Tìm hiểu về chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ gặp phải các vấn đề bệnh lý thần kinh, phổ biến nhất là tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ. Nếu các triệu chứng của bệnh liên tục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với tâm sinh lý của trẻ nhỏ. 

rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ
Rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ nếu cứ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập của trẻ.

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ là gì?

Hệ thần kinh thực vật sẽ bao hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, đây là các cơ quan nắm giữ vai trò quan trọng của cơ thể chịu sự chi phối của bộ phận thần kinh mang tính chất tự động. Chẳng hạn như cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, bài tiết, hoạt động tuần hoàn, mồ hôi,…là các hoạt động không theo như ý muốn của con người.

Nếu hai hệ thống của hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng bị rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh trung ương và não bộ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề bất ổn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý để kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Xét về mặt y học cổ truyền thì tình trạng rối loạn thần kinh thực vật chính là các rối loạn chức năng của não bộ xuất phát từ những hoạt động kích thích ngoài mong muốn, quá stress, áp lực hoặc sau khi trải qua giai đoạn bị bệnh nghiêm trọng kéo dài dai dẳng. Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, lo sợ, hồi hộp, tim đập nhanh liên tục.

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ – Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở người trưởng thành đa phần sẽ xuất phát từ các căng thẳng kéo dài không được khắc phục tốt hoặc do bệnh tiểu đường, Parkinson,…gây ra. Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc phải chứng bệnh này vẫn chưa thực sự được xác định một cách rõ ràng.

Một số nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ được nhắc đến như sau:

  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý như ung thư do xạ trị hoặc hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,  hội chứng Sjogren,…
  • Sự tổn thương của các dây thần kinh sau khi tiến hành phẫu thuật các vùng ở cổ hoặc đã qua các cuộc xạ trị.
  • Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền từ mẹ sang con.
  • Một số số loại thuốc điều trị cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ và làm khởi phát chứng bệnh này, ví dụ như thuộc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Rối loạn tâm sinh lý cũng có thể là yếu tố gây bệnh, nếu trẻ nhỏ thường xuyên phải đối diện với các áp lực học tập, gia đình hoặc đang từng trải qua các sự kiện sang chấn tâm lý nặng nề thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn thần kinh thực vật

Những trường hợp trẻ nhỏ bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng ở những cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ hô hấp. Cụ thể như sau:

rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ
Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ hay chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi
  • Hệ thần kinh: Triệu chứng thường thấy nhất ở những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật đó chính là trẻ hay kêu chóng mặt, đau đầu, luôn có cảm giác buồn bực, lo lắng, bồn chồn. Ngoài ra, trẻ còn mất sự tập trung, suy giảm khả năng chú ý, trí nhớ kém, từ đó kết quả học tập cũng dần trở nên sa sút và không theo kịp các bạn cùng trang lứa.
  • Hệ tiêu hóa: Chứng rối loạn thần kinh thực vật sẽ khiến trẻ nhỏ phải đối diện với rất nhiều các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ sẽ thường chán ăn, ăn uống không ngon miệng, bị đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón. Cũng bởi những sự rối loạn về hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa mà trẻ sẽ chậm phát triển về mặt thể chất, có thể ốm yếu, gầy gò hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Hệ tim mạch: Trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy choáng váng, dễ bị ngất đi vì hụt hơi, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh liên hồi hoặc có thể rất chậm, huyết áp thay đổi bất thường,…Các triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đối với các sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ, đồng thời khiến kết quả học tập của trẻ bị ảnh hưởng không ít.
  • Hệ tiết niệu: Đây cũng là cơ quan chịu nhiều sự ảnh hưởng nếu trẻ nhỏ mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Lúc này trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát khả năng tiểu tiện của bản thân, lâu ngày có thể gây nên tình trạng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, quá trình tiết mồ hôi ở trẻ cũng sẽ gia tăng, khiến tay chân luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó cầm nắm mọi vật nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
  • Hệ hô hấp: Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây ra một số triệu chứng bất ổn như co thắt cơ trên phế quản, hụt hơi, khó thở, tức ngực, ngạt mũi.

Tuy rằng chứng rối loạn này không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể làm ảnh hưởng và gây xáo trộn chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời, đối với các trường hợp bị rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ nhỏ còn làm suy giảm và cản trở đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của các em. Cũng chính vì thế mà các sinh hoạt đời sống, quá trình học tập của trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ

Như đã chia sẻ ở trên, chứng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và đời sống của trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và khắc phục tốt sẽ gây ra hàng loạt những tác động tiêu cực, làm suy giảm kết quả học tập, hạn chế về các hoạt động sinh hoạt đời sống của bệnh nhân.

Cũng chính vì thế, nếu cha mẹ hoặc người thân nhận thấy con trẻ có xuất hiện các biểu hiện bất thường nêu trên thì cần chủ động nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Nếu có thể kịp thời can thiệp và áp dụng tốt các biện pháp khắc phục hiệu quả thì sẽ giúp trẻ dần cải thiện được tình trạng sức khỏe, đẩy lùi được chứng rối loạn này.

Sau khi tiến hành thăm khám và biết rõ được tình trạng của trẻ thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất. Thông thường, đối với các trường hợp rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc đế lựa chọn kê đơn thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.

Theo đó, một số loại thuốc chống loạn thần sẽ được chỉ định sử dụng phổ biến trong các trường hợp này. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được an toàn cho trẻ nhỏ. Cũng bởi hầu hết những loại thuốc này điều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên cần phải thật cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

Các bậc phụ huynh nên chú ý và tuân thủ đúng theo quy định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Nếu trong thời gian điều trị bằng thuốc trẻ có xuất hiện các dấu hiệu bất thường gì thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý và khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo Đông y thì rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ cần phải được điều trị theo các thẻ bệnh khác nhau, chẳng hạn như ninh tâm an thần, trừ đàm khai hết giải uất định chí, hòa vị hóa đàm, thanh dưỡng tâm thần, giải uất,….Thông thường, các thầy thuốc Y học cổ truyền sẽ thăm khám và sử dụng một số vị thuốc như viễn chí, táo nhân, đương quy, mộc hương, hoàng kỳ, bạch truật, nhân sâm, phục thần, long nhãn,….

rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ
Ngoài việc dùng thuốc, trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật cũng cần được xây dựng lại lối sống lành mạnh hơn.

Ngoài việc áp dụng tốt các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học cho trẻ. Một số lưu ý như sau:

  • Cho trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua thực đơn ăn uống hàng ngày, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tươi sống, sạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ và hệ thần kinh.
  • Rèn luyện thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao cho trẻ. Tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, các câu lạc bộ dựa trên sở thích của trẻ hoặc đơn giản trò chơi vận động tại nhà.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ, cũng bởi những trẻ bị rối loạn hệ thần kinh thực vật thường dễ rơi vào trạng thái mất ngủ. Cha mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh giường ngủ, lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh, đặt thêm một ít tinh dầu thơm để trẻ ngủ ngon hơn. Trước khi đi ngủ có thể cho trẻ ngâm chân với nước ấm, uống một ly sữa ấm hoặc nghe nhạc thiền để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Hỗ trợ trẻ lên kế hoạch học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế tình trạng bị căng thẳng kéo dài.
  • Cha mẹ cũng nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ với con để có thể gắn kết và gia tăng tình cảm gia đình. Đồng thời có thể sớm phát hiện các bất ổn trong suy nghĩ, hành vi của trẻ nhỏ để điều chỉnh phù hợp.

Thông tin trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về chứng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ và đề ra một số hướng điều trị phù hợp. Cha mẹ cần phải quan tâm và đồng hành với con trong suốt quá trình cải thiện bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *