảm xúc
Những đứa trẻ sống cùng cha mẹ độc đoán có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Dưới đây là một số mẫu cha mẹ độc hại thường bỏ rơi cảm xúc của con cái và khiến trẻ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu:

  • Cha mẹ độc đoán: Họ nuôi dạy con cái dựa trên những yêu cầu rất thiếu linh hoạt. Những quy tắc, giới hạn và sự trừng phạt mà họ đặt ra dường như không thể thay đổi.
  • Cha mẹ ái kỷ: Họ thể hiện sự vượt trội, tự tin và yêu mến bản thân thái quá. Cha mẹ ái kỷ rất dễ bị tổn thương và luôn đòi hỏi sự hoàn hảo từ con cái. Hoặc ít nhất là con cái không được khiến họ khó chịu.
  • Cha mẹ dễ dãi: Nhìn theo hướng tích cực thì họ chỉ muốn con cái mình được hạnh phúc. Tuy nhiên có thể họ chỉ đơn giản là không muốn phải thực hiện trách nhiệm nuôi dạy con cái.
  • Cha mẹ trầm cảm: Họ thường mất tích trong cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên khi có mặt thì họ lại có thể biểu hiện cáu kỉnh hoặc bực bội.
  • Cha mẹ cầu toàn: Họ có xu hướng tin rằng con cái của mình có thể làm được nhiều hơn hoặc tốt hơn. Con cái của những bậc cha mẹ cầu toàn có thể lớn lên trở thành những người đặt kỳ vọng quá cao và không thực tế cho bản thân. Điều này dẫn tới lo lắng về cảm giác không bao giờ là tốt đẹp và đầy đủ.
  • Cha mẹ vắng mặt: Các bậc cha mẹ vắng mặt có thể bị loại khỏi cuộc sống của trẻ vì nhiều lý do. Chẳng hạn như chết, ly hôn, bệnh tật, làm việc nhiều giờ hay thường xuyên đi công tác. Con cái của họ phải tự nuôi mình khôn lớn, chúng có xu hướng độc lập và chịu trách nhiệm quá mức.

Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là một vấn đề rất khó để nhận ra. Có thể chính đứa trẻ cũng không hay biết rằng cảm xúc của mình đã bị bỏ rơi, bởi nó không phải là một tổn hại dễ thấy. Đứa trẻ có thể vẫn lớn lên bình thường và dần quên mất những lần kết nối cảm xúc hời hợt với cha mẹ.

CEN có thể không tạo ra những vết thương đau đớn nhưng nó để lại một khoảng trống trong tâm thức đứa trẻ. Tuy không quá kinh khủng nhưng nó có thể khiến cho nhiều người trưởng thành gặp phải trở ngại lớn trong đời sống tinh thần, cảm xúc.

dấu hiệu bị bỏ mặc cảm xúc
Tổn thương do bị bỏ mặc cảm xúc khiến trẻ luôn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và luôn tự trách bản thân

Một số dấu hiệu cho thấy một người có thể bị bỏ rơi cảm xúc thời thơ ấu bao gồm:

  • Cảm giác trống rỗng dai dẳng: Được thể hiện khác nhau ở mỗi người. Có thể là cảm giác trống rỗng ở bụng hoặc ngực. Cũng có thể được mô tả giống như cảm giác tê liệt, thờ ơ và không được thỏa mãn. Cảm giác này có thể xuất hiện khi một người cảm thấy một điều gì đó quan trọng đang bị thiếu từ sâu bên trong họ.
  • Ác cảm với việc phụ thuộc vào người khác: Từ chối sự giúp đỡ từ người khác là một dấu hiệu rất phổ biến ở những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu. Khi trẻ em biết rằng chúng không thể dựa vào cha mẹ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của mình thì việc phải phụ thuộc vào người khác có thể sẽ trở thành nguồn gốc cho sự lo lắng.
  • Nhận thức sai lệch về bản thân: Những người bị CEN thường chấp nhận những lời chỉ trích gay gắt về cách mà họ nhìn nhận bản thân. Khi trẻ em không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ có thể ảnh hưởng tới cách chúng nhìn nhận về bản thân. Kết quả là ở tuổi trưởng thành chúng có thể có lòng tự trọng thấp, làm tê liệt sự nghi ngờ bản thân và mắc hội chứng kẻ mạo danh.
  • Thiếu lòng từ bi với bản thân: Nếu bạn có nhiều lòng trắc ẩn với người khác nhưng lại chật vật để tìm kiếm ân huệ tương tự cho chính mình thì có thể là do tiền sử thiếu hụt tình cảm thời thơ ấu. Người bị CEN thường tốt bụng và cảm thông với bạn bè cũng như gia đình của họ nhưng lại nhẫn tâm khi nói về bản thân.
  • Cảm giác tội lỗi, xấu hổ và tự trách bản thân: Những người bị CEN thường thấy những cảm xúc này một cách nhất quán. Đây là những biểu hiện của tổn thương kéo dài có liên quan đến bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu.
  • Khó xác định và thể hiện cảm xúc: Nếu thời thơ ấu bạn cảm thấy tình cảm và cảm xúc của mình không có giá trị thì bạn có thể nghĩ rằng bạn phải học cách chôn vùi chúng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình bạn và các mối quan hệ lãng mạn.
  • Nhạy cảm với sự từ chối: Đây có thể là một biểu hiện phổ biến ở những người trưởng thành từng bị thiếu hụt tình cảm thời thơ ấu. Sự từ chối có thể giống như bị bỏ rơi, điều này thường gây đau đớn cho những người CEN, nhất là khi bị chính người chăm sóc từ chối.
  • Cảm thấy khác biệt với những người khác: Người bị CEN sẽ trải qua cảm giác như thể có điều gì đó không ổn với họ. Tuy nhiên họ lại phải vật lộn để xác định điều đó là gì và tại sao nó xảy ra. Triệu chứng này phổ biến bởi sự bỏ mặc tình cảm có thể cản trở ý thức về bản thân cũng như các mối quan hệ của một người.
  • Rất khó để trở nên quyết đoán: Tính quyết đoán cho phép mọi người vận động vì bản thân và nhu cầu của họ. Sự thiếu quyết đoán có thể xuất hiện trong các mối quan hệ, sự nghiệp, công việc,… Điều này phổ biến ở những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.
  • Trải qua các tổn thương khác: Những người bị CEN có thể phải trải qua các tình huống đau thương khác hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu cho thấy, người CEN dễ bị bạn tình bạo hành hơn và dễ phát triển chứng rối loạn ăn uống. Ngoài ra trải nghiệm bị bỏ mặc tình cảm có thể dẫn tới chứng trầm cảm và lo âu mãn tính.

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có ảnh hưởng gì?

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu chính là hệ quả của việc trẻ em bị cha mẹ bỏ mặc tình cảm. Đây là một hình thức ngược đãi tâm lý. Đồng thời cũng là một trong những kiểu lạm dụng thời thơ ấu phổ biến nhất.

Mặc dù không có những sự kiện đau buồn công khai nhưng việc bị bỏ mặc cảm xúc khi còn nhỏ có thể gây tổn thương không kém gì việc lạm dụng. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, CEN có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần trên phạm vi rộng nhất trong số các loại ngược đãi thời thơ ấu.

CEN có liên quan tới các kết quả bất lợi về thể chất, tâm lý và giáo dục. Hậu quả ngắn hạn của việc bỏ bê bao gồm gia tăng nguy cơ đối với các hành vi hướng nội và hướng ngoại thời thơ ấu. Đồng thời làm chậm phát triển nhận thức và cảm xúc.

Amygdala là phần não chịu trách nhiệm trong việc học hỏi ý nghĩa cảm xúc. Nó sẽ ảnh hưởng tới phản ứng cảm xúc đối với các kích thích từ môi trường. Khi một đứa trẻ trải qua sự thiếu hụt cảm xúc nghiêm trọng trong quá trình phát triển trí não ban đầu thì hạch hạnh nhân sẽ trở nên lớn hơn về khối lượng và phản ứng nhanh hơn.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến nhận thức và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý – tâm thần

Kết quả là những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ bỏ bê cảm xúc sẽ có xu hướng có kết quả sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn trong thời gian dài. Khi một đứa trẻ nhận ra rằng chúng đang bị bỏ rơi về mặt tình cảm thì chúng có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần cao gấp đôi ở tuổi 15.

Các rối loạn tâm thần có thể mắc phải bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, ám ảnh, rối loạn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Thanh thiếu niên bị bỏ bê về mặt tình cảm có nhiều khả năng lạm dụng chất kích thích, kết quả học tập kém, hoạt động tình dục mạo hiểm và có ý định tự tử.

Sự bỏ bê về mặt cảm xúc thường mang tính chuyển thế hệ. Tức là những bậc cha mẹ bị chính cha mẹ ruột bỏ bê cảm xúc thường có xu hướng áp dụng phong cách nuôi dạy con cái tương tự như của cha mẹ họ khi nuôi dạy con cái của họ. Hậu quả là những đứa trẻ sẽ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

Tự chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Phục hồi sau sự thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu được cho là một quá trình cần có nhiều thời gian và năng lượng. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho bạn:

1. Tò mò về bản thân

Sự tò mò chính là liều thuốc giải cho sự phán xét. Nhiều người từng trải qua tuổi thơ bị bỏ rơi tình cảm thường cực kỳ khắt khe với bản thân. Họ tự đánh giá hành vi của mình một cách nghiêm khắc. Thay vì phán xét các hành vi của bản thân thì bạn nên tò mò xem chúng đến từ đâu.

Khi bạn thấy mình đang cư xử theo cách mà bản thân không thích thì hãy tự hỏi rằng bạn đang cảm thấy gì và liệu rằng bạn có đang bị nhắc nhở về bất cứ điều gì đau đớn trong quá khứ hay không. Chính sự tò mò về bản thân sẽ cho phép bạn nhìn nhận và nhận thức về vấn đề sâu sắc hơn.

2. Gắn kết cơ thể của bạn

Cảm xúc được thể hiện qua chính cơ thể của bạn. Cơ thể con người lưu giữ cả cảm xúc và những tổn thương. Nhiều người từng trải qua thời thơ ấu bị thiếu hụt cảm xúc học cách tách biệt hoặc tắt kết nối các phản ứng cảm xúc với thể chất của họ.

Một phần của quá trình hồi phục chính là phải gắn kết cảm xúc với cơ thể một cách lành mạnh. Yoga được cho là một cách tuyệt vời để giúp cho cơ thể và tâm trí của bạn trở nên gắn kết hơn.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tập Yoga thường xuyên có khả năng làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ngoài ra, Thái cực quyền và Khí công cũng có nghiên cứu sơ bộ cho thấy những lợi ích tương tự đối với những người có triệu chứng liên quan tới chấn thương thời thơ ấu.

chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu
Tập Yoga có thể giúp cơ thể, tâm trí và cảm xúc của bạn gắn kết hơn

3. Tò mò về những người xung quanh

Sự tò mò về những người xung quanh cho phép mở ra những kết nối thực sự. Để bảo vệ bản thân khỏi bị từ chối hoặc xấu hổ thì nhiều người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu tự tạo ra rào cản cảm xúc giúp họ cảm thấy an toàn.

Tuy nhiên, bức tường bảo vệ này cũng có thể khiến họ giữ khoảng cách với mọi người. Điều này gây hại cho sự kết nối và các mối quan hệ. Sự tò mò về những người xung quanh cho phép bạn chủ động đặt câu hỏi và thực sự tương tác với những người khác.

4. Xây dựng trí tuệ cảm xúc

Cha mẹ lơ là về mặt cảm xúc thường sẽ không cung cấp cho trẻ một khuôn khổ về trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc đề cập tới khả năng nhận biết và phân biệt cảm xúc trong chính bản thân bạn và đối với người khác,

Trí tuệ cảm xúc có thể được tăng lên bằng cách sử dụng danh sách cảm xúc nhằm xác định chính xác cảm xúc. Xác định những cảm xúc mà người khác đang cảm thấy cũng là một phương pháp hữu ích giúp gia tăng trí tuệ cảm xúc của chính bạn.

5. Học và thực hành các kỹ năng

Đây cũng là giải pháp rất tốt cho những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu. Một đứa trẻ bị bỏ mặc cảm xúc thường sẽ không có cơ hội học các kỹ năng điều tiết từ cha mẹ hay những người chăm sóc chúng. Do đó, điều quan trọng là cần phải học các kỹ năng điều tiết. Đây cũng chính là nền tảng để giúp bạn hoạt động tốt trong xã hội.

Kỹ năng điều tiết bao gồm các bài tập giúp bạn xây dựng tốt khả năng cảm nhận cảm xúc của bạn mà không để phản ứng của cơ thể tiếp nhận. Bạn có thể áp dụng kỹ năng thở, bài tập thư giãn hoặc phương pháp tiếp đất. Chúng đều mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Tâm lý trị liệu đối với thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu gây ra khó khăn trong việc hiểu cảm xúc cũng như các mối quan hệ. Để chữa lành hiệu quả tổn thương thời thơ ấu do thiếu hụt cảm xúc gây ra cần áp dụng nhiều liệu pháp khác nhau.

Bên cạnh việc xây dựng trí tuệ cảm xúc, phát triển các kỹ năng điều tiết phù hợp và hình thành các mối quan hệ lành mạnh thì bạn cần áp dụng một số giải pháp chuyên sâu hơn. Trong đó, tâm lý trị liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu cần can thiệp trị liệu
Tâm lý trị liệu đóng vai trò quan trọng đối với chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Một số liệu pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:

1. Trị liệu cá nhân

Bạn cần tìm kiếm một chuyên gia tư vấn tâm lý đã có kinh nghiệm đối với việc giải quyết sự ràng buộc, tổn thương hay bị bỏ mặc. Đây là một trong những cách tốt nhất để chữa lành những ảnh hưởng của việc thiếu hụt tình cảm thời thơ ấu.

Liệu pháp cá nhân sẽ cung cấp tất cả kỹ năng đối phó cũng như xây dựng kỹ năng điều chỉnh. Điều này cho phép một người kiểm soát các triệu chứng mà hiện tại họ đang gặp phải liên quan đến việc bị bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu.

Liệu pháp hiệu quả cũng sẽ cho phép thân chủ tìm hiểu về quá khứ. Từ đó dễ dàng khám phá ra những khuôn mẫu có thể hữu ích vào thời điểm đó. Chẳng hạn như một đứa trẻ bỏ đi để tránh nỗi đau khi cha mẹ từ chối nhu cầu quan tâm hay nuôi dưỡng chúng.

Liệu pháp cá nhân có thể cho phép tạo ra một môi trường an toàn để một người được học và thực hành cách cảm nhận cảm xúc. Đồng thời thực hành cách điều chỉnh phản ứng của họ cho phù hợp.

Trong khi có nhiều phương thức trị liệu khác nhau tồn tại thì Liệu pháp tâm lý dựa trên thành phần (Component Based Psychotherapy – CBP) được thiết kế đặc biệt để điều trị lạm dụng và bỏ bê tình cảm thời thơ ấu.

Ngoài ra, Liệu pháp Giải mẫn cảm và Tái xử lý Chuyển động Mắt (EMDR) cũng cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc giúp thân chủ xử lý các sự kiện đau thương thời thơ ấu. Bao gồm cả việc thiếu hụt cảm xúc.

2. Trị liệu gia đình

Liệu pháp gia đình, nhất là liệu pháp gia đình dựa trên mô hình truyền thống gia đình thừa nhận rằng, cuộc đấu tranh của một người trong gia đình sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống gia đình. Do đó, sự chữa lành đến bằng cách cả gia đình cùng nhau tham gia vào quá trình trị liệu là rất hiệu quả.

Liệu pháp gia đình sẽ tạo điều kiện cho các thành viên lắng nghe nhau. Đồng thời làm việc cùng nhau để có thể trở thành một hệ thống lành mạnh hơn. Ngoài ra liệu pháp này còn cung cấp cho cha mẹ những cách chữa lành vết thương từ thời thơ ấu của chính họ. Từ đó điều chỉnh cách nuôi dạy con cái của họ để cung cấp một mô hình sức khỏe cảm xúc mới trong gia đình.

liệu pháp gia đình
Liệu pháp gia đình mang lại nhiều lợi ích cho những người bị bỏ bê cảm xúc thời thơ ấu

3. Liệu pháp nhóm

Tìm kiếm các nhóm hỗ trợ hoặc liệu pháp nhóm có thể sẽ giúp xây dựng kết nối và giảm bớt sự cô đơn. Liệu pháp nhóm cung cấp cho những người tham gia khả năng xác định và liên hệ với nhau trong một môi trường an toàn.

Trong bối cảnh của một nhóm, các kỹ năng được dạy và các thành viên trong nhóm có cơ hội được thừa nhận cũng như khẳng định cảm xúc của họ. Họ sẽ dễ dàng nhận ra rằng trải nghiệm của bản thân không phải là duy nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm giác cô đơn và bị cô lập.

4. Các lớp dạy con cái

Các lớp học về nuôi dạy con cái có thể là một cách rất tuyệt vời để giúp cha mẹ xây dựng kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ cho con cái về mặt tinh thần. Các lớp học này sẽ dạy cha mẹ về sự phát triển của trẻ em, kỷ luật lành mạnh, các để nuôi dưỡng và hỗ trợ trẻ em về mặt cảm xúc.

Các bậc cha mẹ bị bạo hành hoặc bỏ bê thản thân có thể thấy các lớp học về nuôi dạy con cái là đặc biệt hữu ích. Ngoài ra, hiện nay trên mạng xã hội cũng có nhiều sách và tài nguyên về nuôi dạy con cái. Cha mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo thêm.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho quá trình phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Việc can thiệp điều trị kịp thời có thể giúp trẻ chữa lành tổn thương và có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài các giải pháp tự lực thì việc can thiệp tâm lý trị liệu là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *